Cứ thản nhiên Tết đi!

Cứ thản nhiên Tết đi!

Nguyễn Ngọc Tiến
Thứ 7, 02/02/2019 | 07:00
1
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dù đang đánh nhau ác liệt nhưng giáp Tết các bên đều thống nhất ngừng chiến để dân chúng ăn Tết. Tết cũng là dịp người ta lên dây cót tinh thần, lau dầu tâm hồn, để tha thứ.

Tết Nguyên đán là sinh hoạt văn hóa dân gian quan trọng nhất và lớn nhất trong năm của người Việt. Nói  sinh hoạt Tết có nghĩa là thiên về mặt tinh thần nhiều hơn. Tinh thần ở đây là các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo cùng các thủ tục và những điều kiêng kỵ, thế nhưng dân gian lại gọi  là ăn tết.

Tục ngữ có câu: “Đói quanh năm no ba ngày tết”, rõ ràng ăn rất quan trọng với người xưa, không có tiền  phải vay lãi để ăn Tết họ cũng  vay.

Xưa, kinh tế của người Việt  dựa chủ yếu vào nông nghiệp và luôn phải “trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông gió trông ngày trông đêm...”. Mất mùa là đói. Có đói vàng mắt mới thấy cần miếng ăn thế nào, từ đó  sinh ra căn tính “có thực mới vực được đạo”. Mà nó cũng rất đơn giản đến không ngờ chỉ là “cơm ba bát, áo ba manh”. Chỉ đến Tết người ta mới được ăn  các món  ngon mà ngày thường không có.

Xi nhan Trái Phải - Cứ thản nhiên Tết đi!

Tết cổ truyền là cuộc trình diễn ẩm thực truyền thống của người Việt.

Vì thế Tết còn là cuộc trình diễn ẩm thực truyền thống của người Việt. Khi người dương thế ăn Tết thì người ở âm phần cũng được ăn vì trước Tết, đi chạp mả họ đã mời tổ tiên về ăn tết.

Như Triều Tiên và Nhật Bản, Việt Nam cũng là “ngoại biên” của văn minh Trung Hoa. Và mỗi nước chịu ảnh hưởng nông sâu khác nhau với những góc khúc xạ khác nhau, một cái tết chung cho 4 nước dễ cho người ta cảm nhận rằng Tết đó có cội nguồn Trung Hoa.

Tết ra đời khoảng hơn 100 năm trước Công nguyên nhưng khi vào Việt Nam nó đã được dung hợp với phong tục, tập quán và văn hóa Việt để có thể gọi là Tết của người Việt. “Vật cùng tắc biến”, Tết Nguyên đán dần thay đổi khi người ta đã giải được tính thiêng trong tục lệ mang tính tín ngưỡng, tâm linh thậm chí là mê tín của ngày Tết. Ví dụ như: Vạch vôi trắng ở sân để ngăn ma qủy từ biển Đông vào nhiễu loạn, tại sao lại dựng cây nêu, nhà tù không nhận tù nhân, trai gái nhà nghèo về ở với nhau vào đúng giao thừa để khỏi phải mời làng... dần bị loại khỏi Tết.

Hay như màu đỏ là màu đặc trưng của những ngày Tết. Theo quan niệm  Phương Đông, màu đỏ là màu  của máu, của sự tái sinh, màu của sự sống và may mắn nên Tết phải có hoa đào, xôi gấc, câu đối, quả pháo cũng quấn giấy màu đỏ. Thậm chí khi bánh chưng đã luộc chín người  ta còn gói lại bằng lá dong tươi, sau đó buộc lạt được nhuộm đỏ rồi mới đặt đồng bánh lên ban thờ. Nhưng Tết nay hoa mắt vì các màu.

Đúc kết về Tết, không có câu nào cô đọng và  súc tích hơn câu đối:

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Thị mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Chỉ 14 chữ nhưng nói lên cả ăn và chơi Tết. Ăn và chơi ngang nhau, mỗi thứ có 3  biểu trưng. Tuy nhiên  ngày nay chỉ còn lại  bánh chưng và dưa hành. Loại trừ pháo do Chính phủ cấm vì nó quá nguy hiểm còn lại những biểu trưng kia mất đi vì nó không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Cuối thập niên 90 thế kỷ XX, từ ăn đủ thức trong ngày Tết như một sự “trả thù” thời bao cấp khốn khó thì xã hội đã chuyển sang uống bia, rượu Tây và các loại nước ngọt nên Tết có câu: “Ăn đi xuống, uống đi lên”.

Tết do con người nghĩ ra  giống như các loài hoa, đến kỳ bông sẽ nở. Chẳng mong Tết cũng đến, mong thì cũng ngày ấy mới đến Tết. Xưa trông mai đào biết xuân về, nay rục rịch tiền thưởng biết Tết sắp đến.

Tết thay đổi  khiến  trạng thái cảm xúc Tết cũng thay đổi. Xưa con trẻ  háo hức và mong chờ, người  lớn thì lo lắng còn người già vui gia đình đoàn viên. Nhưng nay, con trẻ mong Tết không phải vì tấm áo mới, được ăn ngon hơn, lũ trẻ mong Tết vì không phải đi học thêm, được mừng tuổi.

Với người lớn, Tết đã và đang trở nên bình thường vì ăn Tết bây giờ nhàn hơn, ăn nhỏ không bị khinh, ăn to còn bị lên án lãng phí, miễn là đừng vay tín dụng đen để ăn Tết là được.

Song tội nhất lại là người cao tuổi, không nói ra nhưng  ngậm ngùi, sẽ  ăn được mấy Tết nữa?

Loại bỏ suy nghĩ Tết là văn hóa dân gian truyền thống nên phải duy trì thì Tết là dấu mốc, từ cũ sang mới. Vì thế, triết  lý của Tết Nguyên đán là đón mừng năm mới, mừng cái mới và hy vọng vào sự đổi mới.

Bởi thế mới có câu: “Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân” (Mỗi ngày một mới, mỗi ngày một mới, lại mỗi ngày một mới). Từ cái triết lý ấy chuyển hóa thành giá trị và giá trị cốt lõi của Tết  là tinh thần cộng cảm. Không có bất cứ sự kiện  nào trong năm  lại buộc người ta không ngừng nghĩ, không ngừng  nói như Tết.

Tết  thu hút  tất cả mọi thành phần trong xã hội cùng tham gia kể cả thành phần không hào hứng. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dù đang đánh nhau ác liệt nhưng giáp Tết các bên đều thống nhất ngừng chiến để dân chúng ăn Tết.

Tết cũng là dịp người ta lên dây cót tinh thần, lau dầu tâm hồn, để tha thứ.

Tết nhân văn thế mà dăm bảy năm trở lại đây có người nhân danh phát triển kinh tế hay bình đẳng giới lên tiếng gộp Tết Nguyên đán vào Tết Tây hay đòi bỏ tết. Chẳng  phải vì nước  Nhật bỏ Tết mà trở nên hùng cường. Giống như Đức, Italia,  chỉ có Nhật Bản mới làm những việc mà không quốc gia nào dám làm hay không làm được. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vì người Nhật chăm chỉ, có ý chí và lòng tự trọng  cao.

Một vài chị em ra sức cổ súy bỏ Tết vì cho rằng Tết chị em vất  vả nhất, họ chỉ thích cưỡi voi như Hai Bà Trưng, lại lấy phải anh chồng lười nên họ muốn bỏ Tết cũng phải.

Lại có ý kiến nương vào tai nạn giao thông do Tết uống nhiều bia rượu hay ùn tắc giao thông... Với người ham rượu bia, họ uống quanh năm đâu phải chờ đến Tết, còn tắc đường ngày nào mà chả diễn ra ở các đô thị lớn đâu phải dịp “xuân vận” mới ùn tắc?

Lại có ý kiến gộp Tết Nguyên đán vào Tết Tây, những người đưa ra ý tưởng này thật hồn nhiên, đâu phải chỉ phép tính cộng là xong. Người Việt ở vào thế lưỡng, dùng cả lịch âm và lịch dương, phần đông vẫn nặng nề với tâm linh, tín ngưỡng thì gộp sao được. Tết ông Công ông Táo vào ngày nào? Chạp mả vào tháng nào? Giả sử có một quyết định hành chính thì dân vẫn cứ ăn Tết Nguyên đán.

Tết đã và đang chuyển từ ăn, uống sang chơi. Một số gia đình mua tour đi du lịch nước ngoài. Nhiều gia đình ăn uống đơn giản, họ dành thời gian Tết để nghỉ ngơi.

Người Hàn Quốc  từng bỏ Tết rồi lại khôi phục và họ đâu có mất cơ hội kinh tế?

Hãy để mọi thứ diễn ra  tự nhiên. Cứ thản nhiên tết đi!

Nhiều cây ATM lại “đình công” đòi nghỉ Tết sớm

Thứ 6, 01/02/2019 | 18:47
Mặc dù đã có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, trong dịp Tết 2019 nếu máy ATM thiếu tiền, không hoạt động do lỗi chủ quan của ngân hàng thì sẽ bị xử phạt hành chính, song mới ngày 27 Tết đã xuất hiện một số cây ATM có biểu hiện… làm biếng!

Bao giờ mới tết?

Thứ 6, 01/02/2019 | 13:30
Sáng nay đến văn phòng, cô mỉm cười phát hiện dòng kênh hàng ngày vắng lặng nay đã thành dòng kênh hoa nhộn nhịp với những cái ghe chất đầy hoa, thi thoảng có ghe trái cây lẫn vào, trông như đoàn rước dâu.

Bi hài chuyện "trốn" Tết đi du lịch

Thứ 6, 01/02/2019 | 15:00
Tết là dịp để chúng ta quay về với gốc rễ, với cội nguồn, với quê hương, với ông bà cha mẹ. Thế nhưng, trong khoảng 4, 5 năm trở lại đây, xu hướng du lịch Tết ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình trẻ, hiện đại.
Cùng tác giả

Tự chủ đồng tiền

Thứ 6, 17/03/2023 | 11:09
Độc lập, tự chủ nền kinh tế là chủ trương đúng đắn xuyên suốt qua các thời kỳ của Đảng và nhà nước ta. Độc lập, tự chủ trong đó có tự chủ về in tiền sẽ hạn chế phụ thuộc, tránh được những hệ lụy tiêu cực.

Phụ gia của hạnh phúc

Thứ 5, 26/08/2021 | 13:37
Chúng ta đang sống nhưng bị cái hiện tại chi phối quá nhiều trong khi hiện tại thì quá phức tạp. Tâm trí ta nhảy nhót từ thực tại này sang thực tại khác nó khiến không ít người bấn loạn lo âu dẫn đến trầm cảm.

Sự cần thiết của chợ truyền thống trong đại dịch

Chủ nhật, 08/08/2021 | 15:06
Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều nhà máy xí nghiệp ở vùng dịch phải đóng cửa, nhiều tỉnh thành trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội. Không được đi lại, không có việc làm thì lao động tự do chắc chắn không có tiền mua thực phẩm, chưa nói trả tiền trọ.

Cứ thản nhiên Tết đi!

Thứ 7, 02/02/2019 | 07:00
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dù đang đánh nhau ác liệt nhưng giáp Tết các bên đều thống nhất ngừng chiến để dân chúng ăn Tết. Tết cũng là dịp người ta lên dây cót tinh thần, lau dầu tâm hồn, để tha thứ.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...