Giải mã nguyên nhân tình thâm bỗng dưng bộc phát thành thù hận

Giải mã nguyên nhân tình thâm bỗng dưng bộc phát thành thù hận

Đặng Ngọc Thuỷ

Đặng Ngọc Thuỷ

Thứ 6, 12/06/2020 11:19

Thực trạng liên tục xuất hiện các vụ thảm án xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống trở thành vấn đề rất đáng bàn. Phóng viên tạp chí Đời sống & Pháp luật đã có cuộc phỏng vấn luật gia Lê Bảo Ngọc (chuyên gia nghiên cứu tâm lý tội phạm, người có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật) để mổ xẻ diễn biến tâm lý của người thân trở mặt thành kẻ ác.

Gây án kiểu bạo lực nguyên thủy

Thưa bà, thời gian qua tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc liên tục xảy ra thảm án. Điều đáng nói, nạn nhân và hung thủ thường có mối quan hệ thân quen, thậm chí “máu mủ ruột rà”. Bà có bình luận gì về điều này?

Nhiều vụ án thương tâm xảy ra bởi những mâu thuẫn nhỏ nhặt, các hành vi hầu như đều mang tính bộc phát, với tính chất là tội phạm bạo lực. Do đó, những tội phạm ở các tỉnh miền núi thường có các điểm chung như: trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật, tư duy...của họ còn nhiều hạn chế. Tội phạm bạo lực, đặc biệt là những người sử dụng các phương pháp đơn giản và nguyên thủy để gây án.

Góc nhìn luật gia - Giải mã nguyên nhân tình thâm bỗng dưng bộc phát thành thù hận

Luật gia Lê Bảo Ngọc. 

Qua các vụ án còn cho ta thấy, hành phạm tội của họ theo bản năng tức thời.Từ khả năng nhận thức và thiếu hiểu biết kém, khiến họ thường lâm vào bế tắc trong tìm hướng giải quyết vấn đề.

Ta sẽ thấy với những người có học vấn cao, am hiểu pháp luật, họ có khả năng giữ bình tĩnh và kiên nhẫn hơn khi đối diện vấn đề. Họ sẽ tìm hướng giải quyết phi bạo lực.

Điều này cho thấy bạo lực gia đình gia tăng hay xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng cách tiêu cực?

Như tôi đã phân tích, trường hợp người phạm tội tư duy hạn chế, khả năng nhận thức và trình độ thấp, họ có xu hướng chọn bạo lực để giải quyết vấn đề một cách tiêu cực. Họ tin bạo lực sẽ giải quyết được tranh chấp. Do vậy, phản ứng bạo lực và thói quen tấn công đã trở thành kiểu phản ứng cố định và rập khuôn trong họ.

Nhiều trường hợp, ngoài bạo lực ra thì họ không nghĩ ra được cách nào khác để giải quyết, dù thật ra vấn đề của họ phát sinh từ những lí do rất nhỏ như cãi vã trong gia đình.

Thật sự rất đáng buồn, khi sự bế tắc của họ vốn xuất phát từ kém hiểu biết và nhận thức, cũng như cái nghèo. Nếu như họ có điều kiện hưởng sự giáo dục và môi trường tốt hơn, thì họ đã nghĩ ra nhiều sự lựa chọn hơn để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn của mình.

Vấn đề ở đây, họ là người thân nhưng tại sao lại ra tay độc ác như vậy?

Từ các vụ án ta thấy rằng, bản thân người phạm tội trong các trường hợp như vậy, thường có tính bộc phát. Cụ thể, người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa có sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Khi ý định tấn công, giết người vừa nảy ra là chủ thể đã lập tức thực hiện ngay hành vi, chứ không có sự tính toán cụ thể, suy ngẫm kỹ càng và cân nhắc thận trọng trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, khi gây án xong hung thủ mới nhận ra tội lỗi của mình.

Một điểm nữa ở các tỉnh miền núi phía, người dân uống rượu rất nhiều. Rượu trở thành tác nhân kích thích khiến đối tượng dễ bộc phát các hành vi bạo lực hơn.

Bi kịch nhân đôi khi kẻ thủ ác tìm đến cái chết

Trong nhiều vụ án dạng trên, một điểm chung dễ thấy là hung thủ sẽ tự sát sau khi gây án. Họ hoảng sợ hay tìm đến sự giải thoát khỏi tội lỗi?

Đúng vậy, trong các vụ án ta thấy hai khả năng dẫn đến hành vi tự tử sau khi gây án. Có câu “Chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ.” Khi mới nảy sinh ý định thực hiện hành vi bạo lực, tâm lý của thủ phạm cảm thấy rất kích động, tức giận.

Nhưng sau gây án, thủ phạm cảm thấy bế tắc và bắt đầu hối hận, họ cũng biết rằng sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nghĩ rằng không còn lối thoát nào khác nên tự tử.

Trường hợp thứ 2, họ xác định sẽ tự tử từ trước khi gây án. Trường hợp có âm mưu từ trước, tâm lý của tội phạm là “tất cả cùng chết”, “tao giết chúng mày rồi chết theo”. Đây là tâm lý bất cần.

Góc nhìn luật gia - Giải mã nguyên nhân tình thâm bỗng dưng bộc phát thành thù hận (Hình 2).

Sau khi sát hại cặp vợ chồng, hung thủ đã tự sát (ảnh trong vụ thảm án ở Điện Biên hôm 28/5). 

Khi mà nguyên nhân chỉ từ mâu thuẫn từ những người thân mà lại nảy sinh tâm lý liều mạng, bất cần thế này, phản ánh rất rõ về tư duy hạn hẹp và trình độ nhận thức kém của thủ phạm.

Việc phạm pháp do nguyên nhân từ tư duy nhận thức còn hạn chế, rõ ràng công tác tuyên truyền pháp luật sẽ gặp khó khăn. Vậy bà có thể chia sẻ kinh nghiệm về việc này?

Đúng vậy tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, người dân không chỉ khó khăn từ điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật. Từ đó dẫn đến tình trạng người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.

Từ kinh nghiệp thực tế tôi thấy rằng, để can thiệp vào cộng đồng người thiểu số là rất khó khăn, cần chiến lược thuyết phục mềm mỏng lâu dài. Ngoài tư vấn, giải thích về pháp luật cho những người trong cuộc, còn cần phải thuyết phục, tác động tâm lý, gợi ý các giải pháp hợp lý cho họ lựa chọn.

Nhiều vụ việc cần các cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín đứng ra tuyên truyền, vận động mời thuyết phục người dân. Điều này các trung tâm TVPL của hội Luật gia các địa phương làm rất tốt, vì các bác là người lớn tuổi, lại là dân địa phương nên nắm rõ các đặc điểm văn hóa của từng vùng, từ đó có cách tác động chính xác nhất để giải quyết vụ việc.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.