Giáo viên đọc “văn mẫu” cho học sinh chép là rất tai hại

Giáo viên đọc “văn mẫu” cho học sinh chép là rất tai hại

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 11/11/2021 | 11:24
0
Sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực của mình.

Ngành giáo dục bắt đầu trở lại với những khó khăn thách thức mới

Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường Quốc hội.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khởi động phiên trả lời chất vấn của ngành Giáo dục bằng báo cáo về tình hình của ngành Giáo dục.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề, kế hoạch năm học bị đứt đoạn, ngành giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi.

Gần 20 triệu học sinh sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài, trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.

Tiêu điểm - Giáo viên đọc “văn mẫu” cho học sinh chép là rất tai hại

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn.

Việc học tập trực tuyến trong điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn thiếu thốn đã gây ra nhiều hệ lụy, học sinh căng thẳng mệt mỏi, thầy cô cực nhọc áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng. Ứng phó với dịch bệnh biến chuyển phức tạp, cả những việc đau lòng đã xảy ra khó có thể kể xiết.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “ngừng tới lớp không ngừng học tập”, toàn ngành giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái sang ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.

Bộ GD&ĐT đã động viên toàn thể cán bộ, nhân viên, nhà giáo và các cán bộ quản lý toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm cùng nhau đoàn kết, tất cả vì học sinh thân yêu.

“Dịch bệnh đang dần được kiểm soát, cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập, nhưng ngành giáo dục lại bắt đầu trở lại với những khó khăn thách thức mới vẫn còn nguyên và thậm chí, còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.

Các thế hệ học sinh phải giỏi tiếng Việt trước

Đại biểu Nàng Xô Vi (Đoàn Kon Tum) đặt câu hỏi "Vừa qua tôi thấy Bộ trưởng chỉ đạo không dùng bài văn soạn thảo trong dạy và học môn Ngữ Văn. Điều này rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Bộ trưởng sẽ chỉ đạo thế nào để thúc đẩy chất lượng hơn?"

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, vấn đề giảng dạy môn ngữ văn, đây là môn học có tầm quan trọng trong việc bồi đắp tình cảm, năng lực thẩm mỹ, phẩm chất làm người mà trong định hướng giáo dục của chúng ta là tăng yếu tố dạy người thì môn ngữ văn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đối với bậc tiểu học, môn Tiếng Việt cũng rất quan trọng, việc tăng cường năng lực ngoại ngữ cũng rất quan trọng, nhưng trước hết các thế hệ học sinh của chúng ta phải giỏi tiếng Việt trước. Nên, môn ngữ văn là môn cần được chú ý.

Tiêu điểm - Giáo viên đọc “văn mẫu” cho học sinh chép là rất tai hại (Hình 2).

Cần phải chấm dứt, ngăn chặn việc dạy theo văn mẫu (Ảnh minh hoạ).

“Vừa qua, trong một số cuộc họp tôi có nêu việc cần phải chấm dứt, ngăn chặn việc dạy theo văn mẫu. Vì việc dạy theo văn mẫu, việc giáo viên đọc cho học sinh chép, với việc giáo viên soạn những bài văn mẫu cho học sinh học thuộc, điều đó rất tai hại cho việc phát huy tính chủ động, sáng tạo những cảm xúc, tình cảm chân thành của học sinh.

Cho nên, việc không được dùng lối đọc chép, dùng văn mẫu cho học sinh học thuộc thì ngành sẽ có các biện pháp điều chỉnh sắp tới, coi đó là việc mang tính chuyên môn. Tôi nghĩ nó sẽ rất lan toả trong thời gian tới. Các công việc kiểm tra, đánh giá cũng được triển khai trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Huy Thái về vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng việc chấm dứt văn mẫu cũng là một nhân tố chuyên môn để hạn chế dạy thêm, học thêm.

Đại biểu Nguyễn Huy Thái (Đoàn Bạc Liêu) đặt vấn đề về việc dạy thêm học thêm online đối với Bộ trưởng: "Ngành giáo dục nghiêm cấm dạy học thêm nhưng trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, xuất hiện tình trạng dạy học thêm trực tuyến. Quan điểm của Bộ trưởng ra sao về vấn đề này?"

Về dạy thêm trực tuyến, Bộ trưởng nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã không được. Nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng. Bộ trưởng đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

“Chúng ta test tìm virus nhưng virus test lại cả hệ thống”

Tiêu điểm - Giáo viên đọc “văn mẫu” cho học sinh chép là rất tai hại (Hình 3).

ĐBQH tham dự phiên chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Đoàn Vĩnh Long): Ngành Giáo dục đã thích ứng để ứng phó với dịch Covid-19, đội ngũ nhà giáo và quản lý đã thể hiện tinh thần vượt khó rất đáng trân trọng nhưng bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết. Theo Bộ trưởng, có điều gì cần khắc phục thời gian tới? Câu hỏi thứ hai, dự báo dịch còn lâu dài, theo ông Bộ làm gì để đảm bảo sức khỏe và tâm lý cho giáo viên, học sinh?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Có thể nói, chúng ta test tìm virus nhưng virus test lại cả hệ thống của chúng ta. Qua dịch bệnh có nhiều điểm cần nhìn nhận lại, bổ khuyết sửa chữa”.

Theo Bộ trưởng, điều đáng mừng nhất là chúng ta nhìn ra sức mạnh, niềm tin được củng cố từ sự nhiệt thành, tận tụy hy sinh của hơn 1 triệu giáo viên. Trong gian khó dạy học trực tuyến, ứng phó dịch bệnh, các thầy cô không kêu ca, trên diễn đàn và nhóm không nhiều phàn nàn mà các thầy cô sáng tạo vô cùng.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng có một số điều trong thời gian tới phải điều chỉnh tốt hơn:

Thứ nhất, về thể chế, chệ độ chính sách khi vận hành trong bối cảnh ứng phó dịch bệnh, nhiều văn bản, chỉnh sách bộc lộ khiếm khuyết. Bộ sẽ tiếp tục rà soát.

Thứ hai, về phương diện quản lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra giám sát Bộ đang làm tốt nhưng nghiệp vụ, hiểu biết, tinh thần của ngành ứng phó tình trạng khẩn cấp còn nhiều việc phải làm.

Thứ ba, về ban hành chính sách, giữa yếu tố chung cả nước cần chú ý nhiều tới tính đa dạng, đặc thù của vùng miền, phải phù hợp với thực tế

ĐBQH Nguyễn Thị Hà: “Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn"

Thứ 3, 09/11/2021 | 14:51
Nhiều vấn đề về giáo dục đã được ĐBQH quan tâm thảo luận tại nghị trường Quốc hội ngày 9/11.

ĐBQH đề nghị xây cao tốc tới Hà Giang

Thứ 3, 09/11/2021 | 14:34
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị quan tâm xây dựng đường cao tốc để phát triển liên kết vùng và các tỉnh trong khu vực…

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Cầm tấm bằng khen "vui có nhưng buồn nhiều hơn"

Thứ 3, 09/11/2021 | 11:01
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng một Giám đốc bệnh viện rất cần chuyên môn. Tuy nhiên, không chắc đã nắm vững về quản lý các quy định lắt léo như hiện nay.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.
     
Nổi bật trong ngày

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.