ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Kinh doanh nước sạch phục vụ hay đẩy rủi ro cho nhân dân?

ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Kinh doanh nước sạch phục vụ hay đẩy rủi ro cho nhân dân?

Thứ 4, 20/11/2019 | 14:51
0
Sáng 20/11, thương vụ chuyển nhượng 34% vốn công ty Nước mặt Sông Đuống cho doanh nghiệp Thái Lan được nhiều ĐBQH đưa ra bàn luận, từ đó đề xuất đưa ngành nghề nhạy cảm này vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Thảo luận tại hội trường, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) nêu băn khoăn: "Dịch vụ sản xuất kinh doanh nước sạch, tôi không thấy trong danh mục kinh doanh có điều kiện. Tôi đề nghị xem lại nước sạch có nằm trong ngành nghề thực phẩm không, nếu không thì tôi đề nghị thêm vào".

Bên cạnh đó, ông Nghĩa cho rằng: "Chúng ta xây dựng các dịch vụ sản xuất kinh doanh có điều kiện để đưa vào danh mục, nhưng đến khi Chính phủ ban hành các điều kiện thì tôi thấy có nhiều lỏng lẻo".

Đầu tư - ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Kinh doanh nước sạch phục vụ hay đẩy rủi ro cho nhân dân?

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Ngọc Thắng.

Từ đó, ông kiến nghị: "Trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay, khi thiết lập các điều kiện cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chúng ta phải xem xét rất kỹ có những ngành nghề phải hạn chế chuyển nhượng ở bên ngoài Việt Nam, có những ngành nghề phải hạn chế người nước ngoài sở hữu, không cho họ sở hữu đa số. Ví dụ như vấn đề kinh doanh nước sạch hôm trước tôi có kiến nghị, ở những đô thị lớn vấn đề an ninh nguồn nước rất quan trọng và chúng ta có nên đưa vào những điều kiện không cho nước ngoài sở hữu, nhà đầu tư vào có thể chuyển nhượng qua lại".

 Trao đổi với báo chí trước đó, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng, việc kêu gọi những doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư nhà máy nước sạch là một chủ trương đúng nhưng tại các nhà máy nước sạch ở những đô thị lớn như TP.Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội thì Nhà nước nên xem xét để chiếm một phần chi phối trong các công ty này.

Lý do ông Nghĩa đưa ra đề nghị này là vì thứ nhất nước sạch là vấn đề an ninh quan trọng, đặc biệt, tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh có khoảng 13 triệu dân, Hà Nội có khoảng 10 triệu dân hàng ngày dùng nước sạch. Nếu không kiểm soát được nguồn nước và việc cung cấp nước thì đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, gây hệ quả nghiêm trọng.

Đồng quan điểm với ĐBQH Nghĩa, ĐBQH Hồ Thanh Bình (An Giang) thống nhất đưa kinh doanh nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì liên quan an ninh nguồn nước.

Tuy nhiên, đối với ý kiến của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa về kiến nghị nên hạn chế sở hữu nước ngoài ở một số ngành nghề, trong đó kinh doanh nước sạch thì ông Bình cho rằng không nên phân biệt đối tượng đầu tư.

"Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này đã tạo sự cạnh tranh, phát triển cho ngành nước sạch", ĐBQH đoàn An Giang nhấn mạnh.

Bổ sung ý kiến của mình sau phát biểu của ông Hồ Thanh Bình, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa giải thích, ông không phản đối tư nhân tham gia kinh doanh nước sạch hay cấm chuyển nhượng vốn, song ông cho rằng nước sạch, nhất là ở các đô thị lớn đã trở thành vấn đề an ninh.

Theo ông Nghĩa, ở một số quốc gia, các ngành nghề liên quan đến vấn đề an ninh có những thiết chế luật ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng tác động đến vấn đề an ninh quốc gia, Việt Nam cũng nên suy nghĩ, thiết kế công cụ tương tự.

Vị đại biểu TP.HCM nhắc đến câu chuyện chuyển nhượng 34% vốn tại dự án nước sạch sông Đuống cho tỷ phú Thái Lan và đặt câu hỏi: "Một nhà máy nước cung cấp nước cho mấy triệu dân, nhưng chúng ta có biết ai đứng sau những công ty ấy không?".

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cũng cảnh báo có những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 30%, có thể 50-60% rồi chuyển nhượng, khi tìm hiểu ra họ lại là những công ty đăng ký tại các thiên đường thuế ở Cayman (Islands), vốn chỉ 5-10 nghìn USD.

Tại hội trường sáng 20/11, câu chuyện chuyển nhượng vốn tại Công ty Nước mặt Sông Đuống cũng được ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nhắc đến. Ông đề nghị cần có thủ tục để kiểm soát việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” hay các “dự án lòng vòng”.

Dẫn thông tin nhà đầu tư người Thái vừa tham gia hội đồng quản trị, vừa tham gia ban kiểm soát nhà máy nước sông Đuống, ông Nhưỡng bày tỏ sự lo lắng và đề nghị cần xem nhà đầu tư có thực sự làm dự án kinh doanh phục vụ nhân dân hay không hay chỉ kiếm lợi nhuận rồi đẩy rủi ro cho người khác, nhất là nhân dân.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng lo lắng về việc người Thái nắm quyền kiểm soát công ty Nước mặt sông Đuống.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng - Bến Tre

Cũng liên quan đến ngành nghề kinh doanh nước sạch, câu chuyện gây rúng động dư luận hồi tháng 10/2019 khi kẻ xấu đổ dầu thải vào nguồn nước do Công ty nước sạch Sông Đà cung cấp vẫn còn nguyên sức nóng tại nghị trường.

Đầu tư - ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Kinh doanh nước sạch phục vụ hay đẩy rủi ro cho nhân dân? (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Thị Xuân Thu. Ảnh: Ngọc Thắng

ĐBQH, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu (đoàn Khánh Hòa) nhấn mạnh, việc này đã ảnh hưởng tới sức khoẻ hàng triệu người dân Thủ đô, chưa kể phải tốn chi phí sục rửa đường ống, bể chứa nước...

Bà so sánh hình ảnh người dân Thủ đô phải rồng rắn xếp hàng lấy nước sạch với hình ảnh cách đây vài chục năm khi còn bao cấp và đề nghị: "Kinh doanh nước sạch phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu không sẽ gây khó khăn cho quản lý Nhà nước, rủi ro với sức khoẻ người tiêu dùng và phải ràng buộc trách nhiệm chính quyền địa phương trong giải quyết sự cố".

Công Luân - Hoa Liên

Shark Liên rời ghế CEO công ty nước sạch sông Đuống

Thứ 3, 19/11/2019 | 16:20
Trong khi dư luận còn đang "nóng" vụ "cõng lãi vay" cho công ty nước sạch sông Đuống thì Shark Đỗ Liên lại vừa rút khỏi ghế Tổng giám đốc công ty này.

Shark Liên, nước Sông Đuống và thị dân

Thứ 6, 15/11/2019 | 07:00
Dự án đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, chỉ bỏ ra khoảng 1.500 tỷ đồng ban đầu, rồi đi vay 3.998 tỷ đồng. Lãi vay thì tính vào giá bán nước. Dự án hoàn thành giai đoạn 1 liền bán 34% cổ phần cho đối tác ngoại, “chốt sale” bỏ túi 2.000 tỷ đồng. Đây chính xác là chiến lược đầu tư của Shark Liên – người có phát ngôn nổi tiếng: "Kinh doanh không cần lợi nhuận, có lợi nhuận cũng đem làm từ thiện hết”.

Chuyên gia kinh tế: "Giá nước sạch sông Đuống đắt thế sao Hà Nội vẫn duyệt mua?"

Thứ 4, 13/11/2019 | 18:36
Việc Hà Nội mua nước sạch sông Đuống với giá 10.246 đồng/m3 thu hút sự quan tâm của dư luận. Một số chuyên gia cho rằng, đầu tư dự án mà rủi ro đẩy về phía người dân, doanh nghiệp hưởng lợi ích thì ai cũng có thể làm. Cần thiết việc kiểm toán Nhà nước, các cơ quan thanh tra vào cuộc làm rõ.

Nữ tỉ phú Thái Lan vừa chi nghìn tỷ mua cổ phần nước mặt sông Đuống giàu có tới mức nào?

Thứ 4, 06/11/2019 | 06:11
Nữ tỉ phú Thái Lan Jareeporn Jarukornsakul hiện là một trong người phụ nữ giàu có, quyền lực bậc nhất tại Thái Lan với khối tài sản 865 triệu USD.

Shark Liên nói "đầu tư không cần lợi nhuận”, vì sao giá nước sông Đuống đắt gấp đôi nước sông Đà?

Thứ 4, 30/10/2019 | 16:22
Nhà máy Nước mặt sông Đuống đang áp dụng mức giá tạm tính là 7,700đ/m3. Còn mức giá nước được phê duyệt từ tháng 10/2017 là: 10.246 đồng/m3. Trong khi đó, hiện mức giá bán của nước sông Đà là: 5.069,76 đồng/m3.
Cùng tác giả

Nhìn từ vụ bà giết cháu ở Nghệ An: Đau lòng gia đình ông bà - cháu ở những miền quê

Thứ 2, 11/11/2019 | 08:22
Một tay nuôi cháu từ khi còn đỏ hỏn, giờ cháu hư hỗn phận làm ông làm bà chẳng biết làm sao…

Đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật nguyên Chủ tịch Petrolimex Bùi Ngọc Bảo

Thứ 5, 31/10/2019 | 16:42
UBKTTW vừa họp kỳ 40, dưới sự chủ trì của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã xem xét các vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex.

Dàn lãnh đạo người nhà của tập đoàn nghìn tỷ Kosy

Thứ 4, 16/10/2019 | 11:13
Là một công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán, Kosy Group vẫn chịu sự chi phối khá lớn từ Chủ tịch Nguyễn Việt Cường và người nhà, từ tỷ lệ sở hữu gần 70% cho tới hàng loạt chức vụ chủ chốt trong ban điều hành.

Bi hài đề xuất đổi kẹo bánh, rượu bia lấy máy bay ở Nội Bài

Thứ 3, 01/10/2019 | 16:23
Chiếc máy bay Boeing bị bỏ quên 12 năm thỉnh thoảng lại được nhắc đến trong những đề xuất hài hước của các đơn vị. Nhưng 12 năm qua, câu trả lời của cơ quan chức năng vẫn là cái lắc đầu tuyệt tình.

Đốt pháo sáng, ẩu đả trên sân Hàng Đẫy: Thế nào là yêu bóng đá văn minh?

Thứ 6, 13/09/2019 | 07:44
Chỉ sau 90 phút trên sân Hàng Đẫy, mọi cố gắng nỗ lực xây dựng hình ảnh một đội CĐV Nam Định nhiệt huyết, chuyên nghiệp, có bản sắc, văn minh đã bị “đốt cháy” bằng một quả pháo sáng nã thẳng như rocket trên sân.
Cùng chuyên mục

Để gạo Việt Nam duy trì vị trí số 1 tại thị trường Philippines

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Dấu hiệu cho thấy Philippines đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và định hướng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:26
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).

Thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Thứ 3, 26/03/2024 | 21:00
Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.

Hơn 92% cửa hàng bán lẻ xăng dầu phát hành hóa đơn từng lần bán hàng

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:31
Thông tin từ Tổng cục Thuế, tính đến ngày 24/3/2024, vẫn còn 5/63 Cục Thuế có tiến độ dưới 70% về xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu.

Thị trường cà phê trở lại xu hướng tăng

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:30
Chất lượng cà phê của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:26
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Để gạo Việt Nam duy trì vị trí số 1 tại thị trường Philippines

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Dấu hiệu cho thấy Philippines đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và định hướng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.