Khủng hoảng năng lượng tàn phá các ngành công nghiệp nặng của châu Âu

Khủng hoảng năng lượng tàn phá các ngành công nghiệp nặng của châu Âu

Thứ 6, 24/12/2021 | 12:27
0
“Không phải lúc nào cũng dễ dàng đưa các doanh nghiệp này hoạt động trở lại. Đây không chỉ đơn giản là bật hay tắt một cái công tắc”.

Giá năng lượng châu Âu tăng không ngừng đang khiến các nhà tiêu thụ điện và khí đốt lớn nhất trong khu vực chịu thiệt hại nặng nề, buộc các gã khổng lồ sản xuất công nghiệp phải cắt giảm sản lượng và đe dọa sự phục hồi kinh tế.

Với chi phí năng lượng tăng vọt lên mức kỷ lục ngày này qua ngày khác, căng thẳng tài chính đang gia tăng đối với các ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng, như luyện kim và sản xuất phân bón.

Tương lai ảm đạm

Aluminium Dunkerque Industries France, nhà máy luyện nhôm hàng đầu của Châu Âu, đã giảm sản lượng trong 2 tuần qua. Công ty kinh doanh đa kim loại toàn cầu Nyrstar của Tập đoàn Trafigura sẽ tạm dừng sản xuất kẽm tại Pháp vào đầu tháng 1/2022. Và nhà sản xuất phân bón Azomures của Rumani thì đã tạm dừng hoạt động từ trước.

Cuộc khủng hoảng năng lượng năm nay nghiêm trọng đến mức giá khí đốt đã tăng hơn 800%, trong khi chi phí điện năng tăng khoảng 500%, theo Bloomberg.

Với những tháng lạnh nhất của mùa đông vẫn còn ở phía trước và việc Nga hạn chế nguồn cung khí đốt cho châu Âu, tương lai sẽ không mấy sáng sủa.

Tất cả những điều đó đang đe dọa để lại những vết sẹo lâu dài đối với nền kinh tế công nghiệp của châu Âu. Tình hình càng bết bát trong bối cảnh biến thể Omicron của coronavirus đang lan rộng khắp lục địa.

Thế giới - Khủng hoảng năng lượng tàn phá các ngành công nghiệp nặng của châu Âu

Cuộc khủng hoảng năng lượng năm nay ở châu Âu nghiêm trọng đến mức giá khí đốt đã tăng hơn 800%. Ảnh: Al Jazeera

“Giá khí đốt cao hơn, cho cả hộ gia đình và cho các doanh nghiệp, sẽ là những trở ngại cho mọi hoạt động”, Sarah Hewin, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Âu và châu Mỹ tại Standard Chartered, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV.

“Đợt tăng giá khí đốt mới nhất này rõ ràng là một diễn biến tiêu cực đối với triển vọng của tất cả các nền kinh tế châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh”.

Nhôm là một trong những kim loại công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng nhất để sản xuất, và giá điện tăng cao buộc nhà máy luyện nhôm Aluminium Dunkerque phải cắt giảm sản lượng khoảng 3%, đại diện công đoàn công ty, Laurent Geeraert, cho biết. Nhà máy đã lỗ khoảng 20 triệu Euro (22,6 triệu USD) kể từ đầu tháng 11, và có thể cần phải hạn chế sản lượng hơn nữa nếu giá điện vẫn ở mức cao ngất trời, theo Geeraert.

Nyrstar sẽ tạm ngừng một nhà máy luyện kẽm ở Pháp để bảo dưỡng vào tuần đầu tiên của tháng 1/2022, trong khi các nhà máy khác của công ty ở Bỉ và Hà Lan sẽ tiếp tục hoạt động với công suất giảm.

Nhà máy luyện nhôm Alro của Romania cho biết, giá cả hiện tại không bền vững. Trong khi đó, ở Montenegro, nhà máy luyện nhôm KAP có thể bị cắt điện vào cuối năm trừ khi nhà máy này đồng ý với mức giá điện cao hơn đáng kể vào năm tới, theo truyền thông địa phương.

Chi phí thực phẩm tăng cao

Chuỗi cung ứng thực phẩm cũng phải đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu. Nhà sản xuất phân bón hàng đầu của Romania là Azomures, một đơn vị thuộc tập đoàn kinh doanh ngũ cốc Thụy Sĩ Ameropa AG, cho biết rằng các cơ sở của họ đã bắt đầu đóng cửa và nông dân sẽ không thể mua được sản phẩm với giá cao như vậy.

Công ty Yara International của Na Uy, vốn đã hạn chế sản lượng vào đầu năm nay, cho biết họ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình chặt chẽ và tiếp tục cắt giảm sản lượng khi cần thiết.

“Điều này cuối cùng sẽ đẩy chi phí thực phẩm lên cao, và nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu, mà còn có tác động ở nhiều quốc gia”, Anne-Sophie Corbeau, một học giả nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia, cho biết.

Thế giới - Khủng hoảng năng lượng tàn phá các ngành công nghiệp nặng của châu Âu (Hình 2).

Chuỗi cung ứng thực phẩm cũng phải đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu. Ảnh: Mirror

Thủ tướng Ý Mario Draghi cho rằng cần hành động khẩn cấp để đối phó với tình trạng giá năng lượng leo thang. Trong số 27 thành viên của Liên minh Châu Âu, 20 thành viên đã hành động để giảm nhẹ đòn giáng của khủng hoảng năng lượng đối với người tiêu dùng và các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất.

"Ủy ban EU đang xúc tiến, nhưng chúng tôi cũng cần làm việc ở cấp quốc gia và hỗ trợ cho các gia đình và doanh nghiệp", Thủ tướng Draghi nói với các phóng viên hôm 22/12.

Hệ lụy đối với ngành luyện nhôm

“Chúng ta đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng đe dọa sự tồn tại của ngành công nghiệp nhôm châu Âu và các ngành công nghiệp luyện kim khác vốn tiêu tốn nhiều điện năng”, Mark Hansen, CEO của nhà kinh doanh kim loại Concord Resources Ltd. cho biết.

“Không phải lúc nào cũng dễ dàng đưa các doanh nghiệp này hoạt động trở lại. Đây không chỉ đơn giản là bật hay tắt một cái công tắc”. Các nhà máy luyện nhôm thường chỉ cắt giảm sản lượng, vì chi phí ngừng và khôi phục hoạt động là khá tốn kém.

Giá nhôm tăng hơn 40% trong năm nay và nhu cầu trong khu vực đang bùng nổ, nhưng lợi nhuận đang bị xói mòn bởi giá năng lượng. Ví dụ, ở Pháp, cần chi trả khoảng 11.000 USD cho lượng năng lượng cần thiết để tạo ra một tấn nhôm, trong khi tấn nhôm đó được bán với giá khoảng 2.800 USD trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) hôm 22/12.

Các nhà máy luyện nhôm của châu Âu chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản xuất toàn cầu, nhưng họ sử dụng hàng nghìn công nhân và là một nguồn thu thuế có giá trị.

Hansen cho biết, việc cắt giảm sản lượng có thể buộc nhiều nhà sản xuất châu Âu phải phụ thuộc vào nhôm nhập khẩu từ các quốc gia sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.

Điều đó có thể tạo ra những khó khăn hơn nữa cho những đơn vị sử dụng nhôm làm nguyên liệu sản xuất như như các hãng xe hơi và các hãng hàng không, nếu EU áp thuế đối với các sản phẩm liên quan đến phát thải nhiều carbon.

Thế giới - Khủng hoảng năng lượng tàn phá các ngành công nghiệp nặng của châu Âu (Hình 3).

Aluminium Dunkerque là nhà máy luyện nhôm chính lớn nhất châu Âu và là tài sản công nghiệp có giá trị quan trọng đối với Chính phủ Pháp. Ảnh: Alcircle

Châu Âu dự kiến sẽ chìm sâu hơn vào khủng hoảng năng lượng trong năm tới khi thời tiết trở nên lạnh hơn và sự cố điện hạt nhân chưa được xử lý xong.

Việc một số lò phản ứng của Electricite de France SA (EDF) ngừng hoạt động nghĩa là Pháp sẽ mất 30% công suất điện hạt nhân trong tháng 1/2022. Điều này sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào các nguồn nhiên liệu khác như khí đốt, than đá và thậm chí là dầu mỏ để hoạt động sản xuất không gián đoạn.

"Nếu có thêm sự gián đoạn nguồn cung hoặc thời tiết quá lạnh giá trong quý I/2022, về cơ bản nhiều nhà máy sẽ phải đóng cửa" Corbeau cho biết. “Đó là cách duy nhất có thể thực hiện vì chính phủ không thể để người dân chết cóng trong bóng tối”.

Minh Đức (Theo Bloomberg)

Châu Âu chìm sâu hơn vào khủng hoảng năng lượng

Thứ 2, 20/12/2021 | 15:44
Sự kết hợp của một số yếu tố trong những ngày này, cả khách quan và chủ quan, đang khiến giá điện ở châu Âu leo thang.

Những gam màu tối phủ bóng câu chuyện phục hồi kinh tế của châu Âu

Thứ 6, 26/11/2021 | 19:30
Lời cảnh báo thận trọng được đưa ra bất chấp những dự báo tăng trưởng mạnh mẽ của EU.

Điện hạt nhân có là lối thoát cho khủng hoảng năng lượng ở châu Âu?

Thứ 5, 11/11/2021 | 15:13
Quốc gia phụ thuộc vào điện hạt nhân nhất châu Âu đang thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng gây tranh cãi này để đạt mục tiêu khí hậu cũng như độc lập về năng lượng.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.