EU vẫn nhập khẩu khối lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga

EU vẫn nhập khẩu khối lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga

Thứ 4, 30/08/2023 | 16:07
1
Không chỉ mang lại hàng tỷ euro doanh thu cho Moscow, việc EU tiếp tục phụ thuộc vào Nga về LNG có thể khiến “lục địa già” gặp rắc rối nếu nguồn cung bị gián đoạn.

Bất chấp mục tiêu thoát phụ thuộc Nga về nhiên liệu hóa thạch vào năm 2027, các nước EU đã chi gần 5,3 tỷ euro (5,7 tỷ USD) để mua hơn 1/2 tổng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất khẩu của Nga trong 7 tháng đầu năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Bỉ là những khách hàng lớn thứ hai và thứ ba trên toàn thế giới (sau Trung Quốc), theo ước tính của tổ chức phi chính phủ Global Witness.

Phân tích của Global Witness công bố hôm 30/8, dựa trên dữ liệu từ công ty phân tích Kpler, cho thấy, nhập khẩu loại khí siêu lạnh này của EU đã tăng 40% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm 2021, thời điểm trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Mức tăng đột biến nêu trên xuất phát từ thực tế rằng trước xung đột, EU đã không nhập khẩu nhiều LNG vì khối này phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt đường ống từ Nga. Nhưng mức tăng này mạnh hơn nhiều so với mức tăng nhập khẩu trung bình toàn cầu đối với LNG Nga, là 6% so với cùng kỳ, Global Witness cho biết.

Thế giới - EU vẫn nhập khẩu khối lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga

Liên doanh Yamal LNG ở Bắc Cực thuộc Nga. Ảnh: Novatek

Ngoài ra, phân tích cũng cho thấy EU đang nhập khẩu LNG Nga nhiều hơn khoảng 1,7% so với thời điểm nhập khẩu đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.

“Các quốc gia ở EU đã nỗ lực rất nhiều để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch Nga chỉ để thay thế khí đốt đường ống bằng loại tương đương được vận chuyển bằng tàu biển”, ông Jonathan Noronha-Gant, một thành viên cấp cao tại Global Witness, cho biết. “Bất kể nó đến từ đường ống hay tàu biển - điều đó có nghĩa là các công ty châu Âu vẫn đang chuyển hàng tỷ USD vào hòm chiến tranh của Điện Kremlin”.

Hầu hết LNG của Nga được sản xuất ở nhà máy liên doanh Yamal LNG, do công ty Novatek của Nga sở hữu phần lớn. Các cổ phần khác do Total Energies của Pháp, CNPC của Trung Quốc và một quỹ nhà nước của Trung Quốc nắm giữ. Liên doanh này được miễn thuế xuất khẩu nhưng phải chịu thuế thu nhập.

Cùng với việc mang lại hàng tỷ euro doanh thu cho Nga vào thời điểm EU tiếp tục thắt chặt chế độ trừng phạt đối với Moscow, mức nhập khẩu kỷ lục LNG nói trên khiến “lục địa già” có thể gặp rắc rối nếu nguồn cung LNG bị cắt giảm đột ngột như đã xảy ra đối với khí đốt đường ống vào năm ngoái.

“Khách mua dài hạn ở châu Âu cho biết họ sẽ tiếp tục nhận khối lượng theo hợp đồng trừ khi bị chính phủ cấm”, ông Alex Froley, nhà phân tích cấp cao tại công ty tư vấn ICIS, cho biết.

Lệnh cấm nhập khẩu của EU sẽ gây ra một số gián đoạn trong hoạt động vận chuyển vì mô hình thương mại toàn cầu sẽ cần phải được sắp xếp lại, ông Froley nói, đồng thời cho rằng cuối cùng châu Âu có thể tìm được các nhà cung cấp khác và Nga cũng tìm được khách hàng khác.

Thế giới - EU vẫn nhập khẩu khối lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga (Hình 2).

Nhà ga LNG Fluxys ở Zeebrugge, Bỉ. Ảnh: Brussels Times

EU đã đặt mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch Nga vào năm 2027, nhưng các quan chức của khối này cảnh báo rằng lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu LNG có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng giống như năm ngoái khi giá khí đốt ở châu Âu đạt mức cao kỷ lục hơn 300 euro/MWh.

Mặc dù các kho dự trữ khí đốt ở châu Âu đã đầy hơn 90% trước mùa đông nhưng vẫn “rất đáng lo” nếu nguồn cung tiếp tục bị cắt giảm, một quan chức EU nói với tờ Financial Times.

Dữ liệu của Kpler cho thấy LNG của Nga chiếm 21,6 triệu, tương đương 16%, trong tổng số 133,5 triệu m3 LNG nhập khẩu của EU (tương đương 82 tỷ m3 khí đốt tự nhiên) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, dữ liệu của Kpler cho thấy, khiến Nga trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ hai của khối, chỉ sau Mỹ.

Ông Henning Gloystein, giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group, cho biết EU phải cắt giảm nhu cầu thêm 10%. “Nếu chúng ta không giảm mức tiêu thụ khí đốt một cách có hệ thống 10-15%, chúng ta có nguy cơ lặp lại cuộc đua về nguồn cung hàng năm”, ông Gloystein cho biết.

Minh Đức (Theo Financial Times, Global Witness)

Quốc gia thành viên EU không dễ thoát “nghiện” khí đốt Nga

Thứ 3, 01/08/2023 | 16:50
Tuy nhiên, Áo – quốc gia trung lập thuộc Liên minh châu Âu (EU) – vẫn cam kết chấm dứt nhập khẩu khí đốt Nga vào năm 2027.

“Cơn khát” LNG của châu Âu khiến châu Á lao đao

Thứ 4, 12/10/2022 | 15:52
Trước sức ép phải đẩy nhanh quá trình “cai nghiện” năng lượng Nga, châu Âu đang cố gắng giành giật từng m3 khí ở bất cứ nơi nào có sẵn và sẵn sàng trả giá cao hơn.

Đức muốn tận dụng đường ống Nord Stream 2 để nhận LNG?

Thứ 6, 24/06/2022 | 21:23
Tác động từ xung đột Nga-Ukraine đang làm trầm trọng thêm mối lo của Đức về nguy cơ thiếu hụt năng lượng kéo theo thiệt hại kinh tế.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.