Đặc điểm, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ 5, 20/10/2022 | 13:44
0
Chính quyền địa phương (CQĐP) là cơ quan Nhà nước ở địa phương, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các vấn đề của người dân địa phương.

Vì vậy, đối với người dân, ở một khía cạnh nào đó, CQĐP chính là sự hiện diện của Nhà nước. Thêm vào đó, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) Việt Nam, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có CQĐP, đều phải trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp, pháp luật về CQĐP, có thể thấy CQĐP có những đặc điểm, nhiệm vụ thể hiện bản chất của  NNPQ XHCN Việt Nam.

1. Đặc điểm của CQĐP trong NNPQ XHCN Việt Nam

Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm CQĐP là gì dù thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, trong các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “chính quyền địa phương”. Tuy nhiên, CQĐP được hiểu chung nhất là chính quyền nhà nước ở địa phương, trong mối tương quan và liên hệ với Trung ương. Với cách hiểu này, CQĐP ở Việt Nam có các đặc điểm sau:

CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chính phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, hải đảo và đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt. Cụ thể, theoĐiều 110 Hiến pháp năm 2013, CQĐP ở nước ta được tổ chức ở các cấpđơn vị hành chính,gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương)và cấp xã (xã, phường, thị trấn). Ngoài ra, CQĐP còn được tổ chức ở các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Đặc biệt, chế định CQĐP theo Hiến pháp năm 2013 đã có sự phát triển mới khi không quy định áp dụng một loại mô hình tổ chức CQĐP như nhau cho toàn quốc mà CQĐP được tổ chức dựa trên cơ sở đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Với cách quy định này, có thể hiểu rằng CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chính nhưng không phải ở tất cả các đơn vị hành chính CQĐP được tổ chức giống nhau.

Việc quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam đa dạng, phong phú nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mỗi địa phương; khắc phục tình trạng tổ chức CQĐP rập khuôn như trước đây.

Xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN - Đặc điểm, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam

Cấp CQĐP gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND).

Cấp CQĐP gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND).Tại Điều 111, Hiến pháp 2013 và Khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức CQĐP sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã ghi nhận: “Cấp CQĐP gồm có HĐND và UBND…”. Như vậy, cần phân biệt CQĐP và cấp CQĐP. Đối với CQĐP, như đã phân tích, theo tinh thần Hiến pháp 2013, CQĐP ở các đơn vị hành chính có tổ chức không giống nhau, có CQĐP có đủ HĐND và UBND, nhưng cũng có những CQĐP không bao gồm đầy đủ 2 thiết chế này. Mặt khác, cấp CQĐP theo quy định của Hiến pháp và luật, gồm HĐND và UBND. 

CQĐP trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là những pháp nhân công quyền, được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Cũng giống như doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng, CQĐP với tư cách là một cơ quan nhà nước, cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân.

Xét về phương diện tài sản, căn cứ hệ thống NSNN [1]và nguyên tắc quản lý NSNN và phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách[2]có thể thấy ngân sách của CQĐP phân tách độc lập tương đối với Trung ương và với các cấp CQĐP khác.

Vì vậy, có thể khẳng định CQĐP là một pháp nhân phi thương mại, hay còn gọi là pháp nhân công quyền, có ngân sách độc lập, nhằm thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương, nhân danh mình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm.

CQĐP ở những đơn vị hành chính khác nhau thực hiện những chức năng nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau theo quy định của pháp luật

Theoquy định tại Điều 112 Hiến pháp 2013,CQĐP có hai loại nhiệm vụ, quyền hạn, đó là tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. Điều này thể hiện quan điểm rằngcác chính sách, pháp luật sẽ do các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương ban hành, còn CQĐP các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước cấp trên.

Đồng thời nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp CQĐP. Ngoài ra, Khoản 3 Điều 112 Hiến pháp năm 2013cũng quy định:“Trong trường hợp cần thiết, CQĐP được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó” đã khắc phục tình trạng nhiều nhiệm vụ của trung ương được giao cho địa phương thực hiện nhưng chỉ giao việc mà không kèm theo các bảo đảm, điều kiện vật chất, nhân lực để thực hiện công việc.

2. Nhiệm vụ của CQĐP trong NNPQ XHCN Việt Nam

Thứ nhất, tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn địa phương

Tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trênđịa bàn địa phương là hoạt độngcủa CQĐP nhằm đưaHiến pháp,pháp luật vào đời sống xã hội, làm cho cácquy định của Hiến pháp và pháp luật sau khi ban hành có hiệu lực thực thi trong thực tế, hay nói cách khác, bảo đảm cho các nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đặt ra cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được tuân thủ đầy đủ, bảo đảm cho các quyền mà pháp luật ghi nhận chocáctổ chức, cá nhân, từ đó duy trì trật tự xã hội an ninh, an toàn, tạo môi trường thuận lợi cho địaphươngphát triển bền vững.

Thứ hai, quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của pháp luật

Song song với nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương, CQĐP còn có nhiệm vụ và quyền quyết định những vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật. Việc quyết định các vấn đề của địa phương phải được thực hiện trên cơ sở được phân cấp, phân quyền giữa Trung ương với CQĐP và giữa mỗi cấp CQĐP.Chỉ có trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền theo tinh thần phân cấp mạnh mẽ thì cơ chế xác định trách nhiệm, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền cũng như thực hiện việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức CQĐP sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Đặc biệt, khi thực hiện phân quyền, phân cấp phải gắn phân quyền với phân cấp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm các điều kiện cụ thể về ngân sách, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác cho các địa phương.

Xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN - Đặc điểm, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam (Hình 2).

Thực hiện phân quyền, phân cấp phải gắn phân quyền với phân cấp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ ba, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên uỷ quyền

Theo quy định tại Điều 14 của Luật Tổ chức CQĐP sửa đổi, bổ sung năm 2019,trong một số trường hợp cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền cho UBND cấp dưới trực tiếp, UBND có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, Chủ tịch UBND có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND cùng cấp, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể trên cơ sở pháp luật.

Thứ tư, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời, kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp dưới

TrongNNPQ XHCN Việt Nam, để đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước, nguyên tắc phân cấp, phân quyền, và đáp ứng yêu cầu kiểm soát trong thực hiện quyền lực nhà nước, CQĐP vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, vừa có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp dưới. Cụ thể:

HĐND thuộc CQĐP cấp trên (gọi tắt là HĐND cấp trên) có quyền giám sát, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND thuộc CQĐP cấp dưới (gọi tắt là HĐND cấp dưới). Trong trường hơp HĐND cấp dưới làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân, HĐND cấp trên có quyền giải tán HĐND cấp dưới. Tương ứng với đó, HĐND cấp dưới phải chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND của CQĐP cấp trên

UBND thuộc CQĐP cấp trên (gọi tắt là UBND cấp trên) giám sát, kiểm tra HĐND và UBND thuộc CQĐP cấp dưới (gọi tắt là UBND cấp dưới) thông qua 2 cơ chế: cơ chế cá nhân và cơ chế tập thể.

(1) cơ chế cá nhân: thể hiện qua thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp trên: đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND cấp dưới; Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới; giao quyền Chủ tịch UBND cấp dưới trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND giữa hai kỳ họp HĐND cấp dưới; Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới; Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp trên.

(2) cơ chế tập thể: thể hiện qua mối quan hệ giữa UBND cấp trên với UBND cấp dưới: UBND cấp dưới chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp của UBND trên; chấp hành mọi văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cấp trên; Khi gặp những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc chưa được pháp luật quy định, UBND cấp dưới phải báo cáo kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của UBND cấp trên; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của HĐND cấp dưới phải được UBND cấp trên phê duyệt; Về chuyên môn, UBND cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn; UBND cấp dưới bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu theo dõi các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp trên, tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Thứ năm, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn

Với sự uỷ quyền trực tiếp của người dân địa phương bằng những lá phiếu khi bầu cử, với sự giao quyền của trung ương bằng Hiến pháp và pháp luật, CQĐP có quyền quyết định những vấn đề:

(1) chủ trương, biện pháp bảo đảm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở đia phương; (2) cơ cấu tổ chức của CQĐP đó;

(3) quyết định (trên cơ sở trưng cầu dân ý) những vấn đề về lãnh thổ, địa giới, viêc sáp nhập hay chia tách những đơn vi ̣hành chính- tức là những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của đia phương đó. Đây cũng chính là những vấn đề rất “chính đáng” mà CQĐP thay mặt cho nhân dân địa phương có quyền quyết định. Cần nhấn mạnh rằng, những vấn đề CQĐP được quyết định phải dựa trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân địa phương bởi trong NNPQ XHCN Việt Nam, mọi quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. CQĐP  là thiết chế do nhân dân địa phương bầu ra nên tất yếu nó phải là tổ chức của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, “phục vụ” cộng đồng.

Nói cách khác, các tổ chức, cá nhân (hoạt động theo quy định của pháp luật) ở địa phương có quyền nhận được sự hỗ trợ của CQĐP. Sự hỗ trợ này được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau như: hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ cung cấp thông tin, hỗ trợ thị trường, hỗ trợ tài chính tín dụng, ̣hỗ trợt hông qua việc cung cấp các dicḥ vu ̣với giá phi lợi nhuận,….Tùy thuộc từng đối tượng, ̣tùy thuộc vào chính sách ưu tiên của mỗi CQĐP mà việc hỗ trợ sẽ khác nhau và có sự khác biệt theo từng thời điểm cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Hiến pháp năm 2013

2. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015

3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, bổ sung năm 2019

4. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015

[1] Điều 6 Luật NSNN 2015

[2] Điều 8, điều 9 Luật NSNN 2015

ThS. Nguyễn Việt Hà

Khoa Nhà nước- Pháp luật, Học viện Chính trị khu vực I

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước Pháp quyền

Thứ 4, 07/09/2022 | 10:45
Ngay từ khi mới ra đời, vấn đề quyền lực và sử dụng quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội đã trở thành vấn đề trung tâm của mọi hoạt động tư tưởng, lý luận.

[E] Vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong đời sống chính trị, xã hội hiện nay

Thứ 3, 09/08/2022 | 06:06
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta.
Cùng tác giả

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
Cùng chuyên mục

"Quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm"

Thứ 3, 21/03/2023 | 14:34
Đây là quan điểm của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ về vấn đề kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng.

Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam

Chủ nhật, 13/11/2022 | 09:00
Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa (NNPQXHCN) Việt Nam có những đặc trưng cơ bản như là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân...

Đặc điểm, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ 5, 20/10/2022 | 13:44
Chính quyền địa phương (CQĐP) là cơ quan Nhà nước ở địa phương, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các vấn đề của người dân địa phương.

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước Pháp quyền

Thứ 4, 07/09/2022 | 10:45
Ngay từ khi mới ra đời, vấn đề quyền lực và sử dụng quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội đã trở thành vấn đề trung tâm của mọi hoạt động tư tưởng, lý luận.
     
Nổi bật trong ngày

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.