ĐBQH Phạm Tất Thắng: Ngành giáo dục phải có giải pháp để tuyển dụng được những người phù hợp

ĐBQH Phạm Tất Thắng: Ngành giáo dục phải có giải pháp để tuyển dụng được những người phù hợp

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 29/05/2019 | 06:10
2
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi ở Sơn La đang gây xôn xao dư luận, ĐBQH Phạm Tất Thắng nêu quan điểm của mình xoay quanh vấn đề quản lý, giám sát con người ở các địa phương.

Những ngày qua, vụ việc gian lận điểm thi ở Sơn La tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận, khi có bị can khai, trung bình mỗi trường hợp giúp rút bài, sửa nâng điểm có “giá” là một tỷ đồng. Xoay quanh vụ việc này, nhiều ý kiến cho rằng việc có thể đổi tiền lấy điểm sẽ gây ra nhiều hệ luỵ, cùng với đó trách nhiệm giám sát của địa phương trong việc này ở đâu khi để xảy ra vụ việc tiêu cực không đáng có?

Trước những ý kiến này, bên hành lang Quốc hội phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe phân tích từ ĐBQH Phạm Tất Thắng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội).

Xem video: ĐBQH Phạm Tất Thắng nói về gian lận thi cử ở Sơn La

ĐBQH Phạm Tất Thắng nói về gian lận thi cử ở Sơn La

Thưa đại biểu, có thông tin bị can khai mỗi trường hợp nâng điểm có “giá” 1 tỷ đồng/thí sinh, ông đánh giá thế nào về việc chỉ cần chi 1 tỷ mà có thể đỗ được đại học?

Mục tiêu của bất cứ kỳ thi nào, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia gắn với mục tiêu là xét tuyển cao đẳng đại học thì kỳ thi đó phải đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan.

Còn việc có thể dùng yếu tố tác động ví dụ như quan hệ, tiền bạc để làm sai lệch, thay đổi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, đây là việc không được phép diễn ra. Phải đảm bảo được niềm tin của dư luận xã hội, của người dân đối với sự công bằng, chính xác, khách quan của kỳ thi này.  

Vậy ông đánh giá như thế nào về vai trò của chính quyền địa phương trong việc tổ chức thi, coi thi để tránh việc gian lận thi cử như trong kỳ thi vừa qua? 

Ở đây, đúng là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước là bộ GD&ĐT, và chính quyền các địa phương. Bởi, hầu như việc tổ chức cụ thể là do ngành giáo dục của địa phương, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Cần có sự tăng cường trong công tác thanh kiểm tra ở các khâu của quá trình tổ chức thi.

Về mặt kỹ thuật, làm sao các khâu, công đoạn của quá trình tuyển sinh càng độc lập, càng khách quan, một người không thể tác động vào quá nhiều khâu. Càng tăng cường công tác thanh kiểm tra thì càng giúp cho kỳ thi diễn ra khách quan.

Thời gian tới, bộ GD&ĐT cần phải làm gì để không xảy ra tình trạng gian lận thi cử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019?

Kỳ thi năm 2018 đã có những sự cố mà báo chí và dư luận xã hội đã trao đổi rất nhiều, những bất cập đó đã được nhận diện, cơ quan quản lý nhà nước, bộ GD&ĐT, các địa phương cũng đã nhìn ra những bất cập đó, tìm hướng giải quyết.

Tuy nhiên, giải pháp kỹ thuật đã đưa ra, nhưng tôi cho rằng yếu tố con người, sự chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ từ các địa phương, đặc biệt tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của những người trực tiếp làm thi càng phải được nâng cao. Tôi cho rằng, sự cố và hậu quả của kỳ thi năm 2018 là bài học hết sức nặng nề cho chính người làm công tác thi, cũng như các địa phương.

Tôi mong rằng, kỳ thi tới này diễn ra sẽ đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan để vừa thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm, chức năng của kỳ thi này, đồng thời không để những sự cố đáng tiếc bằng việc phải mất khá nhiều cán bộ trong kỳ thi này vào năm 2018.

Chính sách - ĐBQH Phạm Tất Thắng: Ngành giáo dục phải có giải pháp để tuyển dụng được những người phù hợp

ĐBQH Phạm Tất Thắng trao đổi bên hành lang Quốc hội.

Ông vừa nói đến yếu tố con người, vậy thì cần phải có những hoạch định như thế nào về yếu tố này?

Trước hết, về yếu tố con người kể cả về bình diện xã hội nói chung và ngành GD&ĐT nói riêng đều có những yêu cầu riêng. Đối với những người làm nhiệm vụ trong các hệ thống, đều yêu cầu tất cả cán bộ công chức, viên chức phải thực thi tốt đạo đức công vụ, phải làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình, đề cao yếu tố đạo đức, phẩm chất…

Cho nên, ở đây nằm ở yếu tố cá nhân, có liên quan đến cả môi trường xã hội. Xã hội đa dạng có mặt tốt và xấu. Vấn đề của cơ quan quản lý là làm sao đề xuất có cơ chế để có thể tuyển dụng được người phù hợp nhất với công việc, cả về yếu tố chuyên môn, cả về đạo đức nghề nghiệp.

Cả hệ thống trong đó có ngành giáo dục cũng phải quan tâm để có những điều kiện làm việc tốt, để mỗi một cán bộ, công chức viên chức thực hiện tốt chức năng của mình.

Đồng thời, cần phải có chức năng giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm từ lúc còn là biểu hiện, để có hình thức xử lý.

Khi đã có những vụ việc xảy ra thì cần xử lý, điều tra và có xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Sau những vụ việc dư luận rất bất bình về ngành giáo dục, vậy theo ông việc này cho thấy điều gì?

Giáo dục là một bộ phận của xã hội, ngành giáo dục có yếu tố đặc thù, đòi hỏi xã hội, mỗi người trong ngành phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. Công việc của họ là có trách nhiệm tạo ra một thế hệ công dân, lực lượng lao động cho tương lai. Nên xã hội đòi hỏi cao hơn đối với đội ngũ giáo viên.

Bên cạnh những việc tốt thì vẫn còn những hạt sạn, vi phạm và có lệch chuẩn trong một nhóm đội ngũ giáo viên nhất định. Ngành giáo dục phải có giải pháp để tuyển dụng được những người phù hợp. 

Xin cảm ơn ông!

Clip: Sơn La nhận 1 tỷ để sửa điểm, ĐBQH nói "có cho tôi 1 tỷ cũng không làm"

Thứ 2, 27/05/2019 | 12:02
Bên hành lang Quốc hội, các ĐBQH bày tỏ ngỡ ngàng trước con số tiền tỷ mà cán bộ sở GD&ĐT Sơn La khai nhận để sửa điểm cho thí sinh.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm: Cơ sở nào giảm biên chế Phó Chủ tịch, Phó Trưởng ban chuyên trách HĐND cấp tỉnh?

Thứ 6, 24/05/2019 | 19:26
ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm và một số đại biểu cũng đã bày tỏ ý kiến xoay quanh việc giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh. 

ĐBQH Dương Trung Quốc lên tiếng về quan điểm trái chiều xoay quanh luật Phòng chống tác hại rượu bia

Thứ 6, 24/05/2019 | 20:00
Chia sẻ về phát biểu gây tranh cãi tại nghị trường Quốc hội ngày 23/5 về luật Phòng, chống tác hại rượu, bia, ĐBQH Dương Trung Quốc nói: “Nhiều người bảo là tôi lobby, bảo vệ cho các doanh nghiệp rượu bia, tôi nghĩ rằng tại sao lại không lobby nếu việc lobby đó là chính đáng”.
Cùng tác giả

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:24
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Tin học.

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.
Cùng chuyên mục

Phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện từ 1/6

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:50
Theo thông tư mới ban hành, nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện là tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:43
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân chuyến sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.

Vụ tai nạn làm 10 người thương vong ở Yên Bái: Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái.

Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:07
Do đặc thù công việc, không ít người lao động vẫn phải đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Khi đi làm ngày nghỉ lễ, người lao động được hưởng mức lương, thưởng cao.
     
Nổi bật trong ngày

Phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện từ 1/6

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:50
Theo thông tư mới ban hành, nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện là tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.