Công nghệ chưa thể thay thế nhân lực ngành Ngôn ngữ

Công nghệ chưa thể thay thế nhân lực ngành Ngôn ngữ

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 26/03/2023 | 09:15
0
Thí sinh theo học ngành Ngôn ngữ sẽ được đào tạo các chuyên ngành cụ thể, gắn với nghề nghiệp sau khi ra trường.

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được diễn ra, thời điểm này ngoài chuẩn bị ôn tập, học sinh cũng đang chọn những hướng đi ngành nghề cho bản thân. Về phía các trường đại học phải sử dụng nhiều hình thức các nhau để truyền tải thông tin chương trình đào tạo đến các em.

Ngành nghiên cứu kén chọn thí sinh

Là hệ thống trường đào tạo ngành Khoa học xã hội được nhiều học sinh quan tâm, nhưng trả lời Người Đưa Tin, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho biết cũng có nhiều ngành rất kén người học như Tôn giáo, Chính trị học, Triết học, Lịch sử, mặc dù đây đều là ngành phục vụ cho hoạt động nghiên cứu vô cùng cần thiết.

“Các em sẽ được đào tạo để làm các vị trí của cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp liên quan đến vấn đề tham mưu chính sách, những ngành đòi hỏi có sự am hiểu chuyên môn sâu thiên về nghiên cứu”, cô Hương bày tỏ.

Giáo dục - Công nghệ chưa thể thay thế nhân lực ngành Ngôn ngữ

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

Nhưng để tăng cơ hội việc làm, cũng như thu hút thí sinh theo học, ngoài những chính sách để hỗ trợ, chương trình đào tạo cũng được xây dựng mở rộng tính ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.

Theo đó, cô Hương thông tin: “Ngành Sử học được phát triển học nghiên cứu về đô thị để sau khi ra trường các em có thêm kiến thức về điều chỉnh đô thị hoá. Hay ngành Triết học phát triển thêm học quản lý, ứng dụng kiến thức triết học về quản lý ứng dụng, những điều chỉnh như vậy là vô cùng cần thiết”.

Đối với việc chọn ngành, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương cũng cho rằng do xu thế phát triển như hiện nay, các em rất dễ dàng tìm kiếm thông tin trên mạng nhưng phải tỉnh táo có sự chọn lọc phù hợp. Nhiều trang mạng xã hội chỉ phục vụ mục đích tư vấn giật gân vì vậy cần lắng nghe những kênh tư vấn uy tín bởi chọn ngành, chọn nghề sẽ ảnh hưởng đến chính tương lại của bản thân mình.

Mỗi sự lựa chọn sẽ có ưu điểm khác nhau, nhưng thí sinh nên quan tâm đến ngành học, bởi ngành học sẽ gắn bó với nghề nghiệp sau này. 

Sau đó hãy chọn trường, trong số trường đào tạo ngành học đó mình sẽ ưu tiên chọn trường có chất lượng chuyên môn cao nhất làm nguyện vọng 1 và tiếp tục sắp xếp theo điều kiện cá nhân.

Giáo dục - Công nghệ chưa thể thay thế nhân lực ngành Ngôn ngữ (Hình 2).

Nhiều nhóm ngành đã thay đổi chương trình đào tạo để phù hợp với thực tiễn (Ảnh: Hữu Thắng).

Phân chuyên ngành khi học ngành Ngôn ngữ

Khối ngành Ngôn ngữ cũng được thu hút nhiều thí sinh đăng ký, tuy nhiên các em cũng lo ngại rằng ngôn ngữ chỉ là phương tiện không phải là một nghề và hiện nay ngoại ngữ được hỗ trợ rất nhiều bởi các công cụ công nghệ.

Trả lời vấn đề này cô Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội chia sẻ: “Qua quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy vẫn chỉ có số ít người Việt Nam làm chủ được ngoại ngữ và để làm việc có hiệu quả cần sự đào tạo bài bản chuyên nghiệp.

Các phần mềm dịch tự động chỉ hỗ trợ không thể thay thế hoàn toàn con người. Thậm chí nhiều ứng dụng khi dịch tài liệu phức tạp sẽ không thể chuyển tải nội dung chất lượng”.

Ngay cả đối với việc dịch nói, con người sẽ có những sắc thái cảm xúc mà máy, ứng dụng không thể truyển tải được. “Khi các em học ngành Ngôn ngữ đằng sau ngoại ngữ còn là nghề bởi có thể dùng ngoại ngữ như một công cụ học các ngành khác”, cô Phương bày tỏ.

Chuyên gia cũng cho rằng có rất nhiều trường đại học có những chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ hoặc tỉ lệ các môn học được giảng dạy bằng ngoại ngữ cao. Sau này, năng lực của sinh viên sẽ tốt và có những lợi thế vượt trội so với những người khác.

Cùng với đó, chương trình chuyên ngữ của các trường trên toàn quốc không chỉ học ngôn ngữ mà từ năm thứ 3 trở đi sẽ đi học những nhóm chuyên ngành như: Biên phiên dịch, Du lịch, Truyền thông, Sự phạm phân nhánh rất nhiều để các em có thể lựa chọn.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2023, điểm ưu tiên khu vực của các thí sinh sẽ được áp dụng có hiệu lực trong 2 năm liên tiếp từ năm thí sinh tốt nghiệp THPT.

Thí sinh cộng điểm ưu tiên (khu vực và đối tượng) vào điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc các kết quả khác để xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ có điều chỉnh giảm dần tuyến tính khi các em đạt được mức điểm giỏi từ 22,5 trở lên.

Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối

Thứ 6, 24/03/2023 | 08:00
Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.

Những lưu ý thí sinh cần tuân thủ khi đăng ký xét tuyển đại học năm 2023

Thứ 3, 21/03/2023 | 00:54
Việc đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển sớm lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là yêu cầu bắt buộc nếu thí sinh mong muốn trúng tuyển ở nguyện vọng đó.

Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc: Tránh biến việc học chỉ để đi thi

Thứ 2, 20/03/2023 | 15:47
Nếu Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc vào năm 2025, các trường THPT cần quan tâm hơn, tránh lối mòn trong việc học và dạy.
Cùng tác giả

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh

Bộ GD&ĐT công bố thời gian xét tuyển đại học, cao đẳng ngành mầm non

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:08
Năm nay các thí sinh tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
Cùng chuyên mục

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Sau mưa dông, nắng nóng "quay lại" bao trùm miền Bắc, có nơi trên 39 độ C

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:00
Dự báo trong vòng một tháng tới, áp thấp nóng phía tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.