Những lợi ích cho sức khoẻ không phải ai cũng biết
Không chỉ củ sắn (khoai mì) mà lá sắn cũng được người dân chế biến thành nhiều món thơm ngon bổ dưỡng. Loại lá này có màu xanh giàu chất đạm, thường được chế biến thành các món ăn dân dã như lá sắn xào tỏi, luộc, muối chua… Nhưng phải là lá sắn ta hay còn gọi là sắn mì gòn (mì cao sản không ăn được lá).
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Trong lá sắn có chứa một lượng lớn vitamin C và folate, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi rút. Folate giúp tăng cường sản xuất tế bào bằng cách hỗ trợ vật chất di truyền cho sự sống và tránh đột biến DNA.
Ngăn ngừa suy dinh dưỡng: Lá sắn rất giàu protein, vì vậy, bổ sung loại rau này vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh suy dinh dưỡng phù nề ở trẻ em.
- Tăng cường hoạt động trao đổi chất: Loại rau dân dã này ngoài nguồn protein dồi dào, trong lá sắn còn có vitamin B để tạo thành các enzym, giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra ổn định.
- Cung cấp năng lượng: Trong lá sắn giàu hàm lượng các loại protein và axit amin trong lá sắn góp phần tăng năng lượng hữu ích trong cơ thể. Các axit amin thiết yếu trong lá sắn chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng cần thiết, giúp chữa lành các tế bào bị tổn thương và thúc đẩy việc tái tạo các tế bào của cơ thể hoạt động trơn tru.
- Chất chống oxy hóa dồi dào: Là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, lá sắn có lợi ích sức khỏe tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư và có thể dẫn đến lão hóa sớm.
Rau sắn từng là loại lá chẳng ai biết tới thậm chí là chỉ để bỏ đi nhưng dần dần loại lá này lại trở thành món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Giá cho mỗi cân dưa lá sắn muối khá đắt đỏ dao động khoảng 65.000 đồng.
Gợi ý một số món ngon từ lá sắn
- Cách làm rau sắn muối chua
+ Hái ngọn sắn non, bà con đem muối chua và chế biến ra những món ăn vừa dân dã lại thơm ngon lạ miệng, được nhiều người ưa thích.
+ Ngọn sắn sau khi ngắt về đem rửa nước cho sạch nhựa, để ráo, sau đó đem thái nhỏ sắn với độ dài mỗi đoạn khoảng 2cm, bỏ vào chậu, thêm chút muối trắng để vò. Trong quá trình vò không nên quá mạnh tay, vì dễ làm nát, gãy rau sắn, làm món mờ sán sui kém đẹp mắt. Khi vò sắn xong sẽ nắm từng nắm nhỏ, vắt bỏ hết phần nước ngái và nhựa, chuẩn bị công đoạn muối trong chum, vại.
+ Muối chua là công đoạn quan trọng nhất quyết định mờ sán sui ngon hay không ngon. Phải dùng nước đun sôi để nguội khoảng 30 độ C, tuyệt đối không dùng nước lã để muối vì dễ làm mờ sán sui bị khú và không vàng màu, sau đó thêm chút muối vào nước ấm.
+ Tiếp đó cho lá sắn đã vò vào chum nhỏ, hoặc vại ấn chặt, rồi mới đổ ngập nước, lấy chiếc đĩa nhỏ úp phía trên có tác dụng làm chìm lá sắn ngập hết nước. Miệng chum, vại được bịt kín bằng lá rong, hoặc lá chuối. Khoảng 1 tuần sau khi kiểm tra thấy sắn muối lên màu vàng đẹp, có mùi thơm, không còn mùi ngái và mềm là nấu ăn được.
- Cách nấu canh lá sắn
+ Để chế biến món ngon này bạn cần có nguyên liệu lá sắn, cà gai-giống cà mà đồng bào dân tộc thiểu số hay trồng trên rẫy, thêm vào đó là bông đu đủ đực, măng tươi và vài trái ớt hiểm xanh.
+ Canh lá sắn ăn với cơm gạo lúa rẫy mà phải lúa to chanh, to trâu mới thấy đậm chất quê miền núi. Ngày nay, canh lá sắn cũng biến thể đi ít nhiều: cà gai, cà nút áo được thay bằng cà đĩa hoặc cà pháo, nấu “ghé” với thịt bò khô xé sợi, cá thu mặn, thịt heo ba chỉ.
+ Sau đó cho tất cả nguyên liệu trên cho vào nồi, chế nước cho xăm xắp rồi đun sôi. Khi canh sôi nhớ mở nắp một lúc cho lá sắn bốc bớt hơi, rồi lại đậy nắp lại, đun kỹ đến khi lá sắn chuyển từ màu xanh sang vàng, nêm gia vị vừa ăn là xong.
Loại rau chứa vitamin tốt cho sức khỏe nhưng sơ suất có thể "tiền mất tật mang"
Lá sắn tuy ăn tốt cho sức khỏe tuy nhiên rau sắn khi đã muối chua, ngả màu vàng cũng không ăn sống dưới mọi hình thức.
Khi dùng rau sắn làm thực phẩm phải đặc biệt chú ý, không ăn sống, kể cả khi muối chua (dù nồng độ chất độc đã giảm). Bởi việc ăn sống lá sắn sẽ gây ngộ độc, thậm chí ăn nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi nấu canh rau sắn hay luộc rau sắn cũng phải nấu kỹ dưới nhiệt độ đun sôi trong thời gian lâu.
Dù chứa chất độc hại nhưng rau sắn cũng có chất dinh dưỡng nhất định, đặc biệt có lượng chất xơ rất lớn. Tuy nhiên, chất xơ trong rau sắn là chất xơ không hòa tan, vì vậy cũng không nên ăn nhiều để tránh tắc ruột, nhất là người già. “Mọi người chỉ nên ăn rau sắn dưới dạng thưởng thức, không ăn lấy no hay ăn thường xuyên như rau cải, rau muống…”, lương y Trung chia sẻ.
Một điều đáng lưu ý nữa là rau sắn dù là món ngon, đặc sản và nhiều dinh dưỡng nhưng tuyệt đối không ăn nhiều, kể cả đã nấu chín.
Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong 100g rau sắn ăn được có 78kcal, chứa 7.0g protein và 200mg canxi, 27mg phốt pho, 295mg vitamin C. Điều đáng nói trong rau sắn còn chứa tới 828 µg beta-caroten, một chất tiền vitamin A rất quan trọng đối với cơ thể. Lượng beta-caroten trong lá sắn tươi nhiều hơn tất cả các loại đậu, rau họ cải và ngang bằng với cà rốt - loại củ được coi là “vua” của chất beta-caroten. Tuy nhiên, do có chứa độc tố nên người dân tuyệt đối không ăn lá sắn tươi, thông tin trên Phụ Nữ việt Nam.
Lưu ý: Trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, mới sinh con, người có vấn đề về hệ tiêu hóa… cũng không nên ăn loại rau này dưới mọi hình thức. Vì ngoài chất độc, ăn rau sắn còn dễ làm mất sữa và gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
Trúc Chi (t/h)