Trong một gia đình ở huyện Đạo Phu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có một con lợn chết 53 năm bị treo trên xà, bốc mùi hôi thối nhưng chủ nhà lại coi như báu vật. Có người trả tới 590.000 tệ (2 tỷ đồng) nhưng chủ vẫn không muốn bán.
Vậy thì tại sao gia đình nọ ở tỉnh Tứ Xuyên vẫn con con lợn muối đã chết 53 năm, có mùi hôi là báu vật của mình?
Tương truyền có một bộ tộc cổ xưa ở Đạo Phù, Tứ Xuyên tự gọi mình là "Zhaba Wa". Họ có một tục lệ đã được truyền lại từ nhiều năm nay, đó là mua cả con lợn để muối. Món ngon đặc biệt này gọi là “thịt lợn hôi” hoặc “thịt lợn già”.
Ở Trung Quốc, thông thường quá trình muối và hun khói thịt lợn nhiều nhất là 10 tháng rưỡi. Thế nhưng, con lợn của gia đình này vượt quá giới hạn mà nhiều người tưởng tượng, đến tận 53 năm.
Được biết, cách chế biến thịt lợn hôi rất cầu kỳ. Người ta không mổ lợn theo cách thông thường mà dùng dây siết cổ lợn, sau đó khoét 1 lỗ trên ngực lợn để toàn bộ tiết chảy ngược vào các cơ quan nội tạng.
Sau đó, các cơ quan nội tạng được lấy ra từ lỗ nhỏ này, rồi đổ đầy lúa mạch, lúa mì và các loại ngũ cốc khác, lỗ nhỏ này được khâu lại. Cuối cùng, tất cả các lỗ thông hơi của lợn bị chặn lại, toàn bộ cơ thể được phủ một lớp dầu, như vậy là công việc chuẩn bị đã hoàn thành.
Bước thứ hai, có thể nhiều người chưa biết đó thổi phồng con lợn lên như một quả bóng bay, sau đó cho cám lúa mì vào để nó hút hết nước thừa trong cơ thể lợn, tiếp tục đem phơi khô rồi hun khói trên xà bếp.
Thời gian hun khói tùy theo từng trường hợp cụ thể, thời gian càng lâu thì hương vị càng ngon.
Tuy rằng hun khói càng lâu càng tốt nhưng trong quá trình này trở ngại lớn nhất chính là cách bảo quản. Dù sao thì nếu thực phẩm đã hỏng thì dù có bảo quản bao nhiêu năm cũng không thể ăn được.
Hầu hết người dân địa phương đều chọn cách ủ từ 2 đến 3 năm để có hương vị thơm ngon nhất. Vào dịp Tết Nguyên đán hay có khách quý tới nhà, người dân sẽ cắt một ít thịt lợn muối để đãi khách,
Vì vậy, nếu gia đình nào có nhiều “thịt heo già” nghĩa là gia đình đó rất giàu có.Món này nếu để lâu chắc chắn sẽ có mùi lạ như đậu hũ thối, tuy có mùi hơi khó chịu nhưng chỉ cần cắn một miếng nhỏ là bạn sẽ mê ngay hương vị.
Tuy bề ngoài không đẹp lắm, thịt lợn hun khói mấy năm khô cứng, có vị đắng nhẹ, mùi rượu thoang thoảng nhưng tất cả quyện vào nhau tạo ra một hương vị khó quên.
Cách ăn “thịt lợn già” không có gì đặc biệt, có thể ăn ngay không cần qua chế biến hay nêm gia vị. Tuy nhiên, người dân địa phương lại thích ăn nó kèm với bánh bao hấp.
Tuy nhiên, hiện nay, vì không dễ làm nên món “thịt lợn già” có giá rất đắt đỏ, ngay cả những loại đã hun khói 1, 2 năm cũng có thể bán được giá cao.
“Thịt lợn già” đương nhiên thu hút nhiều người muốn nếm thử hương vị thơm ngon của nó. Khi nghe tin một gia đình ở huyện Đạo Phù thực sự có món “thịt lợn già” đã được hun khói suốt 53 năm, vô số người đổ xô tìm tới.
Thông thường, “thịt lợn già” 1-2 năm đã có vị rất ngon, thật khó tưởng tượng hương vị của loại 53 năm sẽ như thế nào.
Trước cửa nhà của gia đình này có một hàng dài người xếp hàng, có người muốn nhìn thấy hình dáng thực sự của “thịt lợn già”, còn có người lại muốn mua về nếm thử một mình.
Lúc này, có một người đàn ông giàu có chào giá cao 590.000 tệ, mọi người có mặt đều ngạc nhiên trước sự hào phóng của anh ta.
Mọi người xung quanh bàn tán rất nhiều: "590.000 tệ là đủ để mua một đàn lợn hoặc một con lợn bằng vàng”.
Một số người không hiểu tại sao anh ta lại đưa ra mức giá cao như vậy, nhưng những người am hiểu kinh doanh đương nhiên sẽ hiểu giá trị của “thịt lợn già” này.
Nhưng điều bất ngờ là gia đình này đã thẳng thừng từ chối mức giá 590.000 tệ vì muốn giữ lại cho riêng mình. Chủ của con lợn này nói: “Con lợn này là do bố tôi làm. Tuổi của con lợn còn lớn hơn tuổi của tôi. Tiền hay không không quan trọng, quan trọng là kỷ niệm”.
Một số cư dân mạng cho rằng, tốt hơn hết không nên ăn loại thịt này vì dễ gây ung thư hoặc ngộ độc, nếu ăn xong có chuyện gì xảy ra thì sẽ không ai chịu trách nhiệm.
Nhưng một số người lại cho rằng, nếu có cơ hội thì phải thử những điều mới mẻ và trải nghiệm những món ăn mà họ chưa từng nếm qua…
Phan Hằng (Theo Sohu)