ĐBQH

ĐBQH "phàn nàn" có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến

Thứ 2, 29/10/2018 | 13:49
0
Thảo luận về đầu tư công trung hạn, ĐBQH cho rằng, nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ môi trường là hết sức hạn hẹp. Thậm chí, có vấn đề đã đề cập nhiều lần, chất vấn Bộ trưởng nhưng đến nay, cử tri vẫn thắc mắc là chưa có chuyển biến gì.

Tiếp tục phiên làm việc chiều 29/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017.

Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ tham gia phát biểu giải trình các vấn đề ĐBQH quan tâm trong phiên thảo luận về kế hoạch đầu tư công.

Xem thêm>>>

Quyết định xây nhà hát 1.500 tỷ: Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm "phản pháo"

Xây nhà hát ở Thủ Thiêm: "Dĩ hòa vi quý, sẽ thành dĩ hòa vi phạm, dĩ hòa vi hiến"

17h00: Quốc hội nghỉ, kết thúc thảo luận tại hội trường về các kế hoạch đầu tư công.

16h50: Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển

Tổng kết lại nội dung thảo luận ngày 29/10, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, đã có 42 ĐBQH tham gia phát biểu, 4 ĐBQH tranh luận. Đa số ĐBQH thống nhất với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về nội dung được thảo luận.

3 năm thu ngân sách Nhà nước đều vượt dự toán

16h40: Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Bộ trưởng báo cáo giải trình và làm rõ các nhóm nội dung gồm: Kết quả thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và tính bền vững của ngân sách Nhà nước.

Với những kết quả trong 3 năm qua (2016-2018), một số mục tiêu đã đạt được trước thời hạn, 3 năm thu ngân sách Nhà nước đều vượt dự toán. Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước từ các khu vực đạt và vượt nghị quyết của Quốc hội.

Về chi ngân sách Nhà nước, 3 năm qua chúng ta đã giảm tỉ trọng chi thường xuyên....  Bên cạnh đó, bội chi ngân sách, nợ công được kiểm soát chặt chẽ, tăng chi đầu tư cho phát triển…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đã giải trình một số nội dung liên quan đến phát hành trái phiếu Chính phủ, trả nợ vay (ODA)…

Chậm tiến độ, chúng ta vẫn phải trả lãi

16h27: ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 2).

ĐBQH Tạ Văn Hạ.

Về cơ bản, tôi đồng ý với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách.

Tôi đặt vấn đề các dự án phát sinh trước thời điểm mà luật Đầu tư công và Nghị quyết 25/2016 của Quốc hội khóa XIV, đối với các dự án đầu tư công, theo quy định trước đây dự án từ 50.000 tỷ đồng trở lên là thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Nhưng đây là các dự án dưới 50.000 tỷ, cho đến khi luật Đầu tư công ra đời thì quy định dự án từ 10.000 tỷ đồng phải có ý kiến của Quốc hội quyết định.

Tôi lấy ví dụ đối với dự án đường sắt đô thị TP.HCM, dự án này đến nay đã được ký 3 hiệp định từ năm 2007, 2012 và 2016, với tổng số vốn khoảng 55 tỷ Yên, tương ứng với 31.000 tỷ đồng, đã giải ngân được 11.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dự án tiếp tục điều chỉnh lên 47.000 nghìn tỷ, thế nhưng cái này đã được đưa ra từ hơn 1 năm nay vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, gần 20.000 tỷ kia chúng ta vẫn phải trả lãi. Dự án thì thiếu vốn, phải tạm ứng vốn của TP.HCM.

Vấn đề ở đây là chậm tiến độ, chúng ta vẫn phải trả lãi, ngoài ra còn vấn đề uy tín với đối tác, với nhà tài trợ nước ngoài.

Theo luật mới, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội, tại kỳ họp này, tôi đề nghị Quốc hội sớm cho ý kiến, chủ trương về các dự án như thế này để tránh lãng phí và giữ uy tín với đối tác.

Lựa chọn dự án nào, ưu tiên dự án nào

16h20: ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 3).

ĐBQH Trần Hoàng Ngân.

Bên cạnh chi ngân sách đang tăng, bội chi ngân sách cũng có nhưng tại sao nợ công lại giảm. Vì GDP danh nghĩa và GDP tăng lên nhiều so với các kế hoạch. 

Trong những năm qua, chúng ta rất thành công trong việc nâng tổng vốn đầu tư xã hội. Giảm dần đầu tư khu vực Nhà nước, trong nguồn vốn của khu vực Nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm tỉ trọng tăng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc tổng thu ngân sách nội địa 2 năm qua có xu hướng không đạt so với dự toán.

Cơ cấu xây dựng đầu tư hiện nay cũng có sự thay đổi, đầu tư ở mức dưới 21%, chi đầu tư phát triển đã lên đến trên 26%. Nhờ vậy, kiểm soát được bội chi ngân sách.

Có một con số tôi tính thấy hơi lo, nợ mà phải trả tiền lãi vay đang cao. Như vậy, nợ đáo hạn có xu hướng ngày càng tăng. Mặc dù giữ được mức trần nợ công, nhưng khả năng trả nợ, nợ đến hạn ngày càng tăng. Nên, cần hết sức thận trọng, trong thời gian tới Chính phủ, Quốc hội cũng cần quan tâm lựa chọn dự án nào, ưu tiên dự án nào và đảm bảo đúng theo nghị quyết 26 của Quốc hội…

Xem thêm>>>

Cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành chậm tiến độ: Bộ trưởng GTVT nói “đúng quy trình”

Đề nghị Chính phủ xem xét lại việc cho xây nhà hát ở Thủ Thiêm

16h10: ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) 

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 4).

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.

Gần đây, báo chí, dư luận phản ánh nhiều địa phương xin xây trung tâm, hội nghị, nhà văn hóa. Gần đây nhất, chúng tôi có nhận được báo cáo của đoàn ĐBQH TP.HCM về vấn đề xây nhà hát ở Thủ Thiêm.

Nhưng xin thưa, càng nghiên cứu báo cáo này tôi càng thấy nao núng. Tôi đề nghị Chính phủ nên phải có thái độ rất quyết liệt. Chúng ta không dĩ hòa vi quý về những vấn đề xây trụ sở to, xây nhà văn hóa.

Về vấn đề xây nhà hát Thủ Thiêm, không phải vì Chính phủ phê duyệt mà xây. Cũng không phải để tạo ra điểm nhấn để mà xây nhà hát này. Không phải lúc này xây khi lòng người dân Thủ Thiêm và lòng người dân cả nước không yên. Thêm nữa, đầu tư vào giao thông, y tế, giáo dục không bao nhiêu là đủ.

TP.HCM nói rằng xây trường học, bệnh viện nhiều rồi nên giờ xây nhà hát, không vấn đề gì vì có 1.500 tỷ đồng thôi. Tôi thấy như thế không ổn.

Tôi đề nghị Thủ tướng, Chính phủ xem xét cẩn trọng các vấn đề của các địa phương hiện nay. Có những vấn đề không cần thiết, không phù hợp ý Đảng, lòng dân thì cương quyết dừng, không dĩ hòa vi quý mà dĩ hòa vi quý là thành dĩ hòa vi phạm, dĩ hòa vi hiến là không được.

Ưu tiên bố trí vốn cho vùng dân tộc miền núi

16h00: ĐBQH Trần Thị Dung (Điện Biên)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 5).

ĐBQH Trần Thị Dung.

ĐBQH nêu lên một số vấn đề khó khăn của Điện Biên. Tỉ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (41,1%), 13% dân số chưa được sử dụng điện, giáo dục vô cùng gian nan. Có những trường học cách đường chỉ 4km, nếu không mưa, không giọt sương nào mới có thể đi xe máy được. Nếu đi lên, xuống đường rồi mới biết mình còn sống. Hằng ngày, các thầy cô giáo phải đón, đưa các em học sinh lớp 1, 2 xuống trường để học. Giáo viên vừa phải dạy chữ, dạy người, vừa phải đảm bảo an toàn, tính mạng cho các cháu, đặc biệt đa phần là các cô giáo nữ.

ĐBQH đồng tình với chủ trương đầu tư bố trí ngân sách hỗ trợ vùng dân tộc miền núi.

15h30: Quốc hội nghỉ giải lao.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn chậm

15h15: Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 6).

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận từng có hệ quả về sự phân tán, dàn trải, tùy tiện trong đầu tư công thời gian qua từ giai đoạn luật Đầu tư công chưa ra đời. Thậm chí có trường hợp cứ quyết định đầu tư nhưng không biết tiền ở đâu và có bao nhiêu. Quyết định đầu tư xong tạo nên áp lực đi xin vốn, không xin được vốn thì không đủ vốn, không đủ vốn thì xin ứng trước, không được ứng trước thì xin kéo dài mà kéo dài sinh ra nợ đọng, hiệu quả dự án không có.

"Đây là hệ quả rất lớn của giai đoạn trước đây mà giai đoạn 2016-2020 phải tập trung xử lý, đặc biệt là có luật Đầu tư công ra đời để giải quyết tình trạng này", Bộ trưởng nói. Tuy nhiên, việc giải quyết dự án tồn tại chưa xong thì lại có các dự án mới đầu tư.

Luật đầu tư công ra đời đã giảm tải được các vấn đề kể trên, kể cả đầu tư dàn trải, tùy tiện tuy chưa phải là triệt để. Bộ trưởng cũng cho rằng, trong sửa luật Đầu tư công lần này sẽ gắn trách nhiệm của cơ quan tổ chức thực hiện liên quan đến các khâu, các giai đoạn của phân bổ vốn và giải ngân vốn, đặc biệt là người đứng đầu các cấp cơ sở thực hiện dự án. "Phải gắn trách nhiệm của cơ quan và của người đứng đầu liên quan với từng dự án như các ĐBQH đã nêu", Bộ trưởng nói.

Về việc giải ngân chậm mà nhiều ĐBQH đã phản ánh trong phiên thảo luận ngày hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, kế hoạch đầu tư công trung hạn là lần đầu thực hiện nên có bỡ ngỡ, lúng túng. Thêm nữa, quy định theo luật là phải đủ thủ tục mới giao kế hoạch được. Giống như Bộ trưởng GTVT đã nói: "Giao thông được giao rất nhiều tiền nhưng không thể tiêu được vì chưa đủ thủ tục" nên việc giao vốn chậm, nhiều lần là khó tránh khỏi.

Bộ trưởng cho biết, cùng mặt bằng quy pham pháp luật nhưng có tỉnh giải ngân chậm, có tỉnh giải ngân nhanh, có tỉnh giao vốn chậm, có tỉnh giao vốn nhanh... Do đó, bản thân các địa phương cũng cần xem xét lại. Bộ trưởng mong muốn các ĐBQH cùng với Chính phủ giám sát chặt chẽ hơn về vấn đề này.

Nợ đọng xây dựng cơ bản về ngân sách Trung ương chưa rõ

14h55: ĐBQH Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 7).

ĐBQH Bùi Văn Xuyền.

Thống nhất với báo cáo của Chính phủ, tham gia vào một số nội dung cụ thể.

Về thứ tự ưu tiên trong phân bổ ngân sách đầu tư công, đề nghị Chính phủ ưu tiên cho việc bố trí thụ vốn nợ đọng xây dựng cơ bản, việc phân bổ vốn dự phòng cũng phải tuân theo nguyên tắc riêng.

Tôi đồng tình với phát biểu của đại biểu Nguyễn Tiến Lộc trong bố trí đầu tư trung hạn. Theo báo cáo Chính phủ phần nợ đọng xây dựng cơ bản về ngân sách Trung ương chưa rõ. Tôi đơn cử một vài dự án: Dự án đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, hiện còn nợ hơn 4.000 tỷ đồng phát sinh từ 2008… Nếu không thanh toán, doanh nghiệp có thể gặp phải những khó khăn…

Chính phủ cần xem xét việc sử dụng vốn, đầu tư công trung hạn…

Giữ ổn định mặt bằng lãi suất, thị trường tiền tệ

14h44: Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng:

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 8).

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.

Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nhất quán thực hiện chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ đối với các bộ ngành. Trong đó, bộ Tài chính và NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để kiểm soát và đảm bảo để giữ được mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đã thông qua.

Chúng tôi tiếp tục phối hợp để quản lý, điều tiết hoạt động tiền gửi ở hệ thống ngân hàng, giữ ổn định mặt bằng lãi suất, thị trường tiền tệ.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phối hợp với bộ Tài chính tính toán thời điểm, liều lượng phát hành trái phiếu cho phù hợp để không gây áp lực lên thị trường tiền tệ.

Tiếp tục xem xét báo cáo Chính phủ và các cơ quan chức năng có các quyết định để có thể xem xét bố trí nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật, tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Bởi vì nhu cầu nguồn vốn trong thời gian tới cũng rất lớn.

Liên quan đến vấn đề quản lý ODA, theo đúng quy định của luật Quản lý nợ công, theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thì vừa qua, NHNN đã bàn giao toàn bộ các hồ sơ, tài liệu dự án có liên quan đến vay vốn của các tổ chức quốc tế đến bộ Tài chính, để bộ Tài chính tiếp quản thực hiện tiếp nghĩa vụ để đại diện để vay nợ ở các tổ chức quốc tế này.

Làm rõ ảnh hưởng của dự án đầu tư không đúng tiến độ

14h35: ĐBQH Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 9).

ĐBQH Mai Thị Ánh Tuyết.

Đầu tư công trung hạn bộc lộ nhiều lúng túng. Những dự án không đúng tiến độ, chuyển sang giai đoạn sau sẽ ảnh hưởng thế nào? Đề nghị Chính phủ làm rõ.

Đề nghị Chính phủ cần quan tâm đặc điểm từng vùng, từng địa phương để thực hiện lộ trình đầu tư công cho hợp lý.

Đầu tư cho giải quyết ô nhiễm môi trường chưa tương xứng

14h25: ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (TP.Hà Nội)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 10).

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh.

Tán thành báo cáo của Chính phủ, của Ủy ban Tài chính Ngân sách về tình hình thực hiện ngân sách năm 2019… trong điều kiện nguồn thu ngân sách còn nhiều khó khăn.

ĐBQH Khánh quan tâm đặc biệt đến phân bổ ngân sách và các khoản chi về bảo vệ môi trường. Theo báo cáo của bộ TN&MT, nhu cầu ngân sách bảo vệ môi trường hầu hết đều tổ chức các cuộc thi… Chi phí này nhiều năm qua còn mang tính dàn trải, theo kiểu “hoa thơm mỗi người hưởng một chút”.

Trong khi đó, nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ môi trường là hết sức hạn hẹp,nhiều dự án đầu tư xây dựng xử lý nước thải, chất thải còn hạn chế chưa tương xứng với mức độ gia tăng chất thải, dẫn đến xu hướng ô nhiễm môi trường ở mức gia tăng.

Ví dụ như: Ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy không chỉ ở Hà Nội mà còn ảnh hưởng đến nhiều tình ở đồng bắc Bắc Bộ…

Đề nghị với Chính phủ cần rà soát lại các cơ cấu thu chi cho bảo vệ môi trường của các bộ, ngành, xem xét cắt giảm những thứ không cần thiết.

ĐBQH cũng rất băn khoăn khi vấn đề này không có chuyển biến. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, cử tri đã phản ánh rất nhiều, ĐBQH cũng đề cập ngay trên diễn đàn Quốc hội, thậm chí đã chất vấn nhiều lần nhưng đến nay, vẫn đề ô nhiễm môi trường như đã nói ở trên chưa chuyển biến. Đề nghị Chính phủ cần quan tâm, chỉ đạo bảo vệ môi trường một cách thiết thực hơn.

14h15: ĐBQH Đinh Văn Nhã (Phú Yên)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 11).

ĐBQH Đinh Văn Nhã.

ĐBQH đề nghị, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải thực chất hơn, phải đúng nghĩa thắt lưng buộc bụng, tránh hình thức và phải xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Chính phủ cần xem xét trình Quốc hội quyết định phân bổ vốn cho các địa phương, cần cam kết bố trí đủ phần vốn góp, vốn đối ứng để thực hiện cắt giảm đầu tư đúng tiến độ.

Cần sớm xây dựng luật Phòng bệnh

14h07: ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP.Hà Nội)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 12).

ĐBQH Nguyễn Anh Trí.

Y tế dự phòng chỉ quan tâm đến các bệnh dịch mà chưa quan tâm nhiều đến các nhóm bệnh khác, hoạt động y tế dự phòng chưa được quan tâm một cách đúng mức. Đề nghị, bộ Y tế cần sử dụng ngân sách nhà nước do Quốc hội phê chuẩn hàng năm, đảm bảo đủ cho các hoạt động y học dự phòng. Như vậy, sẽ có kinh phí và kịp thống nhất triển khai các hoạt động dự phòng.

Cần sớm xây dựng luật Phòng bệnh cho các nhóm bệnh, cân đối quỹ bảo hiểm y tế để đầu tư cho hoạt động phòng bệnh, sớm hoàn thiện quy định về bảo hiểm y tế theo mệnh giá.

Đầu tư cho y tế cơ sở, có nhiều tiến bộ nhưng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Nguyên nhân là hạ tầng cơ sở, nhân lực, thuốc yếu… Bảo hiểm y tế cần bảo đảm thông tuyến, đầu tư nhân lực cho tuyến y tế cơ sở, tạo điều kiện cho người dân sử dụng kỹ thuật y tế cao ngay các tuyến dưới,…

Bên cạnh đó, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho hay dự án nào cũng cần vốn, đề nghị đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa y tế, thu hút tư nhân đầu tư vào hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; thúc đẩy giao quyền tự chủ thực sự cho các bệnh viện công lập, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Xử lý vi phạm khi triển khai dự án đầu tư công chưa được chú trọng

14h00: ĐBQH Phạm Thu Trang (Quảng Ngãi)

Chính trị - ĐBQH 'phàn nàn' có việc chất vấn nhiều lần nhưng kết quả không chuyển biến (Hình 13).

ĐBQH Phạm Thị Thu Trang.

Điểm sáng trong đầu tư công trung hạn là sự quyết liệt từ Trung ương đến địa phương.

ĐBQH cho rằng, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc đầu tư công đã được tăng cường, tuy nhiên, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện dự án chưa được chú trọng. Xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình triển khai dự án sẽ giúp tạo niềm tin trong nhân dân. Vì vậy, cần chú trọng việc này.

Thực hiện kỷ luật ngân sách Nhà nước chưa thực sự nghiêm, nổi lên việc một số nguồn thu ngân sách chưa thực hiện kịp thời, nợ thuế còn lớn, phân bổ giao vốn còn chậm, tiến độ giải ngân chậm gây lãng phí ngân sách Nhà nước,…

ĐBQH đề nghị giải trình rõ nguyên nhân của việc này, xem xét trách nhiệm, tăng cường kỷ luật ngân sách, tránh lãng phí Ngân sách.

Xem thêm>>>

Xây nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà?

Thu - Bích - Hường

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi 34.000 tỷ hư hỏng tác động tiêu cực đến GDP

Thứ 2, 29/10/2018 | 07:32
"Đầu tư kém hiệu quả, lãng phí còn thể hiện ở vô số các dự án đã không bảo đảm chất lượng, xong vẫn phải sửa chữa như gần đây nhất là dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trị giá 34.000 tỷ đồng. Đây là một sự lãng phí lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế dài hạn, gây tác động tiêu cực đến GDP", ĐBQH Vũ Tiến Lộc nói.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.
Cùng tác giả

Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn trúng cử ĐBQH khoá XV

Thứ 5, 10/06/2021 | 22:24
Theo Nghị quyết về kết quả bầu cử, có 499 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV. Trong đó, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam trúng cử tại tỉnh Bình Dương.

Info: Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu bầu cử

Thứ 7, 22/05/2021 | 09:00
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu hội đồng Nhân dân tương ứng với mỗi cấp hội đồng Nhân dân.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về luật Phòng, chống ma túy

Thứ 6, 16/04/2021 | 15:24
Sáng 16/4, tại Hà Nội, văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố luật Phòng, chống ma túy.

HLG tỉnh Sơn La: Nâng cao nhận thức về Điều lệ Hội trong đời sống

Thứ 5, 15/04/2021 | 07:32
Hội nghị tập huấn Điều lệ hội Luật gia Việt Nam năm 2020 của hội Luật gia tỉnh Sơn La vừa diễn ra thành công tốt đẹp.

17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội được kiện toàn sau kỳ họp 11

Thứ 7, 10/04/2021 | 18:24
Sau kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, 17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được kiện toàn.
Cùng chuyên mục

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.