Đòn trừng phạt thứ cấp của Mỹ có gây tổn hại cho Nga?

Đòn trừng phạt thứ cấp của Mỹ có gây tổn hại cho Nga?

Nguyễn Thị Minh Đức

Nguyễn Thị Minh Đức

Thứ 3, 28/05/2024 06:00

Mỹ đã không ngừng gây áp lực lên Nga bằng làn sóng trừng phạt và đe dọa trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng nước ngoài hỗ trợ giao dịch với Moscow.

Các biện pháp trừng phạt mở rộng đối với Nga và tăng cường áp lực đối với các quốc gia mà Moscow coi là “quốc gia thân thiện” đang làm tổn hại đến doanh thu xuất khẩu của các công ty Nga và tạo ra các vấn đề về thanh toán dầu mỏ, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết hôm 24/5, Reuters đưa tin.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022, Mỹ đã không ngừng gây áp lực lên Moscow bằng làn sóng trừng phạt và đe dọa trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng nước ngoài hỗ trợ giao dịch với Moscow.

Lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Joe Biden, công bố hồi tháng 12 năm ngoái, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các tổ chức tài chính nước ngoài đang tạo điều kiện cho các giao dịch quan trọng hoặc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cơ sở công nghiệp quân sự của Nga.

Các ngân hàng bị trừng phạt sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt phong tỏa hoàn toàn hoặc mất hoặc phải chịu các điều kiện nghiêm ngặt đối với tài khoản đại lý tại Mỹ của họ. Lệnh này cũng cho phép Bộ Tài chính Mỹ cấm nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ từ Nga nhưng được gia công ở nước khác.

“Việc mở rộng các biện pháp trừng phạt và áp lực lên các nước thân thiện khiến doanh thu xuất khẩu của các công ty giảm”, CBR cho biết trong một báo cáo về sự ổn định tài chính.

Thế giới - Đòn trừng phạt thứ cấp của Mỹ có gây tổn hại cho Nga?

Một chi nhánh của ngân hàng Italy UniCredit ở Nga, tại Moscow năm 2022. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng cảnh báo về những rủi ro mà các ngân hàng châu Âu phải đối mặt khi vẫn làm ăn ở Nga, hơn 2 năm kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Ảnh: Bloomberg

Nga phân biệt giữa các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt để phản ứng với chiến dịch của họ ở Ukraine và những quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt bằng cách gọi họ là “quốc gia không thân thiện” và “quốc gia thân thiện”.

“Các quốc gia không thân thiện đang cản trở không chỉ việc bán hydrocarbon mà còn cản trở việc thực hiện các dự án đầu tư lớn”, CBR cho biết. “Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt thứ cấp, chuỗi cung ứng và cơ chế thanh toán đang trở nên phức tạp hơn, dẫn đến giá nhập khẩu cao hơn và gián đoạn nguồn cung”.

Mối đe dọa từ các biện pháp trừng phạt thứ cấp cũng đã làm chậm việc các ngân hàng Nga tăng số lượng tài khoản đại lý tại các khu vực pháp lý thân thiện, CBR cho biết. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, kể từ đầu năm 2022, số lượng tài khoản đại lý bằng USD và Euro đã giảm 55%.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 21/5 cho biết việc Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng nếu họ hỗ trợ các giao dịch liên quan đến lĩnh vực quân sự của Nga đã góp phần làm nản lòng những nỗ lực của Moscow trong việc mua sắm hàng hóa cần thiết cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng vẫn cần phải làm nhiều việc hơn nữa.

Bà Yellen cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang “làm việc để ngăn chặn hành vi trốn tránh lệnh trừng phạt ở bất cứ nơi nào chúng ta thấy, từ Trung Á đến Caucasus và khắp châu Âu”.

Minh Đức (Theo Reuters, S&P Global)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.