Lãnh đạo các nước BRICS sắp gặp nhau, số phận đồng tiền chung ra sao?

Thứ 5, 17/08/2023 | 14:07
0
Ý tưởng về đồng tiền chung của BRICS đã được đề cập trong nhiều năm, nhưng không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với “ngôi vương” của đồng USD trong 10 năm tới.

Các nhà lãnh đạo BRICS sẽ gặp nhau tại Johannesburg vào tuần tới để dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15 của khối, diễn ra vào ngày 22-24/8.

Với chủ đề “BRICS và Châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”, Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của BRICS nhấn mạnh cách khối này có thể xây dựng mối quan hệ với một lục địa đang ngày càng trở thành một “sân khấu” chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Naledi Pandor trong một tuyên bố tuần trước cho biết các quốc gia BRICS muốn thể hiện “sự lãnh đạo toàn cầu trong việc giải quyết các nhu cầu... của phần lớn thế giới, bao gồm phát triển và đưa Nam Bán cầu vào các hệ thống đa phương”.

Ai sẽ tham dự hội nghị?

Tổng thống Cyril Ramaphosa của nước chủ nhà Nam Phi sẽ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tới tham dự trực tiếp mà chỉ phát biểu thông qua liên kết video, để tránh tình huống khó xử khi lệnh bắt giữ của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đối với ông vẫn treo lơ lửng.

Là một thành viên của ICC, Nam Phi sẽ có nghĩa vụ bắt giữ ông Putin nếu ông đặt chân đến quốc gia châu Phi này. Nếu Nam Phi không bắt giữ ông Putin, điều đó sẽ vi phạm nghĩa vụ quốc tế của họ đối với ICC và cũng vi phạm Đạo luật Thực hiện ICC của chính Nam Phi.

Thế giới - Lãnh đạo các nước BRICS sắp gặp nhau, số phận đồng tiền chung ra sao?

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Ảnh: Bitcoin.com

Theo Ngoại trưởng Pandor, 67 nhà lãnh đạo từ Nam Bán cầu cũng đã được mời tham dự và gặp gỡ các nhà lãnh đạo BRICS trong các phiên họp mở rộng. Trong số những người được mời có Tổng thống Iran Ebrahim Raisi – đồng minh quân sự thân cận của Nga.

Ông Raisi dự kiến sẽ đến dự hội nghị. Tuy nhiên, bà Pandor nhấn mạnh rằng việc Tổng thống Iran tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS không có nghĩa là khối này đang trở nên “thân Nga” hay “chống phương Tây”.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã tỏ ý muốn đến Nam Phi tham dự sự kiện, đã không nhận được lời mời.

Ngoài ra, Tổng thống Ramaphosa cũng đã mời lãnh đạo của 20 tổ chức quốc tế, trong đó có Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres và Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat.

Thế giới - Lãnh đạo các nước BRICS sắp gặp nhau, số phận đồng tiền chung ra sao? (Hình 2).

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: Deccan Herald

Có rất ít chi tiết được hé lộ về những gì các nhà lãnh đạo BRICS dự định thảo luận, nhưng việc mở rộng khối dự kiến sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự.

Theo Nam Phi, hiện hơn 40 quốc gia đã thể hiện quan tâm đến việc tham gia BRICS, chính thức hoặc không chính thức, bao gồm Ả Rập Xê-út, Iran, Indonesia, Argentina và Ai Cập.

Nam Phi đã đề xuất mở rộng tư cách thành viên của BRICS vào năm 2018, nhưng các thành viên khác – đặc biệt là Nga và Trung Quốc – đã tỏ ra miễn cưỡng vào thời điểm đó. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo đã quyết định củng cố đoàn kết nội khối và gác lại các cuộc thảo luận về việc mở rộng.

Vấn đề mở rộng thành viên của khối một lần nữa được hâm nóng tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2022 ở Trung Quốc, với “sự đồng thuận chính trị của 5 quốc gia BRICS”.

Nhưng vẫn như cũ, việc mở rộng khối này vẫn nổi lên như một vấn đề gai góc giữa 5 nhà lãnh đạo, với sự bất đồng về giá trị của việc kết nạp thêm thành viên, chứ chưa nói đến tiêu chí chấp nhận ứng viên.

Các quan chức và Ngoại trưởng BRICS đã làm việc về các tiêu chí để trở thành thành viên, theo bà Pandor, và sẽ soạn thảo các khuyến nghị để các nhà lãnh đạo BRICS xem xét tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tuần tới.

Ý tưởng vẫn chỉ là ý tưởng

Với tiềm năng tăng trưởng kinh tế đáng kể: Chiếm hơn 32% GDP, gần 30% diện tích lãnh thổ và 40% dân số thế giới, sản xuất gần 1/2 sản lượng lúa mì và gạo trên thế giới, đồng thời sở hữu khoảng 15% trữ lượng vàng của thế giới, các quốc gia BRICS rất muốn thể hiện mình là đối tác phát triển thay thế cho phương Tây.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết BRICS tìm cách “cải cách các hệ thống quản trị toàn cầu để tăng cường tính đại diện... của các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi”.

Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) – còn được gọi là Ngân hàng BRICS – muốn “phi đô la hóa” tài chính và đưa ra một giải pháp thay thế cho các thể chế Bretton Woods như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Nhưng NDB mới chỉ phê duyệt các khoản vay trị giá hơn 33 tỷ USD trong gần một thập kỷ qua, chỉ bằng khoảng 1/3 số tiền WB cam kết giải ngân vào năm ngoái. NDB gần đây cũng bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga.

Thế giới - Lãnh đạo các nước BRICS sắp gặp nhau, số phận đồng tiền chung ra sao? (Hình 3).

Chuyên gia kinh tế kỳ cựu Jim O’Neill, người đã đặt ra thuật ngữ BRIC (ban đầu nhóm này không bao gồm Nam Phi) khi ông làm việc tại Goldman Sachs vào năm 2001. Ảnh: China Daily

Các quan chức Nam Phi cho biết việc thảo luận về một loại tiền tệ chung của khối BRICS, được Brazil khởi xướng vào đầu năm nay như một giải pháp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, đã không còn bao gồm trong chương trình nghị sự.

Ý tưởng về một đồng tiền chung đã được các quốc gia BRICS đề cập trong nhiều năm, theo ông Jim O’Neill, chuyên gia kinh tế kỳ cựu, người đã đặt ra thuật ngữ BRIC (ban đầu nhóm này không bao gồm Nam Phi) khi ông làm việc tại Goldman Sachs vào năm 2001.

Nhưng ông O’Neill, hiện là cố vấn cấp cao tại tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại Vương quốc Anh, nói với tờ Financial Times hôm 15/8 rằng chừng nào Trung Quốc và Ấn Độ còn chưa vượt qua được sự cạnh tranh “quá lớn và quá lâu đời” để bắt tay với nhau thì chừng đó ngôi vương của đồng USD vẫn sẽ chưa bị thách thức.

Bất chấp những cuộc thảo luận đang diễn ra về “phi đô la hóa”, tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu vẫn ở mức gần 60% vào năm 2022, và đồng USD tiếp tục được sử dụng trong 88% giao dịch quốc tế, theo số liệu của IMF. Và Phố Wall dường như cũng không lo lắng về bất kỳ đối thủ cạnh tranh nặng ký nào với đồng bạc xanh.

“Không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với đồng USD trong 10 năm tới”, ông Dylan Kremer, đồng giám đốc đầu tư tại công ty quản lý tài sản Certuity, nói với Fortune, lập luận rằng các quốc gia BRICS khi kết hợp lại vẫn thiếu sự ổn định chính trị để khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào một loại tiền tệ chung.

Minh Đức (Theo Reuters, Fortune, Daily Maverick)

Ấn Độ bác tin Thủ tướng Modi không tới dự Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi

Thứ 6, 04/08/2023 | 13:58
Trước đó có thông tin Ấn Độ đang cân nhắc để ông Modi dự hội nghị qua liên kết video khi xét đến “các diễn biến địa chính trị” đã buộc ông Putin phải làm như vậy.

Nga: Tổng thống Pháp “không phù hợp” làm khách tại Thượng đỉnh BRICS

Thứ 5, 22/06/2023 | 16:55
Nếu được mời, Tổng thống Pháp Macron sẽ là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên dự Hội nghị Thượng đỉnh của các nền kinh tế mới nổi BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn dắt.

Đồng minh lâu năm của Nga để ngỏ khả năng gia nhập BRICS thay vì EU

Thứ 2, 19/06/2023 | 10:53
Nhóm BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn dắt hiện chiếm hơn 32% GDP, 40% dân số, đồng thời sở hữu khoảng 15% trữ lượng vàng của thế giới.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.

Chiến tranh du kích: Pháo binh Ukraine bị máy bay không người lái "trói chân"

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:20
Sau khi ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng rậm, khẩu lựu pháo do Đức cung cấp cho Ukraine chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi rút trở lại vào nơi ẩn náu.

Lực lượng Israel chiếm chốt kiểm soát biên giới tại Rafah, cắt đứt nguồn hàng cứu trợ

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:11
Thứ Ba, lực lượng Israel đã chiếm chốt kiểm soát biên giới chính giữa miền Nam Gaza và Ai Cập tại Rafah, cắt đứt tuyến đường cung cấp hàng hóa cứu trợ quan trọng.

Nga đẩy mạnh đà tiến, Ukraine mất loạt khí tài triệu đô, đối diện khó khăn ở tiền tuyến

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:55
Máy bay chiến đấu và pháo binh Nga đã tấn công các nhà máy sản xuất nhiên liệu cho tên lửa, kho nhiên liệu và thiết bị quân sự của Ukraine.

F-16 của Mỹ và Su-35 của Nga: Chiến đấu cơ nào làm chủ bầu trời?

Thứ 4, 08/05/2024 | 08:23
So sánh Su-35 của Nga và F-16 của Mỹ là không hề dễ dàng. F-16 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 trong khi Su-35 được coi là một phần của thế hệ 4.5.
     
Nổi bật trong ngày

Thỏa thuận ngừng bắn không chắc chắn, Israel cam kết thực hiện chiến dịch tại Rafah

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Thứ Hai, Hamas chấp thuận đề xuất ngừng bắn tại Gaza từ các nhà trung gian. Tuy nhiên, Israel khẳng định, các điều khoản này không phù hợp với yêu cầu của họ.

Mỹ đánh vào điểm yếu trong “pháo đài kinh tế” của Nga

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Phép thử tiếp theo sẽ diễn ra vào mùa hè, khi gã khổng lồ LNG Nga Novatek đặt mục tiêu vận chuyển lô hàng đầu tiên từ dự án Artic LNG 2.

Nhà máy Uralvagonzavod bàn giao lô xe tăng T-90M mới cho quân đội Nga

Thứ 3, 07/05/2024 | 15:48
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, xe tăng T-90M hiếm khi được nhìn thấy ở tiền tuyến, nhưng gần đây Moscow đã tăng cường sản xuất.

Thanh Hoá: Đa dạng sản phẩm du lịch để giữ chân du khách

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:58
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.