Giá gạo tiếp tục tăng, Myanmar có thể hạn chế xuất khẩu gạo

Giá gạo tiếp tục tăng, Myanmar có thể hạn chế xuất khẩu gạo

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 6, 25/08/2023 21:38

Câu chuyện giá gạo là chủ đề nóng suốt hơn 1 tháng qua sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, tiếp đó là các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Nga...

Dự kiến Myanmar hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo

Thông tin trên TTXVN, ngày 25/8, Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) cho biết nước này đang có kế hoạch tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo nhằm kiểm soát giá gạo tăng ở trong nước. Nếu kế hoạch được triển khai, quốc gia Đông Nam Á này sẽ là nước tiếp theo sau Ấn Độ áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo để bảo vệ thị trường trong nước.

Một thành viên cấp cao của MRF chia sẻ với hãng tin Reuters, Myanmar sẽ tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo trong khoảng 45 ngày, kể từ cuối tháng 8. Theo nguồn tin trên, giá gạo trong nước gia tăng khiến nhà chức trách Myanmar tính đến biện pháp hạn chế xuất khẩu này.

Trong những năm trở lại đây, Myanmar là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 5 trên thế giới, với hơn 2 triệu tấn mỗi năm, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Trước tình hình Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo, một thương lái ở Mumbai nhận định dù không phải là nước xuất khẩu gạo quy mô lớn trên thị trường so với Ấn Độ hoặc Thái Lan, song những hạn chế của Myanmar - được đưa ra đúng vào thời điểm nguồn cung đang thu hẹp - có thể khiến các nhà nhập khẩu quan ngại cũng như đẩy giá gạo trên thị trường lên cao hơn.

Dự kiến Myanmar sẽ hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo (trừ gạo đồ) kể từ ngày 1/9 đến 15/10/2023.

Tác động đến thị trường gạo trên thế giới

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên báo Thanh Niên, bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập Công ty SSResource Media Pte.Ltd (Singapore) - đơn vị chuyên cung cấp thông tin và phân tích thị trường lúa gạo thế giới cho biết: Nguồn đáng tin cậy từ giới chức Myanmar cho biết, chính phủ nước này sẽ ra thông báo về việc hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo. Khả năng cao là lệnh hạn chế sẽ có thời hạn từ ngày 1/9 - 15/10/2023.

Cụ thể vào thời điểm 15/10 được xem là lúc Myanmar sẽ cơ bản kết thúc vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm. Hiện tại, Myanmar và Indonesia đang có thỏa thuận (chưa được ký kết) mua bán gạo lớn nhất từ trước tới nay với sản lượng lên đến 80.000 - 100.000 tấn. Tuy nhiên, nếu lệnh hạn chế được ban bố, Myanmar sẽ phải cân đối lại sản lượng và giá cả cho phù hợp với thị trường.

"Thị trường gạo thế giới hiện đang quá nhạy cảm. Chắc chắn thị trường toàn cầu hôm nay và ngày mai sẽ có những phản ứng tức thì với thông tin hạn chế xuất khẩu gạo từ phía Myanmar, nơi đang được xem là nguồn cung gạo có giá trị hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên bình tĩnh vì Myanmar chỉ hạn chế xuất khẩu có thời hạn", bà Hương khuyến cáo.

Kinh tế vĩ mô - Giá gạo tiếp tục tăng, Myanmar có thể hạn chế xuất khẩu gạo

Ảnh minh họa

Tháng 7 vừa qua, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đã cấm xuất khẩu gạo tẻ thường (non-basmati white rice) để bảo vệ thị trường trong nước. Biện pháp này đã làm giảm khoảng 10 triệu tấn, tương đương 20%, nguồn cung trên thị trường toàn cầu, khiến giá gạo ở một số quốc gia trong khu vực tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua.

Trước đó, Bloomberg dẫn nguồn từ quan chức Ấn Độ cho biết: Ấn Độ đang xem xét đánh thuế mặt hàng gạo đồ xuất khẩu. Tuy nhiên sau đó, Reuters dẫn thông tin từ nguồn khác bác bỏ thông tin này. Điều cần lưu ý, Bloomberg chính là nơi đầu tiên "lộ" thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.

Sáng 25/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang là 638 USD/tấn còn Thái Lan thấp hơn 10 USD với mức 628 USD/tấn. Theo đó, trong thời gian tới thị trường được dự báo sẽ biến động.

Trúc Chi (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.