Độc đáo lễ cúng thần rừng của người Thái

Độc đáo lễ cúng thần rừng của người Thái

Thứ 4, 03/04/2019 | 10:00
0
Theo quan niệm của người Thái thì thần núi, thần sông luôn là vị thần rất linh thiêng. Vì thế, vào đầu năm mới họ đều tổ chức lễ cúng, cầu cho năm mới mọi người dân đều có cuộc sống bình an, khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Nghi lễ quan trọng của dân tộc Thái

Tục cúng thần rừng đã có từ lâu đời trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái. Với người Thái ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An lễ cúng thường được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 âm lịch hàng năm, đây được coi là ngày tốt lành trong năm, là thời điểm trời đất giao hòa.

Trước ngày diễn ra lễ cúng người dân cùng họp bàn nhau lại để phân công công việc và chuẩn bị lễ vật cúng thần rừng. Chủ trì lễ cúng là thầy mo được người dân trong bản lựa chọn từ trước. Thầy cúng phải là người có uy tín, được người dân nể trọng.

Văn hoá - Độc đáo lễ cúng thần rừng của người Thái

Thầy mo chuẩn bị cho lễ cúng thần rừng.

Ông Lô Văn Thánh vinh dự được làm thầy mo năm nay cho biết, lễ cúng thần rừng được tổ chức một lần duy nhất trong năm. Trong lễ cúng những người tham gia lễ bắt buộc phải mặc trang phục của dân tộc, như vậy thì lễ cúng mới có kết quả tốt đẹp.

Thầy mo Lô Văn Thánh cho biết thêm: “Lễ cúng thần rừng là lễ rất thiêng liêng, nên những người tham gia làm lễ cũng phải ăn mặc trang nghiêm, phải  là những người có hiểu biết về phong tục cúng bái của dân tộc mình”.

Lễ  vật cúng gồm lợn, 9 cuộn vải trắng, 9 nén bạc,… đó là những vật không thể thiếu, vì nó tượng trưng cho 9 mường của người Thái. Lễ cúng gồm có 3 phần: Phần cúng gọi, phần cúng chính và phần hội.

Phần cúng gọi là phần mở đầu cho buổi lễ. Trong phần này thầy cúng sẽ tiến hành theo tuần tự các bài khấn để mời các vị thần về tham dự lễ cúng và chứng nhận lòng thành của người dân.

Bài cúng kết thúc cũng là lúc thần rừng và các vị thần đã tề tựu đầy đủ và chấp nhận những lễ vật mà dân làng dâng lên. Khi xong phần cúng gọi, dân bản sẽ giết lợn để chuẩn bị cho 5 mâm cúng chính (nếu giết trâu sẽ làm 7 mâm).

Đến phần cúng chính, thầy cúng báo cáo với các vị thần từng lễ vật dâng lên. Sau khi khấn gọi những vị thần về dự lễ cúng, thầy cúng bắt đầu bài cúng chính của buổi lễ. “Bài cúng này ca ngợi những công lao của các vị thần và cầu mong họ sẽ tiếp tục phù hộ cho người dân trong năm mới”, thầy mo Lô Văn Thánh nói.

Văn hoá - Độc đáo lễ cúng thần rừng của người Thái (Hình 2).

Thầy cúng đọc bài cúng chính kể về công lao của các vị thần và cầu mong họ phù hộ.

Trong không khí thiêng liêng của trời đất, người chủ lễ kính cẩn thay mặt bà con dân bản dần lễ vật và cầu khấn mời thần rừng về hưởng lễ chứng kiến cho lòng thành kính của dân làng, phù hộ cho làng bản trừ hết những xấu xa, vận hạn.

Phần thứ ba là phần hội. Khi mọi người đã ăn, uống no say thì họ lại cùng nhau uống rượu cần, nhảy múa, đánh cồng chiêng, nhảy sạp,… để thể hiện cho một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Cầu cho cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hòa

Ông Lô Văn Mai, Bí Thư chi bộ bản Pục, xã Nậm Giải chia sẻ: “Lễ cúng rừng là một nghi lễ rất quan trọng đối với chúng tôi: cầu mong thần rừng phù hộ sức khỏe, gia đình hạnh phúc, cầu mong thần rừng trong năm không nổi giận để những cánh rừng sinh sôi nảy nở, nuôi sống bà con dân bản…”.

Có thể nói lễ cúng thần rừng là một nghi lễ truyền thống quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái, nó mang ý nghĩa phồn thực của cộng đồng cư dân nông nghiệp sinh sống tại những vùng mà rừng luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ.

Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, tục cúng thần rừng còn là dịp ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống tự nhiên xung quanh con người.

Văn hoá - Độc đáo lễ cúng thần rừng của người Thái (Hình 3).

Tưng bừng trong phần hội.

Theo ông Mai, trong tâm thức đồng bào dân tộc Thái nơi nào có bản, có mường đều phải có những khu rừng kiêng, rừng cấm. Rừng là nơi ngụ của thần, của hồn mường hồn bản. Trải qua hàng ngàn năm chung sống hòa thuận với rừng, hiểu được quy luật của rừng, người Thái tôn trọng rừng và đặt ra những quy định về việc bảo vệ rừng.

Ngoài việc gìn giữ được một lễ hội truyền thống, hoạt động này còn có ý nghĩa rất lớn đối với chính quyền địa phương trong việc phát động người dân tích cực hưởng ứng, tham gia cuộc chiến bảo vệ rừng ngày một nóng bỏng trong những năm gần đây.

Với những ý nghĩa như vậy, tục cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Thái là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Phục hồi lễ hội thờ cúng thần rừng đầu năm ở huyện Quế Phong

Năm 2018, UBND huyện Quế Phong tổ chức khởi động dự án “Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng gắn với sinh kế, văn hóa cho cộng đồng đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quế Phong”. Dự án do Trung tâm tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An đề xuất. Tổng kinh phí thực hiện là 2,658 tỷ đồng, trong đó kinh phí xin tài trợ từ chương trình tài trợ nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu là gần 1 tỷ đồng.

Một trong những hoạt động quan trọng của dự án là phục hồi tổ chức lễ hội thờ cúng thần rừng đầu năm và ban hành, tổ chức thực hiện các quy định về giữ gìn, phát huy các giá trị phong tục văn hóa tốt đẹp trong quản lý bảo vệ rừng.

Ngân Mai

Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng 2019 chuẩn nhất ít người hiểu rõ

Chủ nhật, 17/02/2019 | 06:00
Trong ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên, hoặc lên chùa cầu bình an, may mắn cho năm mới. Tuy nhiên nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng không phải ai cũng hiểu rõ.

Văn hóa truyền thống - men say của các lễ hội tại Sun World

Thứ 6, 14/09/2018 | 15:47
Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên độc đáo và những trò chơi hiện đại, bắt kịp xu thế thế giới, mỗi Sun World còn là một thế giới những lễ hội đậm chất truyền thống nhưng lại vô cùng mới lạ và đầy hấp dẫn.

Đặc sắc lễ hội Cầu ngư truyền thống tại Đà Nẵng

Thứ 7, 03/03/2018 | 17:21
Sáng ngày 3/3, hàng trăm ngư dân tại quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng khai hội Cầu ngư truyền thống hàng năm, nhằm cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa.
Cùng tác giả

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Đẩy nhanh dự án Quốc lộ 7C, mở ra cơ hội phát triển Tây Bắc Nghệ An

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:30
Khi hoàn thành, tuyến đường Quốc lộ 7C nối dài sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Tân Kỳ về Tp.Vinh gần 30 phút và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các địa phương.

Nghệ An: Phát hiện nhiều vụ khai thác cát trái phép

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:00
Do có lợi nhuận lớn nên hiện nay hoạt động khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, liều lĩnh.

Nghệ An: 8.440 hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở được hỗ trợ làm nhà

Chủ nhật, 21/04/2024 | 12:34
Trong 2 năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại.
Cùng chuyên mục

Tây du ký: Nguyên nhân sâu xa khiến Thái Thượng Lão Quân phải "đánh lén" Ngộ Không

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:05
Thái Thượng Lão Quân từng ném Kim Cang Trác trúng đầu Ngộ Không, giúp Nhị Lang Thần có cơ hội bắt sống được Đại Thánh.

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Hải Phòng: Doanh nghiệp ủng hộ 22 tỷ tổ chức Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:26
Đây là số tiền các doanh nghiệp cam kết tài trợ cho công tác tổ chức Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”.

Làm “sống lại” di tích bằng công nghệ số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:22
Từ thành công của nhiều di tích văn hóa, lịch sử cho thấy, thế mạnh công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong việc “đánh thức” những tiềm năng di sản vẫn còn “ngủ say”.

“Sa Tăng kinh điển nhất màn ảnh”: Nhận lời đóng Tây Du Ký không lấy thù lao, cuối đời bệnh tật

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:15
Tây Du Ký là tượng đài, gắn liền với tuổi thơ của nhiều khán giả. "Sa Tăng" Diêm Hoài Lễ cũng là một trong số diễn viên trở nên nổi tiếng sau thành công của bộ phim.
     
Nổi bật trong ngày

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Sau ồn ào, Nam Em công khai số dư tài khoản khiến ai cũng tò mò

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:30
Trải qua nhiều scandal, ca sĩ Nam Em quyết định chuyển lên Đà Lạt sinh sống.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Tây du ký: Nguyên nhân sâu xa khiến Thái Thượng Lão Quân phải "đánh lén" Ngộ Không

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:05
Thái Thượng Lão Quân từng ném Kim Cang Trác trúng đầu Ngộ Không, giúp Nhị Lang Thần có cơ hội bắt sống được Đại Thánh.