ĐBQH: Không phải trại giam nào cũng đủ điều kiện tổ chức cho phạm nhân lao động

ĐBQH: Không phải trại giam nào cũng đủ điều kiện tổ chức cho phạm nhân lao động

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 23/05/2019 | 14:00
0
Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng, việc tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam cần phải nghiên cứu kỹ, đồng thời đại biểu cũng lo ngại về tính phổ biến.

Chiều ngày 22/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Trong đó, về tổ chức cho phạm nhân lao động (Điều 33), đa số ý kiến tán thành việc dự thảo Luật bổ sung quy định cho phép trại giam phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tổ chức cho phạm nhân lao động và có thể tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam, đồng thời cần quy định chặt chẽ các điều kiện để đưa phạm nhân ra lao động ngoài trại giam.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, không bảo đảm tính nghiêm minh của bản án, gây tâm lý lo lắng cho nhân dân ở khu vực phạm nhân lao động, dễ xảy ra tình trạng phạm nhân mang vật cấm vào trại giam và nguy cơ phạm nhân trốn.

Trước ý kiến này, UBTVQH nhận thấy: “Chính sách nhất quán của Nhà nước ta từ trước đến nay là: “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội…” (Điểm e khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự).

"Do đó, đối với người bị phạt tù thì lao động, học tập (bao gồm cả học nghề) là nghĩa vụ và là một trong những yêu cầu quan trọng của công tác giáo dục người chấp hành án phạt tù. Việc giam giữ tập trung phạm nhân với số lượng lớn trong một thời gian dài, nếu không tổ chức cho họ lao động thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nguy cơ mất an ninh, an toàn tại các trại giam. Vì vậy, công tác tổ chức lao động cho phạm nhân vừa nhằm giáo dục cải tạo, dạy nghề, cải thiện chế độ ăn, tạo thêm khoản thu nhập, chuẩn bị cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời cũng là biện pháp quản lý hiệu quả…”, bà Lê Thị Nga nêu trong báo cáo.

Nghe Audio: ĐBQH Bùi Sĩ lợi nói về tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam

ĐBQH Bùi Sĩ lợi nói về tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam

Trước những ý kiến này, bên lề kỳ họp 7, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã trao đổi với ĐBQH Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Thưa đại biểuviệc đưa phạm nhân ra ngoài trại giam lao động có thuận lợi, khó khăn thế nào? Việc này, chúng ta đã có cơ chế gì để giám sát?

Thực hiện chính sách đưa phạm nhân ra lao động hoặc tìm một khu vực để phạm nhân lao động trong thời gian thụ hình của mình. Ở đây, chúng ta phải cân nhắc hai vấn đề: Một là, điều kiện của trại tạm giam, tạm giữ, mà qua khảo sát của chúng tôi, thì có nơi có điều kiện, nhưng có nơi lại không đủ điều kiện. Ví dụ, ở những vùng độc lập, cách ly hẳn với cộng đồng dân cư, thì đó là một điều thuận lợi, có một quỹ đất sản xuất rộng, đó cũng là thuận lợi để giúp cho phạm nhân có kỹ năng tốt hơn khi tái hoà nhập cộng đồng.

Chính sách - ĐBQH: Không phải trại giam nào cũng đủ điều kiện tổ chức cho phạm nhân lao động

Có nên đưa phạm nhân ra ngoài trại giam lao động hay không đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều (Ảnh minh hoạ).

Tôi đã đi nhiều nhà giam, thấy phạm nhân sản xuất rất tốt, thậm chí sản xuất rau sạch, sản xuất ra những của cải vật chất để đáp ứng và nâng cao được chất lượng cuộc sống của phạm nhân. Đó là điều chúng ta hoan nghênh.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề mà tôi lo ngại về tính phổ biến của nó. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến tính phổ biến của nó. Nếu chúng ta áp dụng như vậy ở tất cả các trại thì rõ ràng là phải cân nhắc. Bây giờ phải chia ra những loại trại tính đến chuyện quy hoạch chung. Trại giam phải đủ quỹ đất, đảm bảo xa khu dân cư… Bởi vì, có sự tác động giữa cộng đồng dân cư với phạm nhân, mà yếu tố của phạm nhân là chúng ta cách ly họ ra khỏi xã hội, để họ trong một điều kiện lao động, học tập tốt hơn để họ nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình để họ trở thành con người tốt hơn.

Nhưng, cho phạm nhân ra gần khu dân cư sinh sống thì sẽ ảnh hưởng, chưa kể điều kiện quản lý sẽ cực kỳ khó. Cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp với từng trại giam, từng địa phương, từng vùng.

Vậy theo ông, quá trình để đưa phạm ra ngoài lao động có cần một lộ trình cụ thể không, hay có thể áp dụng luôn trong thời điểm hiện tại?

Trong tội phạm thì có quy định: Tù có thời hạn, trong tù có thời hạn cũng có nhiều, bình thường, trọng án,… đây là một vấn đề cần phải suy nghĩ và phân định. Loại nào được ra ngoài sản xuất và loại nào không được ra ngoài sản xuất. Ví dụ như tội phạm buôn bán ma túy,… tù chung thân, mà đưa ra lao động sản xuất như vậy thì vô hình chung là rất khó. 

Hay những tội phạm kinh tế, tù chung thân, tù dài hạn, thì chúng ta phải có một tính toán khu vực sản xuất, khu vực sản xuất đó phải được gìn giữ, phải được quy hoạch bảo vệ chặt chẽ, bảo đảm cho phạm nhân không có điều kiện, để họ nâng dần kỹ năng sống trong những ngày chấp hành án phạt tù, giúp cho họ cải tạo tốt hơn, trở thành những người công dân tốt cho xã hội khi tái hòa nhập cộng đồng.

Có một số đối tượng cũng phải phân loại, loại nào được áp dụng, loại nào không được áp dụng, và vùng nào được áp dụng. Như vùng nào có nhiều đất sản xuất trong trại giam thì phải khuyến khích, nhưng nếu cho ra ngoài làm cùng với dân thì đây là điều chúng ta phải suy nghĩ.

Chính sách - ĐBQH: Không phải trại giam nào cũng đủ điều kiện tổ chức cho phạm nhân lao động (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Tạo lo ngại về tính phổ biến của việc đưa phạm nhân ra lao động ngoài trại giam. 

Ví dụ, trùm buôn bán ma túy mà cho ra ngoài sản xuất gặp gỡ người dân thì chúng ta đâu có đủ người, đủ biên chế để kiểm soát, đó là một mối hiểm họa, mà không giúp cho họ trở thành một người tốt được.

Phải hiểu rằng, quyền con người, quyền công dân phải bảo đảm, nhưng họ là những người thuộc đối tượng điều chỉnh, đang thụ hình, đang chấp hành bản án có hiệu lực của toà án nhân dân, sự phán xét của một cơ quan nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để bình thường như các công dân khác là điều không thể chấp nhận được.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc đưa phạm nhân ra ngoài cải tạo dẫn đến việc phạm nhân dễ bỏ trốn, ông nghĩ sao?

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, mà mọi người phải chấp hành, chứ không rơi vào một trường hợp bất kỳ nào hết. Người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì toà án nhân dân có thẩm quyền đã tuyên một bản án mà họ phải chấp hành.

Đó là hình phạt họ phải chịu đối với cộng đồng, xã hội, còn việc đưa phạm nhân ra ngoài trại giam để lao động là điều kiện giúp họ cải tạo tốt hơn, phấn đấu tốt hơn, trở thành con người tốt, để tái hòa nhập với cộng đồng, chứ không phải mình ở tù rồi là bỏ, không phải như thế.

Việc đưa ra ngoài lao động nhằm giúp cho phạm nhân kỹ năng sống tốt hơn. Để họ phục thiện tốt hơn, họ trở thành một con người tốt để tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, không làm việc, ngồi một chỗ, con người ta sao trở thành một con người tốt được? Trong tương lai, họ hết tù, họ trở thành một công dân của đất nước, những lỗi lầm họ đã làm, họ chuộc trong thời gian ở tù và cố gắng trở thành người tốt. Nên tôi cho rằng đây là tính nhân văn.

Xin cảm ơn ông!

Cảnh báo việc quản lý tù nhân

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, đại biểu Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: “Cơ bản tôi đồng tình các điều khoản tại dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Tuy nhiên, các ĐBQH đang băn khoăn ở quy định các trại giam khi có đủ điều kiện thì lựa chọn những tù nhân có phẩm chất rèn luyện tốt có thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp ngoài khu tập trung của trại giam.

Điều này, có một việc rất tốt đó là rèn luyện tay nghề, nâng cao kỹ năng để khi phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng thì có thể tiếp cận được vấn đề sản xuất kinh doanh, đáp ứng cuộc sống khi hoàn thành cải tạo và trung tâm đó không có điều kiện để cho phạm nhân lao động sản xuất. Vì thế, xét về lý thì điều này vừa tạo cơ hội cho các trại giam, tạo cơ hội cho phạm nhân rèn luyện, nâng cao kỹ năng tay nghề, đào tạo nghề ngoài ra còn có thêm thu nhập bằng những sản phẩm mình làm ra.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến băn khoăn về lợi nhuận của doanh nghiệp và một bên sản xuất của người lao động là phạm nhân. Nên, tôi đồng ý với ý kiến của Chính Phủ nhưng phải có các quy định rất chặt chẽ, một là quản lý, hai là làm sao tránh được tình trạng khi phạm nhân ra khỏi trại giam mà lao động ở các doanh nghiệp ngoài trại giam có thể sẽ bỏ trốn, đây là điều cần hết sức lưu ý.

Thêm nữa, cần phải bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đã tham gia lao động thì phải được hưởng tiền lương, có thu nhập. Nếu những người tù nhân trước đây tham gia BHXH thì nay có thể cho tham gia BHXH.

Có một điểm các đại biểu băn khoăn là trong kỳ họp này chúng ta sẽ thông qua phê chuẩn công ước 98, đây là công ước đảm bảo tổ chức quyền lợi cho người lao động.

Tuy nhiên, tôi vẫn cảnh báo câu chuyện là quản lý tù nhân làm sao cho tốt, thêm nữa giải thích tuyên truyền, thực hiện chính sách cho tù giam thật đảm bảo nguyên tắc chống cho được lao động cưỡng bức”.

Màn đối đáp gay gắt của Chủ tịch tập đoàn EVN với ĐBQH về tăng giá điện

Thứ 4, 22/05/2019 | 15:00
Phát biểu tại thảo luận tổ về kinh tế - xã hội sáng 22/5, nhiều đại biểu đã nêu lên những băn khoăn về giá điện. Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra lời giải thích tuy nhiên, đại biểu khác đã phản biện.

Các bộ, cơ quan TW chi không đúng chế độ: ĐBQH nêu trách nhiệm của người đứng đầu

Thứ 4, 22/05/2019 | 10:00
Để xảy ra tình trạng chi không đúng chế độ, ĐBQH Phạm Văn Hoà cho rằng, cần phải truy trách nhiệm của người đứng đầu. 

ĐBQH đề xuất Chính phủ xem xét có thể bỏ thi THPT, chỉ xét tuyển cấp bằng

Thứ 3, 21/05/2019 | 16:24
Xoay quanh dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) được thảo luận tại nghị trường sáng ngày 21/5, ĐBQH cho rằng trước mắt vẫn quy định thi THPT, nhưng về sau nghiên cứu tuỳ vào tình hình thực tế có thể bỏ thi.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4 trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:06
Cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc trong trường hợp nào là vấn đề nhiều người quan tâm.

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Trong đó, có những vi phạm đối với Ban Thường vụ tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Đề xuất 2 phương án phạt cọc và trường hợp không phạt cọc

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:00
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn phạt cọc là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4 trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:06
Cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc trong trường hợp nào là vấn đề nhiều người quan tâm.