Du lịch tàu hỏa ngày càng khẳng định thế mạnh
Trong bối cảnh vé máy bay trong nước tăng kéo theo giá tour tăng, đi du lịch bằng tàu hỏa đang là một xu hướng mới. Nhiều người chọn tàu hỏa để “xê dịch” như một trải nghiệm mới mẻ đầy thú vị. Không chỉ vậy người chọn đi tàu hỏa để du lịch “chữa lành” bằng nhịp điệu chậm rãi, thưởng thức phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp trên từng cung đường.
Chọn tàu hỏa làm phương tiện di chuyển từ Hà Nội đến Đà Nắng cho gia đình vào kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa rồi, chị Thùy Dung ở Hà Nội chia sẻ với báo Tiền Phong: “Nhà tôi có 2 vợ chồng và 2 con nhỏ, nếu đi máy bay thì tính ra mất khoảng 16 triệu, trong khi đi tàu hỏa chỉ mất 4 triệu, vừa tiết kiệm được khoản tiền lớn mà lũ trẻ còn có một chuyến đi trải nghiệm đáng nhớ khi được nhìn những cảnh vật làng quê, sông núi, được giao lưu kết bạn với các bé toa bên cạnh…Chưa đi thì cứ nghĩ đi tàu sẽ chán, mất thời gian nhưng sau chuyến đi này tôi sẽ tiếp tục lên kế hoạch đi chơi đâu đó bằng tàu hỏa trong kỳ nghỉ hè của các con”, chị Dung hớn nói.
Những năm trở lại đây, với sự xuất hiện của các chuyến tàu hạng sang, du lịch tàu hỏa ngày càng khẳng định thế mạnh tích hợp được cả hai nhu cầu về phương tiện di chuyển và lưu trú. Hơn nữa, nhờ lợi thế thân thiện với môi trường, đây cũng là loại hình được đánh giá phù hợp với xu hướng du lịch bền vững. Hàng loạt "điểm cộng" này chính là lý do khiến du lịch bằng tàu hỏa đang nhận được sự quan tâm của du khách.
Đặc biệt là nhiều chuyến tàu hỏa chất lượng cao ở những chặng ngắn như Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Đà Nẵng-Huế-Đồng Hới; Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh-Bình Thuận… thường xuyên được lấp kín chỗ. Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, lượng khách du lịch nội địa đi tàu hỏa năm 2023 đạt 10 triệu lượt, tăng 15% so với năm 2022; khách du lịch quốc tế đi tàu hỏa đạt 1,5 triệu lượt, tăng 20%. Đặc biệt, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng khách di chuyển bằng tàu hỏa. Báo cáo của Sở Du lịch Đà Nẵng cho thấy, chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ, số khách du lịch đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa đã đạt hơn 16.000 lượt, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều điểm đến khác như: Huế, Nha Trang, Hải Phòng,… cũng ghi nhận số lượng khách du lịch tàu hỏa tăng mạnh.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch hội đồng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết chủ trương của ngành đường sắt ngay từ đầu năm 2023 là sẽ chạy các "đoàn tàu khách sạn", phát triển theo hướng phân khúc cao hướng tới các khách hàng thu nhập cao. Tháng 10/2023, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ra mắt đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội - Đà Nẵng SE19/SE20, được ví như "khách sạn 5 sao di động trên những đường ray tàu hỏa". Hành khách có tất cả những dịch vụ cần thiết, vừa thăm thú nghỉ ngơi, vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp, thậm chí có cả dịch vụ giải trí. Với sự khác biệt và hiệu ứng lan tỏa, hệ số sử dụng ghế của đoàn tàu đã tăng 14% so với các toa tàu cùng tuyến.
Đáng chú ý trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua, ngành đường sắt tiếp tục ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 chặng Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng, cung cấp wifi miễn phí với các dịch vụ giải trí, ẩm thực, nghỉ dưỡng đẳng cấp. Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và UBND thành phố Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch nối Huế-Đà Nẵng có tên gọi “Hành trình kết nối di sản miền Trung”.
Với chuyến tàu này, du khách không chỉ được ngắm cảnh mà còn được tham gia nhiều hoạt động đặc sắc ở từng địa phương, tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của người Việt từ xa xưa. Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng chia sẻ một số chương trình đang được yêu thích trên tàu cổ tuyến Đà Lạt - Trại Mát là hòa tấu âm nhạc, tổ chức liên hoan, sinh nhật, đám cưới… trên tàu theo yêu cầu.
Một điểm đáng chú ý là không thể phủ nhận, giá vé đắt đỏ của ngành hàng không đã tạo cơ hội tuyệt vời cho ngành đường sắt "làm bàn". Từ 2023 đến nay, ngành đường sắt đã đầu tư rất nhiều toa xe hạng sang để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, lượng khách du lịch nội địa đi tàu hỏa năm 2023 đạt 10 triệu lượt, tăng 15% so với năm 2022; khách du lịch quốc tế đi tàu hỏa đạt 1,5 triệu lượt, tăng 20%. Đặc biệt, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng khách di chuyển bằng tàu hỏa.
Báo cáo của Sở Du lịch Đà Nẵng cho thấy, chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ, số khách du lịch đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa đã đạt hơn 16.000 lượt, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều điểm đến khác như: Huế, Nha Trang, Hải Phòng,… cũng ghi nhận số lượng khách du lịch tàu hỏa tăng mạnh. Nhiều chuyến tàu hỏa chất lượng cao ở những chặng ngắn như Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Đà Nẵng - Huê - Đồng Hới; Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Thuận… cũng thường xuyên được lấp kín chỗ.
Khi du lịch đủ sức "gây thương nhớ"
Năm 2021, CNN đưa ra danh sách 6 hành trình trải nghiệm bằng tàu hỏa tuyệt vời nhất châu Á, trong đó có đại diện của Việt Nam là The Vietage - chuyến tàu Đà Nẵng-Quy Nhơn phục vụ không quá 12 hành khách/lượt, cung cấp những tiện ích đẳng cấp không khác gì khách sạn 5 sao.
Năm 2022, trong danh sách 10 hành trình tàu hỏa đêm ấn tượng nhất thế giới cũng xuất hiện tàu Bắc-Nam của Việt Nam. Năm 2023, cuốn “Train Journeys” của Lonely Planet đã vinh danh tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh là tuyến đường sắt đẹp nhất, đáng trải nghiệm nhất thế giới. Điều này cho thấy, du lịch bằng tàu hỏa đang là thị trường đầy tiềm năng của ngành công nghiệp không khói Việt Nam.
Điều này cho thấy, du lịch bằng tàu hỏa đang là thị trường đầy tiềm năng của ngành công nghiệp không khói Việt Nam, đủ sức "gây thương nhớ" cho cả du khách trong nước và quốc tế. Tổng Giám đốc Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan nhận định: Việc vé máy bay trong nước tăng kéo theo giá tour tăng từ 10-15% khiến du khách phải cân đo đong đếm nhiều hơn cho việc lựa chọn phương thức di chuyển, và điều này đã mở ra cơ hội cho du lịch bằng tàu hỏa.
Nhằm phát triển ngành đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng có kế hoạch phát động phong trào “Đường tàu - Đường hoa” trên phạm vi 34 tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua, dự kiến triển khai trong 3 năm (từ 2023 đến 2025). “Qua ô cửa con tàu, hành khách có thể ngắm những nụ đào ở miền Bắc, nhìn những chùm hoa giấy rực rỡ miền Trung và những nhành mai vàng phương Nam… suốt bốn mùa. Chúng tôi nỗ lực để đường sắt Việt Nam trở thành một đường hoa; xây dựng thương hiệu Đường sắt thân thiện nhằm thu hút khách”, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chia sẻ.
Tạo đột phá phát triển công nghiệp đường sắt
Theo TTXVN trước đó vào chiều 9/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngành Đường sắt Việt Nam mà nòng cốt là Tổng Công ty Đường sắt, với bề dày hơn 140 năm hình thành và phát triển, đã có những đóng góp to lớn, đã từng đóng vai trò chủ đạo trong kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia; là một trong những minh chứng lịch sử trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.
Thủ tướng cho biết, thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: bất cập về quy định để giao vốn, đặt hàng; về ngành nghề kinh doanh; quy định về niên hạn phương tiện giao thông đường sắt và liên vận quốc tế; về quản trị, sản xuất kinh doanh; công tác nhân sự… Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành và nỗ lực của riêng mình, ngành Đường sắt Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc, đạt được một số thành tựu đáng trân trọng, tự hào.
Phân tích các mô hình quản lý mà ngành Đường sắt đã áp dụng, Thủ tướng cho biết, Trung ương, Chính phủ hết sức trăn trở để các đơn vị kinh tế, trong đó có ngành Đường sắt nói riêng không thua lỗ; khai thác tài sản, tài chính và nguồn nhân lực hiệu quả hơn.
Thủ tướng yêu cầu ngành Đường sắt phải áp dụng phương pháp quản trị hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và chức năng, nhiệm vụ ngành; tổ chức cơ cấu lại để sử dụng tài sản, tài chính hiện có của ngành một cách hiệu quả và có lợi nhất cho sự phát triển cả trước mắt và lâu dài; sắp xếp, tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu; tiếp tục làm mới lại các động lực cũ, bổ sung các động lực mới; thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức trong ngành Đường sắt…
Trúc Chi (t/h)