Đảm bảo công bằng trong công nhận văn bằng đại học

Đảm bảo công bằng trong công nhận văn bằng đại học

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 2, 03/10/2022 20:12

Thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong việc chuyển đổi tín chỉ và công nhận bằng giữa các hệ thống giáo dục khác nhau.

Sáng 3/10, phiên khai mạc hội thảo khoa học quốc tế “Tăng cường năng lực quốc tế hoá giáo dục đại học trong lĩnh vực vấn đề công nhận bằng – chuyển đổi tín chỉ giữa các nước châu Âu và châu Á” được Trường Đại học Hà Nội phối hợp với Dự án Hợp tác Khu vực trong lĩnh vực công nhận văn bằng giữa các nước Châu Á (RecoASIA) tổ chức.

Hội thảo nhằm tạo diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nhận văn bằng.

Cùng với đó hướng tới chia sẻ thông tin về các phương pháp luận và phương pháp tiếp cận các thủ tục đánh giá và công nhận văn bằng trên bình diện quốc gia và quốc tế; thảo luận các giải pháp đảm bảo chất lượng và sự công bằng trong quá trình công nhận văn bằng; các giải pháp hỗ trợ thường xuyên cho hoạt động quốc tế hóa và công nhận các văn bằng tốt nghiệp ở châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới; công bố các kết quả nghiên cứu của Dự án RecoASIA.

Giáo dục - Đảm bảo công bằng trong công nhận văn bằng đại học

Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội Nguyễn Văn Trào (Ảnh: hanu.vn)

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Trào - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội nhấn mạnh, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học ngày càng sâu rộng như hiện nay, các trường đại học cần không ngừng nâng cao năng lực thể chế trong việc công nhận văn bằng, chứng chỉ quốc tế.

Hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia trên thế giới rất khác nhau nên mỗi quốc gia sẽ xây dựng và áp dụng quy trình riêng trong việc công nhận văn bằng.

Đại diện Trường Đại học Hà Nội tin tưởng rằng những nội dung trình bày và thảo luận tại hội thảo sẽ giúp nâng cao năng lực và chuyên môn trong quy trình công nhận văn bằng, tăng cường hợp tác giữa các trường thành viên, để trong tương lai có thể thúc đẩy hơn nữa hoạt động trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục đại học của châu Âu và châu Á.

Giáo dục - Đảm bảo công bằng trong công nhận văn bằng đại học (Hình 2).

Nhiều chuyên gia trong nước và thế giới tham gia hội thảo (Ảnh: hanu.vn).

Cũng tại buổi lễ, ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam chia sẻ trong thời gian hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc tới việc dạy và học trên toàn thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững số 4 (Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người).

Trong bối cảnh đó, Ủy ban Châu Âu đã chính thức thông qua ngân sách mới cho chương trình ERASMUS+ vào tháng 3/2021.

Trong 7 năm tới, từ năm 2021 đến năm 2027, Chương trình Erasmus+ của EU sẽ cấp 26,2 tỷ Euro trên toàn cầu, trong đó 30% sẽ được đầu tư vào các dự án hợp tác và các hoạt động phát triển chính sách.

Giáo dục đại học được xác định là trách nhiệm chung của 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Vì vậy, Liên minh Châu Âu luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực trao đổi, hợp tác học thuật cũng như cam kết sẽ thúc đẩy và hỗ trợ cho giáo dục đại học ngày càng phát triển hơn nữa

Hội thảo diễn ra từ ngày 3-6/10 với những nội dung chính như: Giới thiệu về Dự án RecoASIA; Hệ thống giáo dục đại học của các nước liên minh châu Âu, châu Á và Việt Nam; Các vấn đề công nhận văn bằng - chuyển đổi tín chỉ ở châu Âu, châu Á và Việt Nam; Đối chiếu với các quy tắc công nhận văn bằng - chuyển đổi tín chỉ ở các nước châu Á (Campuchia, Mông Cổ, Sri Lanka, Thái lan và Việt Nam); Công nhận văn bằng đối với người tị nạn; Công ước toàn cầu về công nhận văn bằng liên quan đến giáo dục đại học ở châu Á; Công ước Lisbon và Công ước Toàn cầu; Quản lý tài chính dự án RecoASIA.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.