Định giá sách giáo khoa: Liệu có đeo vòng

Định giá sách giáo khoa: Liệu có đeo vòng "kim cô" cho nhà xuất bản?

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 09/10/2022 | 07:36
0
Xã hội hoá sách giáo khoa là nhu cầu thực tiễn, tuy nhiên cần có cơ chế phù hợp để đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh.

Đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính đã đề xuất sách giáo khoa (SGK) là 1 trong 4 mặt hàng được bổ sung để Nhà nước định giá, bên cạnh dịch vụ đường cao tốc do nhà nước đầu tư, hàng hóa, dịch vụ quốc phòng an ninh và dịch vụ vận chuyển phân phối khí thiên nhiên.

Có đề xuất này là bởi SGK mặt hàng thiết yếu và giá SGK có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nội dung này với đặt ra nhiều băn khoăn về việc Nhà nước định giá phù hợp hơn hay để thị trường định giá mới phù hợp khi Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình và SGK đã chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế xã hội hóa, có cạnh tranh đối với mặt hàng này.

Đầu tiên, về câu chuyện quản lý giá, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích với Người Đưa Tin: “Bất kỳ một sản phẩm nào trong nền kinh tế thị trường Nhà nước cũng quản lý giá trực tiếp hoặc gián tiếp. Quản lý gián tiếp đối với những mặt hàng để thị trường quyết định, nhưng nếu có biến động Nhà nước sẽ tác động về thuế, hoặc có biện pháp tài chính. Những mặt hàng Nhà nước định giá là những sản phẩm độc quyền như điện, tài nguyên quý,…”.

Giáo dục - Định giá sách giáo khoa: Liệu có đeo vòng 'kim cô' cho nhà xuất bản?

Hiện nay, sách giáo khoa đang là sản phẩm của xã hội hoá.

Chuyên gia Ngô Trí Long cũng chỉ ra cái khó hiện nay, SGK đang do thị trường định giá nghĩa là người bán và người mua tự quyết định. Nhưng đây là mặt hàng có tính chất đặc thù, cần phải hỗ trợ cho các em học sinh.

Xét ở góc độ cơ chế thị trường, một sản phẩm đã xã hội hoá nghĩa là cho các thành phần kinh tế cùng tham gia, cần có sự cạnh tranh thực sự vì vậy không nên quyết định giá.

Ở chiều ngược lại, nếu Nhà nước định giá lại đặt ra câu hỏi ai là người định và cách định như thế nào cho phù hợp đảm bảo chất lượng? “Định giá rất phức tạp gồm yếu tố chi phí, nội dung, phát hành,… In giấy đẹp sẽ có giá khác, nếu định giá thấp để cho những người không có chuyên môn viết sách là không được”, ông Ngô Trí Long phân tích.

Phía nhà xuất bản cũng không muốn điều này xảy ra vì định giá như vòng “kim cô” trên đầu, không được tự do. Và họ cũng băn khoăn khi SGK không thuộc diện danh mục mà Nhà nước định giá trong Luật Giá quy định, thì tại sao lại đưa vào? (Theo quy định tại Luật giá năm 2012, SGK không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với Bộ Tài chính. Các nhà xuất bản tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách đã kê khai).

Giáo dục - Định giá sách giáo khoa: Liệu có đeo vòng 'kim cô' cho nhà xuất bản? (Hình 2).

Định giá sách giáo khoa như vòng "kim cô" với nhà xuất bản.

Đưa ra giải phải, chuyên gia cho rằng phương án cho thuê hoặc mượn là phương án  thích hợp. Ông Long cho biết: “Các nước trên thế giới họ phát không, cho mượn, cho thuê chứ không để thị trường định giá. Nhà nước dùng ngân sách in, mua lại, hoặc đầu tư biên soạn, khi đưa đi in ấn thì có thể cạnh tranh”.

Cũng cùng quan điểm nếu định giá sẽ vô cùng phức tạp, ông Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng nên trợ giá thay vì định giá: “Theo tôi Bộ Tài chính có thể trợ giá để bảo đảm ổn định còn không nên quy định giá toàn bộ SGK như vậy sẽ khó cạnh tranh và xuất hiện những nhân tố mới”.

Thực tế cho thấy, khi bỏ việc độc quyền về SGK, thầy trò sẽ được lựa chọn những cuốn SGK, bộ SGK phù hợp với họ

Xem thêm: Nhà xuất bản than khó nếu bị áp giá trần sách giáo khoa

Theo Luật Giá, Nhà nước định giá đối với các hàng hoá sau: Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; Tài nguyên quan trọng; Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.

Định mức giá cụ thể: Các dịch vụ hàng không, dịch vụ kết nối viễn thông, điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Định khung giá đối với: giá phát điện, giá bán buôn điện, mức giá bán lẻ điện bình quân, dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền.

Mua sách giáo khoa cho học sinh mượn: Cần tránh lãng phí

Thứ 5, 06/10/2022 | 12:00
Chính sách nhà nước mua sách giáo khoa cho học sinh mượn là rất nhân văn và ý nghĩa. Tuy nhiên nên thực hiện như thế nào để tránh lãng phí?

Trên 2/3 tác giả biên soạn sách giáo khoa trình độ từ Tiến sĩ trở lên

Thứ 5, 29/09/2022 | 13:30
Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục...

Nhà xuất bản còn bị động trong cung ứng sách giáo khoa

Thứ 5, 29/09/2022 | 09:59
Đã có hàng nghìn các tác giả tham gia vào hoạt động biên soạn SGK trong thời gian qua để có chất lượng tốt nhất cho các bộ sách.
Cùng tác giả

Bạo lực học đường: Nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:10
Các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan để bạo lực học đường không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 đúng tiến độ

Thứ 5, 30/11/2023 | 13:26
Đến nay các tỉnh, thành trên cả nước đều thực hiện tổng kết quá trình đổi mới giáo dục làm cơ sở xây dựng dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Thi tốt nghiệp 2+2 không làm giảm vai trò của các môn học

Thứ 5, 30/11/2023 | 09:18
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng giảm môn thi bắt buộc, tăng môn tự chọn giúp học sinh thực học, thực nghiệm không học vì đi thi.

Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết về đổi mới toàn diện giáo dục

Thứ 5, 30/11/2023 | 09:17
Cùng với đánh giá, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai vừa qua.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thay đổi phương pháp xây dựng ngân hàng đề

Thứ 4, 29/11/2023 | 19:10
Việc xây dựng ngân hàng đề thi sẽ được lấy ý kiến rộng rãi của các giáo viên bộ môn thay vì ở phạm vi nhỏ hẹp như trước kia.
Cùng chuyên mục

Khi nào công bố đề thi minh họa tốt nghiệp THPT từ 2025?

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:22
Dự kiến cuối quý 4/2023, bộ sẽ công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bạo lực học đường: Nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:10
Các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan để bạo lực học đường không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bình phước Tuyên dương học sinh, sinh viên, trí thức, nhà sáng tạo tiêu biểu năm 2023

Thứ 5, 30/11/2023 | 16:18
Ngày 30/11, tại Đền thờ Vua Hùng diễn ra lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, trí thức, nhà sáng tạo, các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2023.

Nếu trượt tốt nghiệp THPT năm 2024, thí sinh sẽ thi lại như thế nào?

Thứ 5, 30/11/2023 | 15:08
Nếu không may học sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024 thì thi lại như thế nào ở năm 2025 vì phương thức thi 2 năm là khác nhau?

Xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 đúng tiến độ

Thứ 5, 30/11/2023 | 13:26
Đến nay các tỉnh, thành trên cả nước đều thực hiện tổng kết quá trình đổi mới giáo dục làm cơ sở xây dựng dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/11/2023: Không khí lạnh áp sát, gió to

Thứ 5, 30/11/2023 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/11). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Dự báo thời tiết ngày 1/12/2023: Miền Bắc bắt đầu chuyển rét

Thứ 6, 01/12/2023 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/12). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bạo lực học đường: Nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:10
Các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan để bạo lực học đường không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bản tin 30/11: Thông tin mới nhất vụ 29 học sinh đau bụng, buồn nôn sau ăn kẹo "lạ" mua ở cổng trường

Thứ 5, 30/11/2023 | 06:00
Thông tin mới vụ 9 học sinh đau bụng, buồn nôn sau ăn kẹo "lạ" mua ở cổng trường; Sản phụ sinh con tại nhà vào viện cấp cứu vì sốc nhiễm khuẩn... là tin nổi bật.

Nếu trượt tốt nghiệp THPT năm 2024, thí sinh sẽ thi lại như thế nào?

Thứ 5, 30/11/2023 | 15:08
Nếu không may học sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024 thì thi lại như thế nào ở năm 2025 vì phương thức thi 2 năm là khác nhau?