Cơn đau đầu ông Biden phải đối diện trước Nga khi nhậm chức

Cơn đau đầu ông Biden phải đối diện trước Nga khi nhậm chức

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 22/11/2020 08:00

Không lâu nữa, ông Biden sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ - và chắc chắn rằng ông sẽ phải đối diện với cơn đau đầu mang tên nước Nga.

Mikhail Gorbachev, cựu lãnh đạo Liên Xô đã chúc mừng Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Ông Mikhail Gorbachev cho biết: “Tôi đã gặp ông ấy vài lần vào ngày 8/11. Tôi nghĩ ông ấy hiểu tầm quan trọng của mối quan hệ với Nga. Tôi hy vọng rằng ông Joe Biden sẽ bình thường hóa quan hệ và khôi phục lòng tin giữa hai nước”, theo CNN .

Đối ngược với sự hồ hởi từ cựu lãnh đạo Nga, những quan chức đương nhiệm trong Điện Kremlin lại kiệm lời kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gọi tên ông Biden là người chiến thắng.

Không lâu nữa, ông Biden sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ - và chắc chắn rằng ông sẽ phải đối diện với cơn đau đầu mang tên nước Nga cùng Tổng thống Putin.

Tiêu điểm - Cơn đau đầu ông Biden phải đối diện trước Nga khi nhậm chức

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden 

Kể từ năm 2014, Mỹ và Nga đã ở trong tình trạng xung đột. Trong năm đó, việc Nga sáp nhập Crimea đã  khiến Mỹ triển khai hàng loạt lệnh trừng phạt. Mỹ cũng cô lập Nga về mặt ngoại giao.

Nhiều xung khắc bộc lộ trong những năm tiếp theo: Nga và Mỹ bất đồng về tương lai của Syria và đã nhiều lần xung đột ở Trung Đông.

Dù là phó tổng thống và luôn nỗ lực "thiết lập lại" quan hệ Mỹ-Nga năm 2009, ông Biden vẫn né tránh liên quan tới Nga. Chính quyền ông Biden hẳn sẽ thay đổi quan điểm và cách tiếp cận Nga so với những gì chính quyền ông Trump làm. Chính quyền mới hẳn sẽ có thái độ thận trọng và hoài nghi trong cách tiếp cận với Moscow.

Chính quyền của ông Biden có khả năng sẽ gây áp lực với Nga thông qua các lệnh trừng phạt khi xung đột xảy ra và củng cố liên minh NATO.

Ông Biden cũng sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ Nga. Chính quyền của ông sẽ phải đối mặt với sự hiện diện quân sự của Nga ở Ukraine, ở Gruzia, ở Syria, ở Libya và bây giờ là ở Azerbaijan. Nga có thể sẽ xích lại gần Trung Quốc trong những năm tới, khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tang và đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chiến lược với chính quyền ông Biden. Matxcơva và Bắc Kinh có thể không phải là đồng minh, nhưng họ có chung mục tiêu làm giảm vai trò quốc tế của Mỹ và có khả năng sẽ hoạt động song song để gắn kết với Washington.

Là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Lạnh, ông Biden hiểu rõ tầm quan trọng của mối quan hệ với Nga. Tại Thượng viện, ông là nhân chứng cho sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, bao gồm cả chính sách ngoại giao chặt chẽ giúp Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và người kế nhiệm ông, George H.W. Bush, xử lý mềm dẻo trong cuộc xung đột đó. Bài học từ quá khứ hẳn hữu ích cho tương lai.

Kể từ năm 2014, chính sách của Mỹ đối với Nga đã thay đổi đáng kể, dưới sự kết hợp từ các lệnh trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt đó được coi là điều khó tránh với Nga.

Chính quyền ông Biden có lẽ cần giải thích những giải pháp cần thiết ứng phó với Nga. Dưới thời ông Biden, Mỹ sẽ làm tốt việc sẵn sàng cung cấp những lời giải thích cần thiết với Nga. Tuy nhiên, để đạt được bất kỳ điều gì trong số này, Mỹ phải đối thoại với Nga và các cuộc trò chuyện được tổ chức phải đáng tin cậy ở cả hai bên. Điều đó cần nỗ lực và thời gian.

Một bài học kinh nghiệm trong quá khứ là Mỹ và Nga thường nhầm lẫn hành động phòng vệ với hành vi tấn công của nhau. Washington coi chính sách hiện tại của mình đối với Nga là phòng thủ. NATO được coi là liên minh phòng thủ bảo vệ Mỹ và các nước trong khối khỏi sự can thiệp của Nga. Trong khi đó, Nga lại xem việc kiềm chế NATO như cách để chống lại sự bá chủ toàn cầu về kinh tế và quân sự của tổ chức này.

Cả Nga và Mỹ đều cảm thấy bị đe dọa bởi chính những tư thế "phòng thủ" này và buộc phải cải thiện khả năng phòng thủ của mình, tạo thành một vòng khiêu khích luẩn quẩn. Đối với hai siêu cường hạt nhân trên thế giới, khả năng leo thang ngoài ý muốn là rất đáng sợ.

Dù cho ông Putin có thể tỏ ra cứng rắn trong 4 năm tới của nhiệm kỳ Tổng thống của ông Biden và các cuộc đối đầu Nga-Mỹ có thể ngày càng mở rộng nhưng việc đàm phán giữa hai nước vẫn là điều nên làm. Tạo thiện chí nên là mục đích trong ngoại giao của Mỹ và điều này sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho cả hai bên.

Nền văn hóa Nga và Mỹ có những điểm chung, được thể hiện qua nhiều thế kỷ và tạo sự ảnh hưởng lẫn nhau trong cả nghệ thuật, văn học và âm nhạc.

Ở trong nước, ông Biden đã kêu gọi đối thoại thay vì những chiêu trò được các phe đối lập trong chính trường Mỹ dùng. Ông nên áp dụng cách tiếp cận này trong chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là đối với Nga.

Nga đang đặt ra những thách thức đối với Mỹ. Tuy nhiên, dưới thời ông Biden, rất có thể mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ khác đi theo chiều hướng linh hoạt, mềm dẻo hơn.

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.