Không có phản ứng phụ sau tiêm thì vắc-xin Covid-19 có hiệu quả không?

Không có phản ứng phụ sau tiêm thì vắc-xin Covid-19 có hiệu quả không?

Thứ 6, 03/09/2021 | 13:09
0
Một số người không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, vì vậy họ thắc mắc liệu hệ miễn dịch của mình có hoạt động bình thường hay không.

Nhiều người được chủng ngừa Covid-19 gặp phải các phản ứng phụ như sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, mệt mỏi,… Các chuyên gia y tế nhận định, những phản ứng này cho thấy hệ miễn dịch đang học cách chống lại virus SARS-CoV-2.

Do đó, một số người không có bất kỳ tác dụng phụ nào sau tiêm thắc mắc liệu hệ miễn dịch của họ có hoạt động bình thường hay không và vắc- xin có hiệu quả với họ hay không.

“Ngay cả khi bạn không cảm thấy buồn nôn sau khi tiêm vắc-xin, rất có thể bạn vẫn có phản ứng miễn dịch bảo vệ tốt”, Tiến sĩ Chris Thompson, nhà miễn dịch học ở Khoa Sinh học của Đại học Loyola (Mỹ), cho biết.

Nhà dịch tễ học Brian Castrucci nhận định, mặc dù các tác dụng phụ như đau nhức cơ, sốt hoặc mệt mỏi là những dấu hiệu hệ miễn dịch đang hoạt động, nhưng thiếu tác dụng phụ không có nghĩa việc tiêm vắc-xin vô giá trị.

Trong các thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna, một lượng đáng kể những người tham gia không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, nhưng họ vẫn được bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2.

Ông Castrucci nói: “Nếu nhìn vào dữ liệu thử nghiệm bạn sẽ thấy hơn một nửa số người tham gia không có bất kỳ tác dụng phụ nào nhưng họ vẫn được bảo vệ hơn 90% sau khi tiêm vắc- xin”. Nhìn chung, tất cả mọi người trong các thử nghiệm dùng vắc-xin, có bị tác dụng phụ hay không, đều đạt được tới 90% khả năng bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2.

Vắc-xin chính là cho hệ miễn dịch của cơ thể “tập trận”. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là những virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.

Và việc mọi người có phản ứng khác nhau sau khi tiêm là bởi hệ miễn dịch của con người phản ứng theo những cách khác nhau, trong đó một số hình thành phản ứng thể chất cao hơn với việc tiêm chủng. Vắc-xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.

Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn. Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa virus SARS-CoV-2 này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ tự động tiêu diệt. Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.

Tiến sĩ Thompson cho biết thêm, mọi người phản ứng khác nhau với vắc-xin do những yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch sẵn có, di truyền, dinh dưỡng, môi trường và việc sử dụng thuốc chống viêm.

Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thời gian trong ngày tiêm vắc- xin cúm mùa có thể ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch. Ngoài ra những người từng nhiễm Covid-19 có xu hướng phản ứng mạnh hơn với vắc- xin.

Bên cạnh đó có sự băn khoăn về việc liệu những người bị suy giảm miễn dịch có được bảo vệ sau khi tiêm chủng hay không. Tiến sĩ Thompson giải thích, những người bị suy giảm miễn dịch vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định nhưng có ít kháng thể hơn và tốc độ sinh kháng thể chậm.

Trên thực tế các loại vắc-xin khác cũng có tác dụng phụ. Vắc-xin được thiết kế để có ít hoặc không có phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường gặp các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng. “Các loại vắc xin cúm, sởi, quai bị, rubella, bạch hầu, ho gà, uốn ván… đều có khả năng gây phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân”, Tiến sĩ Thompson nói.

Một chút viêm nhiễm là cần thiết để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch mạnh mẽ. Nhưng các nhà khoa học chưa có cách đo lường mức độ viêm đó và xác định xem điều đó thể hiện phản ứng miễn dịch của một người như thế nào.

Minh Hoa (t/h theo VietNamNet, Sức khỏe & Đời sống)

Info: Người mắc bệnh nền có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19?

Thứ 3, 17/08/2021 | 10:21
Theo hướng dẫn mới của bộ Y tế, có 5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm, trong đó có nhóm người mang bệnh nền, bệnh mạn tính.

Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 sẽ tạo ra kháng thể như thế nào?

Thứ 6, 13/08/2021 | 22:26
Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, vắc-xin là giải pháp hữu ích để phòng dịch Covid-19 nên người dân cần sớm tiêm chủng.

Bao lâu sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 thì có thể mang thai?

Thứ 5, 12/08/2021 | 12:55
Phụ nữ có kế hoạch mang thai thì tiêm vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến dự định này không và tiêm vắc-xin có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều người

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần, cho con bú được tiêm vắc-xin Covid-19

Thứ 3, 10/08/2021 | 14:05
Bộ Y tế ban hành quy định mới, nới lỏng hơn các điều kiện được tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19.
Cùng chuyên mục

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Mức độ nguy hiểm của huyết áp cao và giải pháp ổn định từ Định Áp Vương

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:00
Huyết áp cao là một tình trạng nguy hiểm, được mệnh danh là "kẻ sát nhân thầm lặng" bởi nó âm thầm tấn công các cơ quan và dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng.

"Gác" bằng đại học về quê mở xưởng chế biến món "vạn người thích", thanh niên thu tiền tỷ

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:05
Cầm trên tay tấm bằng cử nhân Luật nhưng anh Đức lại chọn khởi nghiệp trên quê hương của mình bằng nghề làm miến, hồng sấy dẻo cho doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.

Tin tức Đời sống 25/4: Cắt môi hình trái tim, cô gái nhận cái "kết đắng"

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 25/4: Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ; Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng...