Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định “nút thắt” của mỗi ngành

Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định “nút thắt” của mỗi ngành

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 30/10/2021 | 11:18
0
Theo ĐBQH Trần Hữu Hậu, cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những nút thắt thì cũng như ta xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được một số điểm nghẽn.

Xác định rõ các "nút thắt"

Sáng 30/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Góp ý về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, ĐBQH Trần Hữu Hậu (Đoàn Tây Ninh) bày tỏ, trong báo cáo số 424 của Chính phủ, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để Cơ cấu lại nền kinh tế được nêu khá rõ ràng, chi tiết, rộng và sâu. Phần tổ chức thực hiện ghi rõ: “Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, hoàn thành trước tháng 12/2021”.

Tại đầu cầu TPHCM, bên cạnh việc đánh giá cao báo cáo chi tiết của Chính phủ về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, báo cáo thẩm tra của Quốc hội đảm bảo khách quan và khoa học, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng: Chính phủ cần có kịch bản ứng phó không để kinh tế vĩ mô bất ổn, kiến nghị Chính phủ bình ổn giá xăng dầu, việc giải ngân đầu tư công cũng cần tập trung xử lý.

Đại biểu Ngân đề nghị Chính phủ chi tiền cho đội phản ứng nhanh để giúp các tỉnh giải ngân đầu tư công, cũng như sớm hoàn thiện cơ chế hoàn thiện liên kết vùng cho hiệu quả, cần làm rõ quyền lợi, trách nhiệm của các đơn vị tham gia liên kết vùng.

Tại đầu cầu Hội trường Diên Hồng, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) khẳng định trong bối cảnh hiện nay rất cần thiết phải cơ cấu lại vì phân bổ nguồn lực nội tại của nền kinh tế đang mất cân đối.

Theo ông Cường, nền kinh tế đang thiếu những trụ cột để phát triển tự chủ và bền vững. Với mục tiêu đặt ra Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, cần thiết phải có các tập đoàn mạnh không chỉ trong nước mà còn khu vực, quốc tế. Tuy nhiên, theo ý kiến đại biểu, đến nay hầu như chưa có trụ cột này, vì vậy chúng ta phải hình thành cơ chế để có những doanh nghiệp ở thế chủ động. Bên cạnh đó, tác động của đại dịch cũng khiến chúng ta phải cơ cấu lại và cần thiết phải có cơ chế đột phá chứ không phải những biện pháp thông thường.

Tại đầu cầu Tây Ninh, Đại biểu Trần Hữu Hậu nhấn mạnh, kết quả cơ cấu lại của các ngành, các địa phương dưới vai trò "nhạc trưởng" của Chính phủ khi xây dựng các chương trình hành động sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của kế hoạch Tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội.

“Tôi tha thiết mong rằng, các địa phương sẽ không sao chép các chỉ thị, nghị quyết một cách rập khuôn máy móc như trước đây. Không đưa vào kế hoạch và chương trình hành động những việc mà chính mình chưa biết phải làm như thế nào”, đại biểu Trần Hữu Hậu mong muốn.

Tiêu điểm - Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định “nút thắt” của mỗi ngành

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.

Vị đại biểu này quan tâm đến việc tập trung xác định những nút thắt của nền kinh tế, của ngành mình, địa phương mình. Từ đó, đưa ra biện pháp cụ thể, khả thi để khơi thông, tạo động lực cho các ngành, các địa phương và nền kinh tế phát triển mạnh, bền vững.

Lý do được đại biểu này đưa ra là, nếu cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những nút thắt thì cũng như ta xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được một số điểm nghẽn.

“Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định “nút thắt” của mỗi ngành, mỗi địa phương và của nền kinh tế là phương thức tiếp cận từ thực tiễn. Những “nút thắt” này được khái quát lên từ những mâu thuẫn đang hiển hiện trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, của nhân dân. Cơ cấu lại nền kinh tế, ở một khía cạnh nào đó phải giải quyết cho được những mâu thuẫn nội tại đang ngăn cản sự phát triển”, đại biểu Trần Hữu Hậu nêu.

Lấy dẫn chứng cụ thể về ngành điện, đại biểu Trần Hữu Hậu chỉ ra: “Điện là "mạch máu" của nền kinh tế, của sinh hoạt và đời sống của người dân. Nhưng, chúng ta đã và đang chứng kiến những mâu thuẫn lớn của ngành này, điều đáng lo nhất là đang góp phần kìm hãm sự phát triển của chính ngành điện và đất nước. Chỉ một thay đổi về chính sách, đất nước từ chỗ luôn lo lắng vì thiếu điện bỗng dư điện. Mà điện ấy là điện sạch từ gió, từ mặt trời, đúng với xu thế phát triển năng lượng tái tạo của thế giới lại phần lớn đầu tư từ nguồn lực ngoài Nhà nước.

Nhưng rồi phải tạm ngừng phát triển, những nơi đã phát điện thì cắt giảm công suất. Lãng phí biết bao nhiêu nguồn lực xã hội. Điện thì dư nhưng việc giảm giá hết sức khó khăn và chỉ khi quá khó khăn mới được giảm giá. Điện thì dư mà càng dùng nhiều thì giá lại càng tăng rất phi thị trường. Khung giờ 9 đến 11 giờ sáng là khung giờ vàng cho sản xuất; cũng là khung giờ vàng cho phát điện mặt trời nhưng cũng là khung giờ cao điểm, doanh nghiệp phải trả với mức giá cao nhất…”.

Đại biểu Trần Hữu Hậu nhớ lại năm 2004, ông cùng UB Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc hội khoá XI tham gia thẩm tra Luật Điện lực, ông rất hào hứng bàn luận và kỳ vọng vào “Hình thành và phát triển thị trường điện lực”. Tuy nhiên, ông tiếc rằng đến nay đã cuối năm 2021 nhưng chuyện có một thị trường điện thực sự có vẻ vẫn còn xa vời.

“Nếu trong 5 năm tới, ngành điện xác định được những nút thắt của mình. Chính phủ quyết liệt chỉ đạo cơ cấu lại theo hướng tách bạch rõ ràng các chủ thể của các khâu: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán điện, điều độ hệ thống điện quốc gia.... ngành điện sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Người dân và doanh nghiệp sẽ được sử dụng điện với giá rẻ hơn, hợp quy luật hơn”, đại biểu Trần Hữu Hậu bày tỏ.  

Từ đó, đại biểu Trần Hữu Hậu mong muốn, trong Cơ cấu lại nền kinh tế, nếu các ngành, các địa phương bắt đầu từ những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước; từ những bức xúc của người dân và doanh nghiệp thì sẽ tìm ra và tháo gỡ được những nút thắt, tạo ra được những thay đổi mang tính đột phá. Đó là một trong những phương thức để có thể cơ cấu lại nền kinh tế thiết thực nhất, mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất.

Bảo đảm người lao động là chủ thể

ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên - Huế) cơ bản nhất trí với tờ trình Chính phủ về cải cách lại nền kinh tế. Theo đại biểu Sửu, qua kết quả điều tra lao động việc làm qua các năm 2019-2020, quy mô lao động tăng nhưng tốc độ tăng đang giảm dần, chủ yếu do tác động của già hóa dân số.

Giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm quy mô lực lượng lao động tăng trên 560 nghìn người, nhưng giai đoạn từ 2015 trở lại đây, bình quân mỗi năm tăng chưa đến 400 nghìn người. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động rất cao nhưng bắt đầu có xu hướng giảm trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể năm 2011 là 77,07 %, 2015 là 77,4%, 2016 là 77,27% đến năm 2020 tụt xuống còn 74,4%.

Những đặc điểm này của lực lượng lao động đặt ra thách thức cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ tới, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để góp phần tăng năng suất lao động và giải quyết việc làm cho phù hợp, cũng như bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi.

Vì vậy, theo đại biểu Sửu cần phải phát huy lợi thế con người, bảo đảm người lao động là chủ thể. Quá trình phát triển, đổi mới mô hình đào tạo, hướng đào tạo nghề nghiệp, phát triển kinh kế, dịch vụ cần nhanh chóng toàn dụng lực lượng lao động với năng suất cao và thu nhập thỏa đáng đến khi "cửa sổ vàng" kết cấu tuổi dân số đóng lại. Chuyển nhanh lao động phi chính thức thành chính thức, từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị…

Tiêu điểm - Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định “nút thắt” của mỗi ngành (Hình 2).

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Thừa Thiên - Huế.

ĐBQH Đinh Ngọc Quý (Đoàn Gia Lai) cũng đồng tình với ý kiến đại biểu Sửu tỉnh Thừa Thiên - Huế rằng cần phải quan tâm hơn nữa đến thị trường lao động, chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng nghề của người lao động để không chỉ đồng hành mà phải chủ động hơn với các thị trường khác thì kế hoạch cơ cấu mới đạt hiệu quả thực chất.

Hiện nay, quản trị thị trường lao động như thế nào, nhất là qua đại dịch vừa qua, chúng ta cần đưa ra những vấn đề gì, rút kinh nghiệm gì để bổ sung vào kế hoạch nhằm định hướng thị trường lao động chủ động hơn, ứng phó với những tác động khác của thị trường trong tương lai. Muốn làm được điều này, theo đại biểu Quý phương pháp tiếp cận của các cơ quan quản lý nhà nước phải có sự điều chỉnh so với trước đây và phải có hệ thống cơ sở dữ liệu tốt hơn.

“Quan điểm của tôi là việc kết nối liên thông thị trường lao động phải được điều chỉnh thời điểm thực hiện so với Quyết định số 176 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Theo Quyết định này, năm 2026 phải kết nối liên thông toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu, nếu không làm được điều này, chúng ta sẽ bị chậm hơn so với thị trường”, đại biểu Quý bày tỏ.

Vấn đề phát triển thị trường lao động, cơ cấu lại thị trường lao động theo đại biểu Quý cần phải chú ý hơn không chỉ trên chỉ số, mục tiêu khái quát mà còn phải thay đổi chất thực sự để khắc phục được các hạn chế. Hiện nay, thị trường lao động, cụ thể là hiệu suất sử dụng lao động giai đoạn vừa qua có cải thiện nhưng không nhiều, năng suất lao động có tốc độ tăng đạt kế hoạch nhưng giá trị tuyệt đối không cao. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2021 đạt 67% qua đào tạo sơ cấp. Tuy nhiên, lao động có trình độ đại học hoặc các trình độ khác như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đều dưới 5%.

Theo đại biểu Quý, tỉ lệ lao động khu vực phi chính thức còn cao. Trong báo cáo của Quỹ bảo hiểm xã hội, mức tăng tiền lương bình quân đóng BHXH vẫn còn thấp, tích lũy của người lao động không nhiều. Bên cạnh đó, có khoảng trên 800.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có khoảng trên 300.000 người sử dụng lao động tham gia BHXH...

“Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm đầu tư, coi trọng hơn để có biện pháp cụ thể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu. Phải nắm được cơ cấu thị trường lao động cũng như về chất lượng, tận dụng những năm còn lại của thời kỳ "dân số vàng"… bù đắp lực lượng lao động sụt giảm và già hoá dân số tăng nhanh”, đại biểu Quý nhấn mạnh.

Cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành: ĐBQH băn khoăn “con nuôi, con đẻ"

Thứ 4, 27/10/2021 | 10:41
Theo Đại biểu Quốc hội, cần có tiêu chí rõ ràng trong việc cấp cơ chế đặc thù cho các địa phương, để tránh cơ chế xin cho, so bì giữa các tỉnh, thành.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu nêu lý do nên chọn tiêm trước cho học sinh THPT

Thứ 2, 25/10/2021 | 14:36
Trả lời về việc tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, việc này cần phải dựa vào yếu tố khoa học và điều kiện của xã hội.

ĐBQH đề xuất xây dựng Đề án tổ chức phiên tòa trực tuyến

Chủ nhật, 24/10/2021 | 11:42
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đồng tình với việc cần thiết tổ chức phiên toà trực tuyến, tuy nhiên đại biểu này đề nghị xây dựng thành đề án.
Cùng tác giả

Cảnh báo 6 lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm Microsoft

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:59
Trong 6 lỗ hổng mới tồn tại ở sản phẩm Microsoft thì có tới 5 lỗ hổng sau khi khai thác thành công, hacker có thể tấn công thực thi mã từ xa.

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:06
Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

ĐBQH: Cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn là cần thiết

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, quy định cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Đau bụng, đi tiêu ra máu đi khám phát hiện ung thư đại tràng

Thứ 4, 27/03/2024 | 11:30
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bộ Y tế nói gì việc bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe?

Thứ 3, 26/03/2024 | 18:42
Bộ Y tế đã ban hành quyết định công bố bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục về cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe...
Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu "6 hơn" với các dự án giao thông trọng điểm

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:10
Ngày 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:56
Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu kết nối giao thông giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối, trên cao hoặc đi ngầm.

Điện Biên tập trung nguồn lực cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:00
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cơ quan, mỗi cá nhân cần toàn tâm, toàn ý, phát huy cao nhất trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt phần việc được giao, đảm bảo Lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp.

Hội nghị Đảng đoàn, Ban Thường vụ TW Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIX

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:06
Hội nghị Đảng đoàn, Ban Thường vụ TW Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIX xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:06
Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.
     
Nổi bật trong ngày

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:56
Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu kết nối giao thông giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối, trên cao hoặc đi ngầm.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:06
Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Điện Biên tập trung nguồn lực cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:00
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cơ quan, mỗi cá nhân cần toàn tâm, toàn ý, phát huy cao nhất trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt phần việc được giao, đảm bảo Lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp.

Thủ tướng yêu cầu "6 hơn" với các dự án giao thông trọng điểm

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:10
Ngày 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.