Cổ phiếu “ông lớn” ngân hàng tăng liên tiếp, cao nhất trong lịch sử

Thứ 3, 27/02/2024 07:10

Sau phiên 23/2 "bùng nổ" thanh khoản, nhóm ngân hàng tiếp tục đứng đầu về lực hút tiền trong phiên, với 4.131 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu BID tăng ngoạn mục trong nhiều phiên liên tiếp.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán hút dòng tiền, nhiều mã tăng trần, giúp VN-Index có thêm hơn 12 điểm sau phiên 26/2.

Cụ thể, sau phiên 23/2 "bùng nổ" thanh khoản, nhóm ngân hàng tiếp tục đứng đầu về lực hút tiền trong phiên, với 4.131 tỷ đồng.

Tác động đến chỉ số, 5 cổ phiếu góp mặt vào nhóm tác động tích cực nhất VN-Index, trong đó chiếm đến 2 vị trí thuộc nhóm Big4 bao gồm: BID (đóng góp tăng hơn 3% lên 53.600 đồng/CP, VCB tăng 0,67%, lên 89.500 đồng/CP...

img

Tính từ tháng 10 năm ngoái đến nay, cổ phiếu BID đã tăng một mạch hơn 40% 

Nếu tính từ tháng 10 năm ngoái đến nay, cổ phiếu BID đã tăng một mạch hơn 40% và tăng mạnh liên tiếp trong tháng 2/2024. Mã BID cũng đang ở vùng giá cao nhất trong lịch sử (tính theo giá đã điều chỉnh sau khi chia cổ tức) của cổ phiếu này từ khi lên sàn.

Giá trị vốn hóa của BID cũng tăng vọt lên hơn 296.000 tỉ đồng (xấp xỉ 12 tỉ USD), chỉ xếp sau Vietcombank trong ngành ngân hàng.

Diễn biến của BID gây “sốc” trong bối cảnh nhiều cổ phiếu ngân hàng khác vẫn chưa phục hồi lên mốc cao nhất trong 1-2 năm qua.

Cổ phiếu tăng tích cực, có lẽ nhờ căn cứ Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV năm 2023 cho thấy đến hết 31/12/2023, các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt kế hoạch. Tổng tài sản đạt 2,3 triệu tỉ đồng, giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.

Huy động vốn đạt 1,89 triệu tỉ đồng, tăng trưởng 16,5%. Dư nợ tín dụng đạt 1,75 triệu tỉ đồng, tăng trưởng 16,66%, bảo đảm giới hạn Ngân hàng Nhà nước giao. 

Tỉ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,1%. Ngân hàng này cũng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 27.650 tỉ đồng, đứng thứ 2 trong tốp các ngân hàng có mức lợi nhuận cao nhất năm 2023.

Có thể thấy, phiên giao dịch ngày 26/2, VN-Index tăng 12,17 điểm, lên mốc 1.224, lấy lại phần lớn số điểm đã mất ở phiên cuối tuần trước. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt 20.961 tỷ đồng, với hơn 889 triệu cổ phiếu được sang tay.

Trước diễn biến của thị trường, các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn của VN-Index sẽ nhiều khả năng sẽ vẫn tích cực nhưng trong ngắn hạn sẽ có sự rung lắc.

CTCK BIDV (BSC): Trong ngắn hạn, VN-Index có thể hồi phục trở lại sau nhịp điều chỉnh về ngưỡng 1,250 điểm, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi rung lắc.

Còn CTCK KB Việt Nam (KBSV) thì cho rằng, mặc dù khả năng VN-Index đối mặt với nhịp điều chỉnh ngắn hạn vẫn đang hiện hữu, xu hướng tăng vẫn đang được xác nhận cho VN-Index với cơ hội hồi phục trở lại tại các vùng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là quanh 1,200 (+/-5) điểm và xa hơn là quanh 1,170 (+/-10) điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị trải lệnh mua từng phần khi chỉ số hoặc các mã mục tiêu quay xuống các vùng hỗ trợ, đặc biệt là các điểm đỡ tương ứng với vùng quanh 1,170 điểm của VN-Index.

Trong khi đó, CTCK Vietcombank (VCBS) kỳ vọng VN-Index đạt mốc 1,250 điểm trong ngắn hạn và khuyến nghị các nhà đầu tư nên chốt lời đối với các mã cổ phiếu đã đạt mục tiêu và có dấu hiệu hụt hơi để cơ cấu danh mục sang nắm giữ cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền tích cực trong một số phiên trở lại đây như chứng khoán, thủy sản, hóa chất.

Quỳnh Chi

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.