Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo" ở quê mọc um tùm

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo" ở quê mọc um tùm

Thứ 4, 07/05/2025 13:30

Một loại lá quen thuộc ở quê không chỉ làm gia vị mà còn được biết đến trong y học cổ truyền, có tác dụng giúp trẻ lâu, ngừa ung thư...

Quả chanh thường được sử dụng như một loại trái cây dùng pha nước để giải nhiệt cơ thể hoặc gia vị chế biến món ăn còn lá chanh có mùi thơm dễ chịu, làm tăng thêm hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn. 

Thông thường, lá chanh thường được sử dụng trong món súp, cà ri, món xào, cũng như trong một số đồ uống và món tráng miệng. Tuy nhiên lá của chúng cũng không kém phần quan trọng đối với sức khỏe. Đây là một loại lá được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn. Tuy nhiên loại lá này cũng được biết đến trong y học cổ truyền, có tác dụng giúp trẻ lâu, ngừa ung thư, nhưng cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo" ở quê mọc um tùm- Ảnh 1.

Lá chanh không chỉ là gia vị giúp tăng cường hương vị, lá chanh còn là một vị thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa

Tăng cường hệ miễn dịch: Thông thường hàm lượng vitamin C dồi dào trong lá chanh giúp tăng cường sản xuất bạch cầu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Không chỉ vậy, tinh dầu tự nhiên trong lá chanh còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Uống nước lá chanh ấm mỗi ngày có thể giúp phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.

Chữa ho do lạnh: Trong Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản...

Làm đẹp da hiệu quả: Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong lá chanh giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa lão hóa, làm mờ vết thâm nám. Bạn có thể dùng nước lá chanh để rửa mặt hoặc kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác để làm mặt nạ dưỡng da.

Giảm căng thẳng, thư giãn: Có thể nhiều người không biết hương thơm tươi mát, thanh khiết của lá chanh như một liều thuốc thần kỳ giúp xua tan mọi ưu phiền, mang đến cảm giác thư thái và sảng khoái. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, các hợp chất thơm trong lá chanh có tác dụng kích thích các thụ thể thần kinh, giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Lá chanh không chỉ đơn thuần là một loại gia vị, mà còn là một liệu pháp thư giãn tuyệt vời, giúp bạn cải thiện giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống

Chống viêm rất tốt: Trong Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Không chỉ vậy, lá chanh còn rất tốt cho việc chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Giải cảm nhanh chóng: Lá chanh tươi có nhiều tinh dầu với mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm rất hiệu quả. Nếu tận dụng đúng cách, lá chanh sẽ là "trợ thủ" đắc lực trong việc nấu nướng lẫn chăm sóc sức khỏe.

Chống lão hóa: Gốc tự do là các phân tử không ổn định sinh ra trong quá trình chuyển hóa và tác động từ yếu tố bên ngoài như ánh mặt trời, ô nhiễm, stress. Sự tích tụ quá mức của gốc tự do có thể gây tổn thương tế bào và mô. Từ đó góp phần vào quá trình lão hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo" ở quê mọc um tùm- Ảnh 2.

Lá chanh tươi và khô rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Phòng ngừa ung thư: Cũng giống như quả chanh, lá chanh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên đáng chú ý. Các chất chống oxy hóa có trong lá chanh bao gồm flavonoid, axit phenolic và terpen, có khả năng ngăn chặn sự hình thành, tác động của các gốc tự do với cơ thể. Nhờ vậy mà bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và nguy cơ lão hóa sớm.

Giàu vitamin C: Hơn thế nữa, lá chanh cũng là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Ít ai biết rằng, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Ngoài ra vitamin C còn sở hữu khả năng tái tạo và tăng cường hoạt động của các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể.

Hỗ trợ tiêu hóa: Theo VOV Các hợp chất trong lá chanh có thể kích thích sự tiết mật và ức chế hình thành khí trong ruột. Điều này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng... Lá chanh cũng có tính chất chống viêm và chống tắc nghẽn, giúp duy trì sự thông thoáng của hệ tiêu hóa.

Một số cách dùng lá chanh chăm sóc sức khỏe:

1. Bài thuốc trị cảm, sốt từ lá chanh: Nếu bị cảm sốt mà không ra được mồ hôi, bạn dùng 20g lá chanh, 5g lá bưởi, 10g vỏ quýt, 15g lá cúc tần sắc lấy nước thuốc uống trong ngày. Dùng thuốc trong 2 - 3 ngày bệnh sẽ đỡ hẳn.

2. Bài thuốc chữa bệnh hô hấp từ lá chanh: Bài thuốc chữa ho do nhiễm lạnh: Bạn dùng 3g gừng tươi cùng 5g lá chanh tươi sắc cùng 400ml nước lọc. Sắc đến khi nước cô lại còn khoảng 100ml, bạn dùng để uống trong ngày. Khi uống có thể thêm chút mật ong hoặc đường phèn.

3. Bài thuốc trị hen phế quản: Bạn dùng 35g lá chanh, 15g lá tơ hồng sao vàng hạ thổ. Sau đó, bạn mang lá thuốc sắc cùng 3 bát nước đến khi cô đặc lại còn 1 bát. Nước thuốc để nguội bớt rồi uống trong ngày. Bài thuốc này bạn uống liên tục 10 ngày bệnh hen phế quản sẽ đỡ.

Những lưu ý khi sử dụng lá chanh để tốt cho sức khỏe

- Mặc dù lá chanh tốt tuy nhiên bạn không nên sử dụng quá nhiều lá chanh, đặc biệt là khi uống nước lá chanh, vì có thể gây ra các tác dụng phụ như ợ nóng, đau dạ dày.

- Đặc biệt, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá chanh.

- Những người bị dị ứng với thành phần của lá chanh nên tránh sử dụng.

- Lưu ý khi sử dụng lá chanh để đắp ngoài da, nên thử trên một vùng da nhỏ trước để kiểm tra phản ứng dị ứng.

- Không cho lá chanh vào trước hoặc trong khi đang nấu, bởi nhiệt độ cao sẽ khiến lá chanh bị đắng. Bạn chỉ nên cho vào sau cùng trước khi tắt bếp để lá chanh dậy mùi thơm. Với một số món cần sử dụng lá chanh để trộn, ướp trước khi chế biến, bạn nên cho số lượng ít, đủ để có chút mùi thơm nhẹ. Ngoài ra nên băm thật nhỏ lá chanh để không ảnh hưởng quá nhiều đến mùi vị món ăn.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.