Chuyên gia “hiến kế” đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng Covid cho trẻ

Chuyên gia “hiến kế” đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng Covid cho trẻ

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Chủ nhật, 12/06/2022 07:15

Thừa nhận thực trạng tiêm chủng vắc-xin Covid đang có dấu hiệu chững lại, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng cần có cách làm thuyết phục hơn, dựa trên cơ sở khoa học.

Hiện nay, số ca mắc Covid-19 hàng ngày đã giảm đáng kể, cuộc sống của người dân đã trở lại “bình thường mới”. Mặc dù vậy, công tác tiêm chủng phòng Covid-19 vẫn được Bộ Y tế thường xuyên nhắc nhở, đốc thúc các địa phương triển khai.

Tuy nhiên, có hiện tượng một số địa phương đề nghị không nhận vắc-xin Covid-19, hoặc tiêm chủng cho các trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi đang chững lại.

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, ĐBQH đoàn Hà Nội thừa nhận có thực trạng nêu trên. Lý do được đại biểu này đưa ra là dịch đã dịu đi, nước ta cơ bản đang kiểm soát tốt dịch Covid-19.

Thêm nữa, nhóm đối tượng tiêm đợt này là con, cháu – một thế hệ mà người làm bố mẹ, ông bà rất quan tâm, lo lắng vì lo ngại tác dụng phụ của vắc-xin.

Tiêu điểm - Chuyên gia “hiến kế” đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng Covid cho trẻ

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng tình hình tiêm chủng đang bị chững lại (Ảnh: Hoàng Bích).

Theo ông Trí, trên thực tế tiêm vắc-xin rất hữu ích trong phòng, chống dịch nhưng hậu quả lâu dài chưa ai biết sẽ thế nào. Đại biểu cho rằng sự ngần ngại, cân nhắc của phụ huynh là có lý, có tình và ông tôn trọng sự cân nhắc đó.

“Hiện, tình hình tiêm chủng đang bị chững lại, tôi biết Bộ Y tế đã có những đề nghị lên Chính phủ, có yêu cầu các tỉnh tiêm vắc-xin cho trẻ, đó là một sự cố gắng nhưng mang tính hành chính nhiều hơn”, ông Trí bày tỏ.

Đưa ra giải pháp để công tác tiêm chủng triển khai có hiệu quả, dưới góc độ nhà khoa học về y khoa, ông Trí cho rằng cần có cách làm thuyết phục hơn, đúng hơn, dựa trên cơ sở khoa học, chứ không phải dựa trên mệnh lệnh hành chính.

“Đó là làm xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 cho trẻ em trên diện rộng, bởi xét nghiệm này có chi phí không cao, chỉ cần lấy mẫu máu và xét nghiệm. Nếu trường hợp nào mà nồng độ kháng thể đã cao thì tạm hoãn hoặc thậm chí không cần tiêm chủng nữa, chỉ những trường hợp nào chưa có kháng thể mới nên tiêm. Cách làm đó nhẹ nhàng hơn rất nhiều và cơ sở khoa học đã được chứng minh", ông Trí nói.

Lý giải về việc làm xét nghiệm kháng thể trên diện rộng, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho biết về khoa học, qua 2 năm dịch bệnh, nhiều trẻ có thể đã bị nhiễm bệnh, có miễn dịch cộng đồng tự nhiên.

Tiêu điểm - Chuyên gia “hiến kế” đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng Covid cho trẻ (Hình 2).

Chỉ những trẻ nào không có kháng thể và kháng thể quá thấp mới tiêm (Ảnh: Phạm Tùng).

“Nếu trẻ đã có kháng thể nồng độ cao thì không cần phải tiêm vắc-xin ngay. Theo tôi, 6 tháng trẻ làm xét nghiệm một lần và yên tâm đi học, chỉ những trẻ nào không có kháng thể và kháng thể quá thấp mới tiêm. Như vậy, sẽ an toàn và tiết kiệm hơn”, ông Trí chia sẻ.

Theo vị đại biểu đoàn Hà Nội, nhiều nước trên thế giới đã làm như vậy, nên ông cho rằng đây là cách làm rất khoa học, an toàn nhất.

"Qua quá trình làm việc trực tiếp đối với các nhà khoa học nước ngoài cũng như những người đồng nghiệp, bạn bè tôi đang sinh sống ở nước ngoài, hầu hết họ cũng đều chia sẻ về cách làm này. Tôi xin khẳng định lại là với tư cách là một nhà khoa học đây là tư duy khoa học, hiệu quả và an toàn nhất có thể trong bối cảnh hiện nay.

Mong rằng Bộ Y tế có khuyến cáo điều chỉnh để người dân tiếp nhận thoải mái hơn, hiệu quả hơn, đúng đối tượng hơn”, ông Trí cho hay.

Trước đó, ngày 25/5, Bộ Y tế có Công điện 702/CĐ-BYT gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai tăng cường công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

Tại công điện này, Bộ Y tế nêu rõ: Nếu địa phương nào không tiếp nhận đủ vaccine sử dụng để tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và không rà soát đủ đối tượng thuộc diện phải tiêm, để xảy ra dịch tại địa phương thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tính đến ngày 21/5/2022, cả nước đã triển khai tiêm được hơn 219 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19; các địa phương đã nỗ lực tổ chức tiêm chủng trong thời gian qua đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả, đạt tỉ lệ tiêm chủng liều cơ bản cao.

Trong ngày 9/6 có 459.511 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 223.070.073 liều, trong đó:
 
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.450.082 liều: Mũi 1 là 71.484.861 liều; Mũi 2 là 68.811.639 liều; Mũi 3 là 1.507.293 liều; Mũi bổ sung là 15.022.222 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.861.548 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 762.519 liều.
 
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.500.529 liều: Mũi 1 là 8.948.211 liều; Mũi 2 là 8.552.318 liều.
 
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.119.462 liều: Mũi 1 là 4.489.178 liều; Mũi 2 là 630.284 liều.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.