Đề xuất cắt, giảm lương của cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà bị xử lý kỷ luật

Đề xuất cắt, giảm lương của cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà bị xử lý kỷ luật

Thứ 5, 24/10/2019 | 10:55
2
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, cần cắt hoặc giảm lương của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà bị xử lý kỷ luật.

Sáng 24/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức.

Báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày, cho hay, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng đề nghị quy định rõ trong Luật hình thức kỷ luật phải đi kèm theo hệ quả pháp lý nhất định về vật chất, tinh thần mà người bị xử lý kỷ luật phải chịu. Một số ý kiến đề nghị trong Luật chỉ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể cả về hình thức kỷ luật.

Chính sách - Đề xuất cắt, giảm lương của cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà bị xử lý kỷ luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Ngọc Thắng.

Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một chủ trương lớn cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.

Do đó, xin được quy định trong Luật nguyên tắc chung trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu; quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm) và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hệ quả của hình thức xử lý kỷ luật bảo đảm tính khả thi, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện.

Trong dự thảo Luật cũng đã bổ sung nguyên tắc gắn hình thức xử lý kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết. Theo đó, đối với từng hình thức xử lý kỷ luật “cảnh cáo”, “khiển trách”, “xóa tư cách chức vụ” thì cán bộ, công chức còn phải chịu hệ quả kèm theo (ví dụ như cắt một số quyền lợi về vật chất mà người đó được hưởng).

Đối với ý kiến về việc cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu không còn là cán bộ, công chức nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, có ý kiến của đại biểu đề nghị tách quy định về nội dung này thành một điều riêng bảo đảm việc áp dụng các hình thức kỷ luật được minh bạch và thống nhất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tiễn một số luật hiện hành cũng có những quy định điều chỉnh đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Trong dự thảo Luật, tuy là xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng hành vi vi phạm bị xử lý là hành vi xảy ra trong thời gian người đó đang còn công tác (đang là cán bộ, công chức) và vẫn còn trong thời hiệu xử lý theo quy định. Do đó, việc quy định về vấn đề này trong Luật Cán bộ, công chức theo hướng áp dụng quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với đối tượng khác (cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu) là phù hợp.

Chính sách - Đề xuất cắt, giảm lương của cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà bị xử lý kỷ luật (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Hồng Vân. Ảnh: Ngọc Thắng.

Đại biểu Nguyễn Hồng Vân, đoàn Phú Yên cho rằng, về kỷ luật cán bộ công chức có 6 hình thức nhưng trên thực tế có việc rất khó thực hiện, đơn cử là Giám đốc sở là chuyên viên cao cấp nhưng khi bị kỷ luật cách hết chức vụ thì vẫn là công chức bình thường, lại tham mưu cho anh trưởng phòng, trong ngạch bậc chưa hợp lý và như vậy cũng không ổn. Khoản quy định về cách chức, giáng chức cần phải bổ sung việc hạ ngạch cho phù hợp với vị trí việc làm.

"Với cán bộ nghỉ hưu, theo khái niệm công chức, khi cán bộ đã nghỉ hưu thì họ hết chức vụ, không còn trong biên chế, đã về địa phương và không hưởng lương ngân sách mà hưởng lương bảo hiểm nên đưa đối tượng này vào thì rất khó nhưng tôi rất đồng tình phải cần thiết đưa biện pháp xử lý những đối tượng này vào trong luật.

Với cán bộ bị xoá tư cách, xem xét hệ quả vật chất chúng ta chỉ tước bỏ của họ quyền lợi vật chất đặc thù, chứ lương hưu không thể cắt được.

Tôi quan tâm đến hệ luỵ về pháp lý là những quyết định, bằng cấp người đó ký khi còn đương chức còn hiệu lực hay không nếu người đó bị xoá chức vụ. Vấn đề này còn vướng mắc, nếu có thể được thì ban soạn thảo, ban thẩm định nên xem xét nên có một chương riêng trong luật sẽ hợp lý hơn”, ông Vân nói.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, hình thức kỷ luật công chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu, dự thảo quy định xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm là chưa thật hợp lý.

Chính sách - Đề xuất cắt, giảm lương của cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà bị xử lý kỷ luật (Hình 3).

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) đề xuất quy định hình thức kỷ luật giảm, truất lương hưu vĩnh viễn kèm theo hệ quả pháp lý là tước bỏ hoặc cắt giảm chế độ chính sách đang được hưởng gồm lương hưu, danh hiệu, danh xưng, huân huy chương với cán bộ nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật.

Ông Hiển giải thích: “Trước hết cần khẳng định việc rà soát hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật về Đảng và xử lý kỷ luật về hành chính Nhà nước là cần thiết.

Tuy nhiên, thống nhất đồng bộ không có nghĩa là bên Đảng kỷ luật như thế nào thì bên Nhà nước phải có hình thức kỷ luật như vậy. Thống nhất và đồng bộ ở đây cần phải hiểu là sự thống nhất, đồng bộ về tính chất, sự nghiêm khắc của chế tài xử lý kỷ luật chứ không phải là có chế tài xử lý kỷ luật với tên gọi giống nhau”.

“Giữa trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý có đặc thù khác nhau. Việc quy định xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm có điểm bất hợp lý như sau: Thứ nhất, việc xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm về mặt pháp lý thì rất khó giải thích thế nào là tư cách chức vụ và trong các văn bản bổ nhiệm các chức vụ hiện nay không có văn bản nào dùng khái niệm là tư cách chức vụ.

Thứ hai, quy định hình thức xử lý kỷ luật trên không tương thích và thống nhất với các quy định về trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự và các quy định về xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức đương chức”, ông Hiển cho hay.

Giải thích thêm về điểm bất hợp lý này, Đại biểu đoàn Lâm Đồng nói: “Theo Luật Hình sự hiện hành, nếu một cán bộ công chức giữ chức vụ, quyền hạn cao bị xử lý hình sự với hình phạt nghiêm khắc nhất là tù có thời hạn, chung thân thì họ vẫn không bị xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm. Tương tự như vậy, nếu cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cao nhất là buộc thôi việc thì họ cũng không bị xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm trước đó. Điều này tạo ra sự bất hợp lý là người gây hậu quả pháp lý nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự lại không bị xoá tư cách chức vụ trước đó, còn người đã nghỉ hưu có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng lại bị xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm”.

Cuối cùng, vị đại biểu này cho rằng, quy định trên tạo ra sự tranh cãi không cần thiết về hệ quả pháp lý khi xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm là những văn bản, quyết định người này ký thì có còn hiệu lực pháp lý hay không.

“Tôi có tham khảo kinh nghiệm của Đức đăng trên cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ, theo đó, công chức đã nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của mình lúc đương chức và hình thức kỷ luật là giảm và truất lương hưu vĩnh viễn. Đồng thời hệ quả pháp lý là người bị kỷ luật sẽ không còn có quyền giới thiệu và được giới thiệu là nguyên Bộ trưởng, Thứ trưởng...

Tôi thấy quy định này logic về pháp lý và đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam. Tức là phải kỷ luật cái hiện hữu đang có là giảm và truất lương hưu, hệ quả của nó là tác động đến lợi ích vật chất và tinh thần của người bị kỷ luật bao gồm lương hưu và các chức danh, chức vụ đã có trước khi nghỉ hưu. Người bị kỷ luật không còn quyền tự giới thiệu và được giới thiệu với chức danh này. Mặt khác chúng ta không cần sa đà vào câu chuyện khi người này bị kỷ luật thì những văn bản, quyết định của người này còn có hiệu lực hay không”, ông Hiển bổ sung.

“Tôi đề nghị không nên quy định xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm mà nên quy định hình thức kỷ luật giảm, truất lương hưu vĩnh viễn kèm theo hệ quả pháp lý là tước bỏ hoặc cắt giảm chế độ chính sách đang được hưởng gồm lương hưu, danh hiệu, danh xưng, huân huy chương”, vị đại biểu này đề xuất.

Dự kiến, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sẽ được thông qua tại kỳ họp này.

Công Luân - Hoa Liên

Vụ nữ sinh giao gà bị sát hại: Hé lộ cuộc gặp giữa kẻ chủ mưu và người mẹ dẫn đến việc nạn nhân bị sát hại

Thứ 5, 24/10/2019 | 07:51
Ra tù, Vì Văn Toán tìm bà Hiền để đòi số nợ 300 triệu đồng sau khi bán 2 bánh heroin. Không lấy được nợ, Toán thuê côn đồ bắt cóc con gái bà Hiền là nữ sinh Cao Thị Mỹ D..

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: "Làm việc 9 – 10 giờ/ngày quanh năm thì không thể có gia đình hạnh phúc"

Thứ 4, 23/10/2019 | 16:10
Liên quan đến các vấn đề trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) được dư luận đặc biệt quan tâm gần đây, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đưa ra hàng loạt số liệu, dẫn chiếu từ các quốc gia trên thế giới về quy định giờ làm việc và khung giờ làm thêm. Qua đó, ông nhấn mạnh, mục tiêu đất nước là muốn tăng năng suất lao động bằng cách đổi mới công nghệ và giảm giờ làm của người công nhân.

Bí thư Hà Nội chỉ đích danh trách nhiệm từng cơ quan vụ nước sông Đà nhiễm bẩn

Thứ 3, 22/10/2019 | 21:06
Theo Bí thư Hoàng Trung Hải, Thủ đô Hà Nội với 10 triệu dân mà để xảy ra vụ việc nước nhiễm bẩn như vừa qua là rất đáng tiếc. Thành phố sẽ xây dựng quy trình quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn nước, không thể để vụ việc tương tự xảy ra.

Phó Bí thư Hoà Bình Trần Đăng Ninh: "Công ty Đầu tư nước sạch Sông Đà phải chịu trách nhiệm"

Thứ 3, 22/10/2019 | 14:32
Phó Bí thư Hoà Bình Trần Đăng Ninh khẳng định, vụ việc nước sông Đà bị ô nhiễm dầu thải xảy ra ảnh hưởng đến cả triệu người dân Thủ đô là "vấn đề kiểm soát nguồn vào và trách nhiệm của nhà máy nước sạch Sông Đà".

Ban hành Quy định Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền

Thứ 3, 24/09/2019 | 15:19
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ngày 23/9/2019 về việc Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Cùng tác giả

Nhìn từ vụ bà giết cháu ở Nghệ An: Đau lòng gia đình ông bà - cháu ở những miền quê

Thứ 2, 11/11/2019 | 08:22
Một tay nuôi cháu từ khi còn đỏ hỏn, giờ cháu hư hỗn phận làm ông làm bà chẳng biết làm sao…

Đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật nguyên Chủ tịch Petrolimex Bùi Ngọc Bảo

Thứ 5, 31/10/2019 | 16:42
UBKTTW vừa họp kỳ 40, dưới sự chủ trì của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã xem xét các vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex.

Dàn lãnh đạo người nhà của tập đoàn nghìn tỷ Kosy

Thứ 4, 16/10/2019 | 11:13
Là một công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán, Kosy Group vẫn chịu sự chi phối khá lớn từ Chủ tịch Nguyễn Việt Cường và người nhà, từ tỷ lệ sở hữu gần 70% cho tới hàng loạt chức vụ chủ chốt trong ban điều hành.

Bi hài đề xuất đổi kẹo bánh, rượu bia lấy máy bay ở Nội Bài

Thứ 3, 01/10/2019 | 16:23
Chiếc máy bay Boeing bị bỏ quên 12 năm thỉnh thoảng lại được nhắc đến trong những đề xuất hài hước của các đơn vị. Nhưng 12 năm qua, câu trả lời của cơ quan chức năng vẫn là cái lắc đầu tuyệt tình.

Đốt pháo sáng, ẩu đả trên sân Hàng Đẫy: Thế nào là yêu bóng đá văn minh?

Thứ 6, 13/09/2019 | 07:44
Chỉ sau 90 phút trên sân Hàng Đẫy, mọi cố gắng nỗ lực xây dựng hình ảnh một đội CĐV Nam Định nhiệt huyết, chuyên nghiệp, có bản sắc, văn minh đã bị “đốt cháy” bằng một quả pháo sáng nã thẳng như rocket trên sân.
Cùng chuyên mục

Đề xuất điện tự sản, tự tiêu hòa lưới vẫn có giá 0 đồng

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:24
Dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) lần 2 vẫn giữ quy định, tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia thì ghi nhận giá 0 đồng.

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Bình Định muốn đi đầu phải đi đầu về cái mới

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:06
Bình Định muốn đi đầu thì phải đi đầu về cái mới, xây dựng các cơ sở hạ tầng mới, hiện đại hoá

Quyền Chủ tịch nước: Cần những cái tích cực lấn át tiêu cực

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:15
Việc biểu dương khen thưởng không được làm hình thức. Phải khen thật, đúng người, tạo sức lan tỏa lay động trong xã hội.

Hải Phòng: Cải tạo vỉa hè, chỉnh trang 18 tuyến phố trung tâm

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:47
Năm 2024, Hải Phòng bắt đầu thực hiện cải tạo vỉa hè, chỉnh trang 18 tuyến phố trung tâm trên địa bàn 3 quận Ngô Quyền, Lê Chân và Hồng Bàng với kinh phí hơn 430 tỷ.

Khách sạn có được tạm thu tiền thay cho việc giữ CCCD của khách?

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:08
Thực tế, có khách sạn tạm thu tiền thay cho việc giữ CCCD của khách trong thời gian lưu trú, khi khách rời đi sẽ trả lại tiền. Vậy việc tạm thu có đúng hay không?
     
Nổi bật trong ngày

Bộ GTVT đề xuất quy định mới liên quan đến đăng kiểm xe ô tô

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:31
Bộ GTVT đề xuất ô tô mất tem hoặc giấy chứng nhận kiểm định phải trình báo và có xác nhận của cơ quan công an mới được cấp lại.

Thủ tướng chỉ đạo sớm nâng cấp các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:24
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cùng các bộ có liên quan phải sớm hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Quyền Chủ tịch nước: Cần những cái tích cực lấn át tiêu cực

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:15
Việc biểu dương khen thưởng không được làm hình thức. Phải khen thật, đúng người, tạo sức lan tỏa lay động trong xã hội.

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Bình Định muốn đi đầu phải đi đầu về cái mới

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:06
Bình Định muốn đi đầu thì phải đi đầu về cái mới, xây dựng các cơ sở hạ tầng mới, hiện đại hoá

Hải Phòng: Cải tạo vỉa hè, chỉnh trang 18 tuyến phố trung tâm

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:47
Năm 2024, Hải Phòng bắt đầu thực hiện cải tạo vỉa hè, chỉnh trang 18 tuyến phố trung tâm trên địa bàn 3 quận Ngô Quyền, Lê Chân và Hồng Bàng với kinh phí hơn 430 tỷ.