Cạnh tranh SGK: Giá phải do nhà cạnh tranh quyết định

Cạnh tranh SGK: Giá phải do nhà cạnh tranh quyết định

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 02/10/2022 | 09:00
0
Nếu Nhà nước tham gia vào việc định giá chuyên gia lo ngại rằng sẽ giống với thời kỳ độc quyền SGK như trước kia.

Sau 3 năm thực hiện, đến nay Luật Giáo dục liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý sách giáo khoa (SGK), từ cơ chế độc quyền sang cơ chế thực hiện xã hội hóa vẫn gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Phía nhà xuất bản khẳng định đã cố gắng tiết chế chi phí để biểu giá ở mức thấp nhất, nhưng mỗi đầu năm học, phụ huynh vẫn “than trời” vì phải trả gấp đôi, gấp ba cho việc mua sách.

Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam

Điểm đầu tiên, nói về chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất SGK hiện nay ông Nguyễn Tiến Thoả cho rằng đó là những quyết sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của phát triển.

So sánh với giai đoạn độc quyền chuyên gia cho biết: “Trước kia để thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý kinh tế thì SGK được xếp vào loại hàng hóa thuộc lĩnh vực độc quyền. Để đảm bảo, Nhà nước sản xuất kinh doanh và giao cho duy nhất Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam quyền sản xuất, phát hành SGK cung ứng ra thị trường theo giá do Nhà nước quy định”.

Cơ chế độc quyền ấy tuy đã đưa lại những tác dụng tích cực nhất định trong việc cung ứng SGK đáp ứng nhu cầu của thị trường đất nước trong giai đoạn trước đó. “Nhưng việc được vận hành trong một thời gian khá dài, không được thay đổi dần đã bộc lộ những khiếm khuyết, thậm chí gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội và nó đã trở nên lỗi thời không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội vì vậy đòi hỏi phải có sự thay đổi”, ông Thoả bày tỏ.

Giáo dục - Cạnh tranh SGK: Giá phải do nhà cạnh tranh quyết định

Xã hội hoá nhằm hạn chế việc độc quyền SGK.

Khó tránh chênh lệch giá trong bước đầu chuyển đổi

Đến nay, chúng ta khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK, thực hiện một chương trình, nhiều SGK được coi mang tính đột phá. Theo chuyên gia, quyết định này chính là chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế cạnh tranh nhằm khai thác, phát huy, sử dụng nguồn lực của xã hội có hiệu quả.

Từ đây tạo động lực thúc đẩy các tổ chức, cá nhân có tâm huyết, năng lực sáng kiến biện soạn SGK để tạo ra các bộ sách giáo khoa phong phú, đa dạng, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, câu chuyện để SGK – mặt hàng có tính chất khá đặc thù được vận hành theo cơ chế thị trường khiến nhiều người lo ngại có sự thổi giá của nhà xuất bản, thậm chí ảnh hưởng đến mục tiêu phổ cập giáo dục cho trẻ em.

Lý giải điều này ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng sự bức xúc, thậm chí không đồng tình của dư luận xã hội về giá SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới cao gấp 2-3 lần giá SGK cũ là điều dễ hiểu và có thể chia sẻ được.

“Nhưng tôi cho rằng khi xem xét bản chất của vấn đề thì sự chênh lệch cao hơn của SGK theo Chương trình GDPT mới so với SGK cũ là không tránh khỏi trong bước đầu chuyển đổi”, ông Thoả nói.

Ở đây, chuyên gia cũng nêu những nguyên nhân khách quan tác động đến mức giá SGK. Trước tiên, khẳng định rằng thay đổi rõ ràng nhất đó là yêu cầu cũng như chương trình GDPT, quy trình biên soạn SGK mới cũng khác so với SGK cũ.

Bên cạnh đó, khi chuyển cơ chế SGK mới không còn được Nhà nước bao cấp ở một số khâu như SGK cũ mà phải thực hiện nguyên tắc tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường, vì vậy ông Nguyễn Tiến Thoả khẳng định “Điều đó sẽ làm cho chi phí sản xuất SGK mới chắc chắn cao hơn SGK cũ”.

Chưa kể các chi phí đầu vào để sản xuất SGK mới hiện nay đã tăng cao hơn khá nhiều so với chi phí đầu vào tính giá SGK cũ cách đây hàng chục năm.

Nhà xuất bản cũng phải lo liệu các chi phí đầu tư tổ chức biên soạn, bỏ vốn đầu tư, chi phí tổ chức giới thiệu sách tại các địa phương, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị sách, bồi dưỡng, tập huấn sử dụng sách… Trong khi đối với SGK cũ không phải bỏ ra khoản chi này thì SGK mới các nhà xuất bản phải đầu tư cho chi phí này.

Giáo dục - Cạnh tranh SGK: Giá phải do nhà cạnh tranh quyết định (Hình 2).

SGK hiện nay không còn là pháp lệnh như trước kia.

Cơ chế cạnh tranh Nhà nước chỉ can thiệp "mềm"

Nhiều kiến nghị cho rằng Dự thảo Luật Giá sửa đổi nên đưa mặt hàng SGK vào danh mục Nhà nước định giá, ông Thoả phân tích: “Nếu đã chuyển đổi cơ chế sản xuất phát hành SGK từ độc quyền sang xã hội hóa, đi liền với nó là đổi mới cơ chế quản lý giá từ cơ chế độc quyền sang giá của hình thái thị trường cạnh tranh thì chúng ta cần phải có một cơ chế giá phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường”.

Ở đây nguyên tắc đó là cơ chế độc quyền thì Nhà nước cần quyết định giá là đúng để ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp để ấn định giá độc quyền. Nhưng nếu là cơ chế cạnh tranh thì giá hàng hóa phải là giá cạnh tranh do các nhà cạnh tranh quyết định.

“Đối chiếu với nguyên tắc đó vào việc sản xuất SGK chúng ta thấy hiện nay việc sản xuất SGK đã chuyển sang cơ chế có cạnh tranh thì Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp bằng việc quy định giá mà để thị trường quyết định mức giá”, ông Thoả nêu rõ quan điểm.

Có thể thấy rằng thị trường quyết định mức giá không chỉ phù hợp với bản chất nguyên lý hình thành giá trong thị trường cạnh tranh mà còn phù hợp với cơ chế điều tiết giá thị trường thực tiễn nước ta đang nhất quán theo đuổi.

Và chính sự cạnh tranh sẽ tạo ra động lực sáng tạo, thúc đẩy việc khuyến khích bỏ vốn đầu tư sản xuất SGK. Khuyến khích áp dụng các biện pháp kinh tế kỹ thuật, quản lý tiên tiến để giảm chi phí hạ giá thành và giá bán góp phần thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng SGK.

Giáo dục - Cạnh tranh SGK: Giá phải do nhà cạnh tranh quyết định (Hình 3).

Phụ huynh băn khoăn trước việc giá SGK mới tăng gấp đôi so với trước kia.

Nhưng ở chiều ngược lại, chuyên gia cũng nói thêm thị trường định giá SGK không phải là Nhà nước buông hoặc thả nổi để thị trường tự điều tiết mà Nhà nước vẫn phải quản lý giá của loại hàng hóa này bằng hình thức can thiệp “mềm” để điều tiết mức giá nhằm ngăn ngừa việc xảy ra tình trạng các nhà xuất bản muốn định giá thế nào cũng được.

Trên thực tế, có rất nhiều tiêu chí để các nhà xuất bản căn định giá theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ căn cứ. Đó là các định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất SGK, Quy chế hướng dẫn tính giá do Bộ GD&ĐT ban hành. Các nhà xuất bản thực hiện việc đăng ký giá với cơ quan có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền thực hiện hậu kiểm các mức giá do các nhà xuất bản đăng ký.

Không thực hiện chính sách ASXH trong giá SGK

Trước câu hỏi vậy đâu là giải pháp để đôi bên cùng có lợi, Nhà nước có nên là cán cân trong câu chuyện này ? ông Nguyễn Tiến Thoả cho rằng giá SGK không chỉ ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới áp dụng cơ chế giá thị trường.

Ở đây ông nêu một vài ví dụ: “Tùy theo điều kiện của mình mà mỗi nước áp dụng các biện pháp khác nhau, cụ thể: có nước quy định “vòng đời” thay đổi sách và sử dụng sách – tức là xem xét 4-5 năm mới thay đổi SGK một lần; có nước thì thực hiện chinh sách cho vay, cho thuê sách, phát sách miễn phí”. Từ những kinh nghiệm đó, chúng ta có thể nghiên cứu chọn lọc biện pháp để áp dụng phù hợp với điệu kiện Việt Nam.

Giáo dục - Cạnh tranh SGK: Giá phải do nhà cạnh tranh quyết định (Hình 4).

Xã hội hoá SGK tạo động lực cho doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục.

Nhưng rất cần lưu ý thực hiện theo hướng hỗ trợ ngoài giá SGK cho các đối tượng sử dụng SGK, giúp họ thụ hưởng chính sách an sinh xã hội không bao cấp, bù giá, bù lỗ qua giá cho việc sản xuất, phát hành SGK – không thực hiện chính sách an sinh xã hội trong giá.

Nói kỹ hơn, chuyên gia cho biết: “Giá SGK vẫn phải thực hiện chính sách xã hội hóa, có cạnh tranh, bảo đảm để các nhà xuất bản SGK được thị trường thanh toán theo giá tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ theo tín hiệu thị trường mà họ đã tự bỏ nguồn lực của mình để đầu tư.

Giải pháp này nhằm khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách Nhà nước và để sản xuất, cung ứng SGK được tiến hành bình thường”.

Ngoài ra, cũng không bao cấp tràn lan cho tất cả các đối tượng sử dụng sách trong xã hội mà cần áp dụng các biện pháp điều tiết mức giá thị trường hợp lý, gắn với chính sách hỗ trợ kinh phí trực tiếp, có trọng tâm, trọng điểm để đối tượng được hỗ trợ từ chính sách an sinh xã hội có tiền mua SGK phục vụ học tập.

Ông Ngô Trần Ái: Định giá sách giáo khoa - cần cân nhắc, thận trọng

Thứ 5, 29/09/2022 | 22:26
Nhà xuất bản mong muốn việc định giá sách giáo khoa cần phải phù hợp với những điều kiện của thực tiễn.

Nhà xuất bản còn bị động trong cung ứng sách giáo khoa

Thứ 5, 29/09/2022 | 09:59
Đã có hàng nghìn các tác giả tham gia vào hoạt động biên soạn SGK trong thời gian qua để có chất lượng tốt nhất cho các bộ sách.

Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn năm 2022

Thứ 5, 15/09/2022 | 18:17
Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2022 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Cùng tác giả

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.
Cùng chuyên mục

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng dã man nữ sinh

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:49
Cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh và xúc phạm nữ sinh N.T.H.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:18
Việc đăng ký thử nhằm giúp các thí sinh tập dượt, làm quen với việc đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, từ đó hạn chế các sai sót, nhầm lẫn...
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024: Hôm nay trời dịu mát hay nắng nóng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (23/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.