ĐBQH: Đề nghị có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 6, 28/10/2022 16:11

Khẳng định công nhân là lực lượng có vị trí vô cùng quan trọng, nhưng theo ĐBQH quy định hiện hành chưa có chế định riêng về nhà ở phù hợp cho đối tượng này.

Thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội sáng 28/10, đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang) nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.

Tuy nhiên, ông cũng góp ý về một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách nhà ở cho công nhân. Từ thực tiễn địa phương, đại biểu Trần Văn Tuấn kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có cơ chế chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân.

Bởi công nhân là lực lượng có vị trí vô cùng quan trọng, có những đặc điểm, đặc thù so với các lực lượng lao động khác, nhưng quy định hiện hành chưa có chế định riêng về nhà ở phù hợp với đối tượng này. Hoặc chỉ là những quy định rải rác trong một số văn bản có liên quan và còn có những bất cập như tại điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.

Tiêu điểm - ĐBQH: Đề nghị có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân

ĐBQH Trần Văn Tuấn đóng góp ý kiến (Ảnh: Quochoi.vn).

Cụ thể, theo điều 49 của Luật Nhà ở 2014, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Hay tại Nghị định 100 của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội, một trong những điều kiện được hưởng chính sách này là chưa có nhà, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, quy định trên không hợp lý, vì nhiều công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc đối tượng hộ nghèo, thu nhập thấp. Mặc dù, họ đã có nhà ở quê, sống cùng bố mẹ và anh chị em, nhưng do đi làm ăn xa, điều kiện chỗ ở chật chội, nên rất cần được xem xét hỗ trợ nhà ở.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở cho công nhân thuê.

Ông đề nghị tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cá nhân xây dựng nhà ở cho công nhân. Tại thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp đã nhấn mạnh mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030 xây dựng 1 triệu nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, người thu nhập thấp.

Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi cần nguồn lực rất lớn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, trong đó không chỉ có các doanh nghiệp mà còn huy động cả nguồn lực từ các cá nhân, hộ gia đình.

Tiêu điểm - ĐBQH: Đề nghị có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân (Hình 2).

Cần có cơ chế chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân (Ảnh minh hoạ: Hữu Thắng).

“Từ thực tiễn ở Bắc Giang, hiện chúng tôi có hơn 5.000 nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân xây dựng, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng cho công nhân thuê.

Tuy nhiên, số lượng nhà ở như vậy chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở cho công nhân nên cần tiếp tục khuyến khích các cá nhân xây dựng thêm nhà ở cho công nhân với số lượng khoảng 180.000 nhà ở”, ông Tuấn nói và đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan tiếp tục cụ thể hoá, triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đã được quy định tại Luật Nhà ở, nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở cho công nhân thuê.

Đồng thời, chú trọng triển khai cơ chế vay ưu đãi cho các hộ gia đình đầu tư, xây dựng nhà ở cho công nhân.

“Nếu làm được như vậy tôi tin rằng nhất là những người dân bị đã bị thu hồi đất để phục vụ cho sản xuất công nghiệp và đô thị sẽ yên tâm, phấn khởi và tích cực ủng hộ chủ trương phát triển công nghiệp”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Nhà ở xã hội chưa đáp ứng đủ 

Trong khi đó, đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang) cũng cho rằng hiện nay lực lượng công nhân lao động nhập cư, làm việc trong các khu, cụm công nghiệp còn nhiều khó khăn trong việc tìm chỗ ở chỗ học cho con, do nhà ở xã hội chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Ngoài nhà ở, nhóm lao động này còn gặp khó khăn khi thiếu nhà trẻ, mẫu giáo, các cơ sở giáo dục phổ thông, nhất là thiếu điểm giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi.

Đại biểu nêu thực tế, từ sau đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều gia đình công nhân lao động nhập cư muốn cho con quay trở lại cùng sinh sống để tiện bề giáo dục, nuôi dưỡng, gắn kết tình cảm gia đình, giữ gìn truyền thống, nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển trường cho con. Bên cạnh đó mỗi địa phương chọn những bộ sách giáo khoakhác nhau, nên khi chuyển trường thì phải mua lại bộ sách khác và quen dần với bộ sách mới, đối với người lao động còn gặp rất nhiều khó khăn.

Từđó, đại biểu đoàn Hậu Giang kiến nghị, cần quyết tâm và thực hiện hiệu quả hơn nữa các chủ trương, chính sách về công tác quy hoạch, đầu tư, các thiết chế phục vụ người lao động và con em của họ tại các đô thị, khu công nghiệp tập trung, như nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo và cơ sở giáo dục phổ thông.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.