Lá bài hiểm của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bó tay trong việc mua S-400 của Nga?

Lá bài hiểm của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bó tay trong việc mua S-400 của Nga?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 7, 15/08/2020 20:00

Các thành viên chủ chốt của Quốc Hội Mỹ được biết đã đóng băng và chặn tất cả các hoạt động bán vũ khí lớn của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ trong gần hai năm nhằm gây áp lực buộc nước này từ bỏ việc mua lại hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Trong một  báo cáo của Defense News có trụ sở tại Mỹ, trích dẫn một số nguồn tin giấu tên từ Quốc hội, chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng cho biết bốn thành viên có tiếng nói trong Quốc hội đã đưa ra yêu cầu đóng băng một số vụ mua bán vũ khí.

Theo các nguồn tin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul đại diện cho Texas và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel đại diện cho New York cùng thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez đại diện cho New Jersey là các thành viên chủ chốt đứng sau kế hoạch đóng băng các hợp đồng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiêu điểm - Lá bài hiểm của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bó tay trong việc mua S-400 của Nga?

Mỹ nhiều lần thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ mua vũ khí S-400 của Nga 

Động thái của các thành viên Quốc hội trên khiến ít nhất hai hợp đồng quốc phòng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm hoãn: Hợp đồng nâng cấp các chiến đấu cơ F-16C/D cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ với nhà thầu chính là Tập đoàn Lockheed Martin và hợp đồng bán trực thăng tấn công cho Pakistan  trị giá 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tổng số vụ mua bán vũ khí mà các thành viên ngăn cản vẫn chưa được biết.

Hành động của các nghị sĩ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia trong những năm gần đây. Trong đó có việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất.

Phát biểu với  Defense News  qua email để biện minh cho hành động của mình, Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh chiến lược lâu năm của Mỹ.

Mối quan hệ đó đã xấu đi đáng kể trong những năm gần đây và đang nhanh chóng xấu đi hơn nữa ”. Bước ngoặt trong mối quan hệ đó được cho là việc Ankara mua hệ thống S-400 và điều này đã “thay đổi đáng kể bản chất mối quan hệ của chúng tôi. Việc mua bán này có lợi cho đối thủ của chúng ta là Nga và đe dọa sự toàn vẹn của Liên minh NATO ”.

Việc đóng băng các giao dịch đạt được nhờ việc các chủ tịch và thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện tiếp xúc trong quá trình mua bán và họ có thể đã ngăn cản Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt các thỏa thuận.

Các nhà phân tích của Defense News tin rằng, việc Quốc hội Mỹ ngầm tác động đến các hợp động mua bán vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm để đảm bảo chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nghiêm túc thực hiện các lệnh cấm vận nhằm vào Ankara theo đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA).

Tiêu điểm - Lá bài hiểm của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bó tay trong việc mua S-400 của Nga?  (Hình 2).

Việc Ankara mua S-400 của Nga khiến Mỹ nổi giận 

Đạo luật CAATSA về cơ bản là công cụ pháp lý giúp Mỹ ngăn cản các quốc gia mua vũ khí từ Nga, từ đó gây sức ép và cô lập Moscow. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh thân cận của Mỹ và là thành viên của liên minh quân sự NATO lại mua các hệ thống phòng không do Nga chế tạo là điều Washington khó có thể chấp nhận.

Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình F-35 đồng thời hoãn vô thời hạn kế hoạch chuyển giao các máy bay F-35 cho Ankara, ngay sau khi Nga chuyển thành phần chiến đấu đầu tiên của S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, năm 1975, Washington từng ngừng bán vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Ankara khi nước này tấn công đảo Síp, lệnh cấm vận này kéo dài khoảng 3 năm.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.