ĐBQH Nguyễn Thị Hà: “Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn

ĐBQH Nguyễn Thị Hà: “Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn"

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 09/11/2021 | 14:51
1

Liệu có bỏ sót tài năng thực sự?

Phát biểu thảo luận tại nghị trường, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Đoàn Bắc Ninh) quan tâm đến vấn đề học và thi trong thời gian vừa qua dưới sự tác động của đại dịch Covid-19.

Đại biểu Hà cho rằng cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục và bản thân các thầy, cô giáo đã có nhiều cố gắng, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai dạy và học trực tuyến, biến nguy thành cơ, bảo đảm mục tiêu kép.

“Việc học trực tuyến hay học online không có thể thay thế được học trực tiếp nhưng là giải pháp tất yếu, tối ưu để đảm bảo cung cấp kiến thức, sự an toàn cho người học trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Với người học, đặc biệt là học sinh phổ thông thì học tập trực tiếp vẫn là hình thức mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc trực tiếp đến trường học tập có thể dừng bất cứ lúc nào thì hình thức học tập trực tuyến là lựa chọn phù hợp”, đại biểu Hà cho hay.

Bên cạnh những đột phá trong việc dạy và học trực tuyến, đại biểu Hà cho rằng vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập như chất lượng của đường truyền không ổn định, một bộ phận thầy, cô giáo, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; chất lượng dạy học trực tuyến bị ảnh hưởng một phần bởi thiết bị sử dụng dạy học còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc quản lý học sinh trong quá trình học tập chưa thật hiệu quả. Mặc dù, Chính phủ đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế.

Tiêu điểm - ĐBQH Nguyễn Thị Hà: “Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn'

Toàn cảnh phiên họp.

Ngoài ra, theo đại biểu đoàn Bắc Ninh, việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài, học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè, trong khi nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con trong quá trình học trực tuyến.

“Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn, khán, thính giả của giáo viên trong giờ học trực tuyến giờ đây không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh học sinh, dư luận và cả mạng xã hội”, đại biểu Hà bày tỏ.

Đại biểu Hà cũng nhắc đến chuyện tuyển sinh đại học. Theo đại biểu này, trong kỳ tuyển sinh đại học vừa qua điểm chuẩn đầu vào của nhiều trường đại học tăng mạnh và việc nhiều thí sinh điểm gần như tuyệt đối vẫn trượt đại học là vấn đề cần được xem xét.

Năm học 2020-2021 tại nhiều địa phương học sinh phải ôn tập trực tuyến thay vì đến trường học trực tiếp nhiều tháng trước kì thi. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến kiến thức, kỹ năng làm bài của các em học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thiết kế đề thi rất phù hợp với mục tiêu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, chính vì vậy, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của các em khá tốt.

“Tuy nhiên, bài toán về xét tuyển đại học lại rất cam go, câu chuyện điểm cao, điểm gần như tuyệt đối vẫn không đỗ nguyện vọng một hoặc trượt đại học không phải là câu chuyện mới. Nhưng, nếu tiếp tục phát triển thì liệu các trường đại học có bỏ sót tài năng thực sự và liệu học sinh còn thực sự tin tưởng vào năng lực của bản thân hay không”, đại biểu Hà tỏ rõ sự lo lắng.

Nữ đại biểu đưa ra một số kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tổ chức nhiều chương trình đối thoại, trao đổi giữa cấp quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh để chia sẻ và cởi bỏ áp lực tâm lý của các bên khi học trực tuyến kéo dài; nghiên cứu lại các phương thức xét tuyển đại học, tìm giải pháp mở cánh cửa cho những học sinh điểm cao có thể vào được đúng trường đại học mơ ước, cũng như giải bài toán hướng nghiệp để đặt mục tiêu khuyến học và lựa chọn nhân tài lên cao nhất…

Nhiều gia đình không thể mua điện thoại, máy tính cho con học

ĐBQH Trần Thị Thu Phước (Đoàn Kon Tum) cho biết, trong một báo cáo về tình hình người lao động vào tháng 8/2021 trên 69.000 người lao động thì chi phí cho con cái học trực tuyến trong bối cảnh dịch là chi phí phát sinh lớn nhất của họ. Nữ đại biểu bày tỏ lo ngại khi trẻ em, hộ nghèo đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa lại càng khó khăn cho con em học trực tuyến.

Tiêu điểm - ĐBQH Nguyễn Thị Hà: “Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn' (Hình 2).

ĐBQH Trần Thị Thu Phước bày tỏ lo ngại khi trẻ em hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa gặp khó trong việc học trực tuyến.

“Thực tiễn ở địa phương tôi, rất nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn và không thể trang trải số tiền hơn 3 triệu để mua điện thoại thông minh hoặc tầm 10 triệu cho một máy tính. Đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét bổ sung làm rõ nội dung này trong báo cáo và có những định hướng và giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới. Tôi đề nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên thời gian qua, xác định những vướng mắc, bất cập và có những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức giáo dục đào tạo trực tuyến trong thời gian tới”, đại biểu Phước kiến nghị.

Cũng quan tâm đến vấn đề giáo dục, ĐBQH Nguyễn Hữu Chính (Đoàn Hà Nội) cho rằng, cần tìm ra các giải pháp phù hợp hơn trong công tác giáo dục.

Theo đại biểu Chính, trong thời điểm hiện nay, việc dạy học trực tuyến đã được triển khai trên toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn còn một số em học sinh rất khó khăn trong điều kiện tiếp cận việc học trực tuyến do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.

Tiêu điểm - ĐBQH Nguyễn Thị Hà: “Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn' (Hình 3).

ĐBQH Nguyễn Hữu Chính cho rằng cần có giải pháp, chính sách đảm bảo sự đồng đều trong việc tiếp cận và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh.

Vì vậy, cần phải có giải pháp, chính sách đảm bảo sự đồng đều việc tiếp cận và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh trong điều kiện hiện nay.

“Bên cạnh đó, cần phải triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch... Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa để nâng cao chất lượng bài giảng, phát huy khả năng tự học của học sinh và sinh viên”, đại biểu Chính nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Cầm tấm bằng khen "vui có nhưng buồn nhiều hơn"

Thứ 3, 09/11/2021 | 11:01
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng một Giám đốc bệnh viện rất cần chuyên môn. Tuy nhiên, không chắc đã nắm vững về quản lý các quy định lắt léo như hiện nay.

ĐBQH nghẹn ngào đề nghị dành một ngày Quốc tang cho nạn nhân Covid-19

Thứ 2, 08/11/2021 | 18:14
ĐBQH đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện một ngày Quốc tang cho những nạn nhân đã mất vì dịch Covid-19.

ĐBQH quan ngại khi Hà Nội cho học sinh đi học trở lại

Thứ 2, 08/11/2021 | 13:24
“Là một phụ huynh từng công tác trong ngành giáo dục và giờ là một ĐBQH tôi rất quan ngại, khi các em chưa được tiêm phòng vắc-xin”, ĐBQH Hồ Thị Minh chia sẻ.
Cùng tác giả

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.