Đồng Nai: Hướng đi mới cho đầu ra nông sản

Đồng Nai: Hướng đi mới cho đầu ra nông sản

Nguyễn Thanh Hải

Nguyễn Thanh Hải

Thứ 6, 17/06/2022 19:00

Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với UBND Tp.Long Khánh tổ chức Tuần lễ tôn vinh trái cây và Chợ phiên nông nghiệp, nhằm quảng bá thương hiệu nông sản của tỉnh.

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hàng chục khu công nghiệp trải dài trên 9 huyện và 2 thành phố. Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai còn là một vùng đất nổi tiếng với cây công nghiệp như cao su, đã trở thành một thương hiệu từ lâu.

Nhưng tỉnh Đồng Nai đâu chỉ có trồng cao su hay phát triển khu công nghiệp, giải quyết nhu cầu việc làm cho gần 700 ngàn lao động, với phần lớn là người lao động ngoại tỉnh.

Tỉnh Đồng Nai còn là một vùng đất gắn liền với các loại trái cây nổi tiếng như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt,... 

Những năm gần đây, trước tốc độ đô thị hóa nhanh, đất đai và người lao động nông nghiệp giảm, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng lớn đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh.

Đứng trước tình hình đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2425/QĐ – UBND ngày 02/8/2019 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục đích của đề án là sắp xếp, quy hoạch các vùng đất phát triển nông nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu sẵn có để cung cấp cho chuỗi sản xuất, chế biến gắn liền với xây dựng đô thị nhưng không phá vỡ chuỗi sản xuất liên kết được gọi là “nông nghiệp đô thị và ven đô”.

Hiện, trên toàn tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích đất trồng trọt là 314.391ha. Trong đó, diện tích dành cho các loại cây ăn quả như: bưởi, bơ, chuối, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… khoảng 73.443ha với tổng sản lượng hàng trăm ngàn tấn.

Nếu tính cả diện tích dành cho cây công nghiệp như: điều, cà phê, ca cao, tiêu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày thì doanh số thu về từ phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai không hề nhỏ.

Với chiến lược phát triển công nghiệp song song với phát triển chuỗi liên kết sản xuất Nông nghiệp đô thị và ven đô, ngày 15/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng UBND Tp.Long Khánh tổ chức Tuần lễ tôn vinh trái cây và Chợ phiên nông nghiệp đô thị Tây Nam Đồng Nai.

Mục đích của tuần lễ nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm là các loại trái cây nổi tiếng đã tạo thành thương hiệu cho vùng đất này, giới thiệu đến với người tiêu dùng các sản phẩm được chế biến từ chính nguồn nguyên liệu của địa phương như: rượu caccao, bột cacao (huyện Định Quán), rượu dưa lưới (huyện Xuân Lộc), các sản phẩm gia dụng được sản xuất từ những sợi chỉ của thân cây chuối (huyện Trảng Bom), rượu bưởi, nước ép bưởi (huyện Vĩnh Cửu) v.v..

Trao đổi với PV Người Đưa Tin tại chợ phiên, Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết: "Tuần lễ tôn vinh trái cây kết hợp chợ phiên mà Sở phối hợp với UBND Tp.Long Khánh tổ chức còn mục đích kết nối du lịch, nhằm quảng bá đưa thương hiệu, sản phẩm trái cây, sản phẩm được chế biến của ngành nông nghiệp Đồng Nai đến với tất cả người tiêu dùng cả nước".

Tiêu dùng & Dư luận - Đồng Nai: Hướng đi mới cho đầu ra nông sản

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai (mặc áo trắng, đứng giữa) - ảnh: Thanh Hải.

Tham quan gian hàng sản phẩm của huyện Định Quán, ông Vũ Mạnh Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện này cho biết: "Hiện nay, cây công nghiệp chủ lực của huyện là cây cacao. Sắp tới đây, huyện sẽ phát triển mạnh hơn về kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu đảm bảo nguồn cung cấp cho chuỗi sản xuất công nghiệp, nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường với các sản phẩm được chế biến từ cacao".

Tiêu dùng & Dư luận - Đồng Nai: Hướng đi mới cho đầu ra nông sản (Hình 2).

Sản phẩm được chế biến từ cacao thuộc gian hàng trưng bày của huyện Định Quán.

Bà Lê Thị Xuân Trang, Phó phòng Nông nghiệp huyện Xuân Lộc, phụ trách khu trưng bày, giới thiệu với PV một sản phẩm đặc trưng của Xuân Lộc, đó là dưa lưới.

Dưa lưới Xuân Lộc được trồng và chăm sóc theo phương pháp hữu cơ, đảm bảo được giá trị dinh dưỡng và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, dưa lưới Xuân Lộc còn được làm nguồn nguyên liệu để Hộ Kinh doanh trang trại Việt sản xuất ra rượu dưa lưới, một sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global GAP.

Tiêu dùng & Dư luận - Đồng Nai: Hướng đi mới cho đầu ra nông sản (Hình 3).

Bà Lê Thị Xuân Trang, Phó phòng NN&PTNT huyện Xuân Lộc đang giới thiệu sản phẩm với khách hàng.

Việt Nam là một thị trường tiêu thụ lớn, với gần 100 triệu dân luôn là điều mơ ước đối với các tập đoàn sản xuất nước ngoài.

Vì thế, thay vì lo tìm kiếm thị trường xuất khẩu, các địa phương, các doanh nghiệp cần khai thác, đẩy mạnh sự liên kết, quảng bá, trao đổi và giới thiệu sản phẩm nội địa vùng miền để tăng cường mức tiêu thụ sản phẩm quốc nội. Đây cũng là một cách khuyến khích người Việt dùng hàng Việt.

Tuần lễ tôn vinh trái cây và chợ phiên vùng Tây Nam Đồng Nai dù chỉ mới được tổ chức lần đầu tại Tp.Long Khánh với quy mô 40 gian hàng, nhưng một khi đã phát triển đúng hướng thì những chợ phiên sau chắc sẽ còn lớn hơn và quy mô hơn.

Những chợ phiên kết nối như trên còn là cơ hội cho các nhà đầu tư tới tham quan, tìm kiếm cơ hội và giúp cho người nông dân nhận ra, làm giàu không phải ở đâu xa, mà hãy làm giàu ngay trên mảnh đất của quê hương mình.

Thanh Hải

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.