Đau nhói ngực nhưng ngại đi khám, cụ ông nguy cơ suy tim

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 4, 01/03/2023 10:56

Bác sĩ Bệnh viện Gia Đình khuyến cáo người dân từ độ tuổi trung niên tuyệt đối không chủ quan khi nghe cơ thể lên tiếng dù thường xuyên hay không thường xuyên.

Bệnh nhân N.N (74 tuổi, ở Hoà Vang - Đà Nẵng) trước đó có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu kèm thỉnh thoảng đau nhói ngực nhưng ngại việc đi khám thường xuyên. Đêm mùng 7 Tết âm lịch (28/01/2023) đau ngực nhiều, đánh thức giấc ngủ giữa đêm, bệnh nhân đến bệnh viện Gia Đình trong tình trạng đau ngực quá sức chịu đựng. Tại đây, được các bác sĩ thăm khám và nhận định là Hội chứng Động mạch vành cấp (hay còn gọi là sự tắc nghẽn cấp tính của hệ động mạch vành).

Sức khỏe - Đau nhói ngực nhưng ngại đi khám, cụ ông nguy cơ suy tim

Êkip đang thực hiện tái thông mạch vành

Ê-kíp cấp cứu khám trong đêm thực hiện các cận lâm sàng cần thiết và chụp động mạch vành khẩn trong rạng sáng cùng ngày nhập viện. Với kết quả chụp động mạch vành các bác sỹ kết luận bệnh nhân bị tổn thương phức tạp hệ động mạch vành với tình trạng: Tắc mạn tính một động mạch nuôi tim; Hẹp nặng 2 nhánh động mạch còn lại nuôi quả tim. Tắc mạn tính động mạch vành (hay còn gọi CTO - Chronic Total Occlusion) là tình trạng tổn thương tắc hoàn toàn động mạch vành, kéo dài trên 3 tháng.

Nhận định đây là ca bệnh mạch vành phức tạp nên ê-kíp các Bác sỹ của Đơn vị Hồi sức cấp cứu đột quỵ Can thiệp mạch - Bệnh viện Gia Đình đã hội chẩn ngay trong ngày và quyết định phác đồ điều trị với 2 lần can thiệp. Trước tiên, Bệnh nhân sẽ được tái thông mạch vành bằng đặt stent nong tổn thương động mạch gây cơn nhồi máu cơ tim cấp tính trước. Sau khi sức khoẻ bệnh nhân ổn định, sẽ tiếp tục can thiệp trì hoãn 2 nhánh động mạch vành còn lại.

2 tuần kể từ khi can thiệp lần 1 trên nhánh động mạch gây nhồi máu cơ tim, bác N. đã được ê-kíp các bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu Đột quỵ Can thiệp mạch tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình phối hợp cùng chuyên gia đầu ngành từ Viện Tim Mạch Việt Nam khơi thông nhánh động mạch vành bị tắc mạn tính còn lại. Sau cả 2 lần can thiệp đặt stent, sức khỏe bác N.N đều ổn định, có thể ăn uống và đi lại bình thường, không ảnh hưởng hoạt động hàng ngày và đã được xuất viện sau 4 ngày theo dõi và tiếp tục dùng thuốc điều trị ngoại trú.

Sức khỏe - Đau nhói ngực nhưng ngại đi khám, cụ ông nguy cơ suy tim  (Hình 2).

Người dân từ độ tuổi trung niên tuyệt đối không chủ quan khi nghe cơ thể lên tiếng dù thường xuyên hay không thường xuyên.

BS.CKII Đặng Công Hoàng và Ths Bs. Nguyễn Hữu Mạnh Đức - Khoa Hồi sức cấp cứu Đột quỵ - Bệnh viện Gia Đình cho biết rằng: Tái thông động mạch vành là một trong những phương pháp điều trị chính bên cạnh dùng thuốc đặc trị trong bệnh động mạch vành, ngừa suy tim đột tử lâu dài, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh với giảm đau thắt ngực.

Có 2 phương pháp tái thông được sử dụng nhiều hiện nay: Can thiệp đặt stent dưới màn huỳnh quang tăng sáng hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành. Việc lựa chọn phương pháp tái thông mạch vành nào sẽ tùy thuộc đặc điểm của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân NN. là trường hợp bệnh mạch vành có tổn thương phức tạp, trong đó có tổn thương tắc hoàn toàn mạn tính 1 nhánh động mạch vành.

Việc tái thông được động mạch vành đã tắc mạn tính giúp giảm nguy cơ đột tử do tim, cải thiện chức năng tim, số lần đau thắt ngực ít hơn.

Với phương pháp can thiệp mở thông mạch vành bằng đặt stent qua da được thực hiện phụ thuộc đặc điểm tổn thương bệnh nhân, trang thiết bị của cơ sở y tế và đội ngũ chuyên gia thực hiện tại cơ sở y tế đó.

Sức khỏe - Đau nhói ngực nhưng ngại đi khám, cụ ông nguy cơ suy tim  (Hình 3).

Thạc sỹ Bác sỹ Nguyễn Hữu Mạnh Đức cùng bệnh nhân

Việc tái thông mạch vành bằng đặt stent chỉ để lại vết chọc kim nhỏ nơi cổ tay hoặc bẹn, mọi thao tác đều thực hiện qua đường ống thông bằng nhựa đặc chủng. Ưu điểm của phương pháp này là giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, thông thường sẽ được xuất viện sớm 1-2 ngày sau can thiệp.

Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành, với phương pháp phẫu thuật bắc cầu nối mở xương ức khâu chỉ thép có nhiều hạn chế là sẽ gây đau xương ức lâu dài cho bệnh nhân.

Qua đây, các bác sĩ Bệnh viện Gia Đình cũng khuyến cáo người dân từ độ tuổi trung niên trở đi, có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu hoặc hút thuốc lá thường xuyên tuyệt đối không chủ quan khi nghe cơ thể lên tiếng dù thường xuyên hay không thường xuyên.

Trong đó, bao gồm đau ngực sau xương ức khi gắng sức, khó thở, cảm giác choáng ngất, thậm chí chỉ mệt hay nặng ngực cũng nên kiểm tra sớm sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó dùng thuốc thường xuyên, giữ tốt mức huyết áp, mức đường máu, mức mỡ máu vì một trái tim khỏe mạnh quý giá duy nhất của mỗi người.

Trong trường hợp không may tổn thương động mạch vành phức tạp, Bệnh nhân được khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế uy tiến và có trang thiết bị hiện đại để được điều trị cũng như tái thông mạch vành kịp thời nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và có sức khỏe lâu dài.

HUY CƯỜNG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.