Loại quả mọc dại ví như "bậc thầy về sức khỏe", mang về tạo tác thành cây cảnh giá tầm cao mới

Loại quả mọc dại ví như "bậc thầy về sức khỏe", mang về tạo tác thành cây cảnh giá tầm cao mới

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 26/09/2023 15:36

Ngoài chống ung thư, các nghiên cứu còn phát hiện táo gai có tác dụng chữa bệnh rất lớn đối với bệnh mỡ máu.

Lợi ích quả táo gai, không phải ai cũng biết

Quả táo gai hay còn được gọi là quả sơn trà (hawthorn berry), loại cây này mọc trên cây bụi thuộc chi Crataegus (bao gồm hàng trăm loài) và thường được tìm thấy ở các khu vực châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ.

Đặc điểm quả táo gai: Đặc điểm cây táo gai là các quả nhỏ dạng quả táo và cành nhiều gai. Các gai mọc ở cành, thông thường dài 1–3 cm. Lá sắp xếp theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài, và mọc thành cụm trên các cành non. Lá có thùy hay mép răng cưa và hơi khác nhau một chút về hình dạng ở các loài.

Vị quả táo gai: Nhìn chung, trong quả táo gai có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá, chúng có mùi vị hòa quyện giữa chua, thơm và ngọt nhẹ.

Màu sắc quả táo gai: Màu sắc của táo gai có thể từ màu vàng, đến đỏ đậm và đen. Mặt khác, táo gai cũng được sử dụng rộng rãi để chế biến thành các loại kẹo trái cây, thạch, mứt và rượu.

Trong thực tế ít người biết được công dụng của quả táo gai. Loại quả mọng nhỏ bé này được coi là 1 phần quan trọng trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc.

Đông y sử dụng táo gai để điều trị các bệnh lý như: Suy tim sung huyết (CHF), rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch và mức cholesterol trong máu cao.

Đời sống - Loại quả mọc dại ví như 'bậc thầy về sức khỏe', mang về tạo tác thành cây cảnh giá tầm cao mới

Quả táo gai tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Giàu chất dinh dưỡng

Táo gai có hàm lượng calo cao và chứa nhiều carotene, canxi, carbohydrate, axit maslinic, pectin, v.v. Hàm lượng vitamin trong táo gai cực cao, chỉ đứng sau quả chà là đỏ và quả kiwi, ngoài ra hàm lượng caroten và canxi cao hơn. 

-Vitamin C cao: 70-100 mg vitamin C trên 100 gram trái cây táo gai tươi, nhiều hơn so với chanh và táo.

- Flavonoid phong phú: Trong quả táo gai tươi có chứa nhiều flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa mạnh.

- Rất nhiều pectin: Từ xưa táo gai đã được sử dụng để làm mứt vì chứa nhiều pectin và thậm chí hàm lượng pectin trong táo gai gấp khoảng ba lần táo. Ngoài việc thay đổi các đặc tính của thực phẩm, bản thân pectin cũng có thể được sử dụng như một prebiotic, rất tốt cho sức khỏe đường ruột.

- Axit hữu cơ: Táo gai chứa nhiều loại axit hữu cơ, chủ yếu là axit citric. Ngoài việc mang lại hương vị tươi mát, nó còn giúp tiết ra một số loại nước ép tiêu hóa.

- Dinh dưỡng khác: Có nhiều carotene và hàm lượng kali là 230-300 mg mỗi 100 gram táo gai.

Làm các món ăn

Khai vị và tiêu hóa, đặc biệt là loại bỏ thịt và thức ăn bị ứ đọng tốt hơn, táo gai được sử dụng trong nhiều loại thuốc tiêu hóa.

Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu 

Táo gai có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ ứ đọng, giúp làm giảm xung huyết cục bộ và có tác dụng phụ trợ cho các vết bầm tím.

Điều trị tiêu chảy

Trong quả táo gai có các thành phần làm dịu cơn hen suyễn và giảm đờm, ức chế vi khuẩn, chữa đau bụng và tiêu chảy.

Có thể giảm lipid máu

Phòng và điều trị các bệnh tim mạch, hạ huyết áp và cholesterol, làm mềm mạch máu và có tác dụng lợi tiểu, an thần.

Có thể thúc đẩy sự phục hồi của tử cung

Tuy quả táo gai nhỏ bé nhưng có tác dụng lớn như: co bóp tử cung, tác dụng thúc đẩy quá trình sinh nở ở sản phụ khi chuyển dạ, có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của tử cung sau khi sinh nở.

Chống ung thu

Đáng chú y các flavonoid, vitamin C, caroten và các chất khác có trong táo gai có thể ngăn chặn và làm giảm sự hình thành các gốc tự do, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư, theo báo Lao Động.

Những lưu ý ăn quả táo gai tốt cho sức khỏe

Hạn chế ăn khi bụng đói

Táo gai chứa nhiều axit hữu cơ, axit trái cây, axit maslinic, axit xitric,… Ăn lúc đói sẽ khiến axit trong dạ dày tăng cao, gây kích thích bất lợi cho niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày bị đầy và axit pantothenic, ăn khi bụng đói sẽ làm tăng cảm giác đói và làm trầm trọng thêm cơn đau dạ dày ban đầu.

Phụ nữ có thai hạn chế chế dùng

Mặc dù táo gai có tính axit và có thể thúc đẩy sự thèm ăn của phụ nữ mang thai, nhưng táo gai còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ.

Không nên kết hợp táo gai với hải sản

Bạn có biêt các loại thực phẩm hải sản như hải sâm, cá hải sản, cua, tôm… rất giàu canxi và protein, trong khi táo gai có nhiều axit tannic hơn, nếu ăn hai thứ này cùng nhau thì dinh dưỡng của protein sẽ bị giảm đi.

Sự kết hợp của sắt trong hải sản và axit tannic trong táo gai sẽ tạo thành chất lắng cặn khó tiêu hóa và hấp thụ, dẫn đến cơ thể khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt và các triệu chứng khác.

Những người bị các vấn đề về dạ dày như loét dạ dày,

Mặc dù táo gai có nhiều lợi ích, nhưng một số người vẫn cần thận trọng khi ăn táo gai. Đặc biệt những người mắc các bệnh về dạ dày nên uống ít nước táo gai để tránh bệnh nặng hơn, thông tin trên Thương hiệu & Sản phẩm.

Cây táo gai có đắt không?

Đời sống - Loại quả mọc dại ví như 'bậc thầy về sức khỏe', mang về tạo tác thành cây cảnh giá tầm cao mới (Hình 2).

Táo gai được tạo tác thành cây cảnh giá không hề rẻ. Ảnh: Báo Vnexpress.

Theo một trang bán hàng online, 1kg táo gai có giá khoảng 200.000 đồng. Cây giống cũng giá dao động vài trăm nghìn. Tuy nhiên để có một cây cảnh táo gai đẹp "độc lạ" giá không hề rẻ. 

Thông tin trên báo Vnexpress, vào khoảng năm 2019 ông Minh chủ vựa cây cảnh ở Sa Pa (Lào Cai) có khoảng 300 chậu táo gai ký đá. Các cây này được ông Minh nhập từ Lào về trồng 4-5 năm nay. Giá mỗi cây dao động 10 - 15 triệu đồng.

Chia sẻ về phương pháp trồng loại cây này làm cảnh, ông Minh cho biết tạo hình loại này phải trải qua nhiều khâu phức tạp. Đầu tiên là khâu khai thác, khi những cây này còn sống ở thiên nhiên chúng bám vào các khe núi, hòn đá cạnh suối và chỉ ăn những chất mùn từ lá cây rụng trong khe núi. Để khai thác, người thợ phải đi lấy vào thời điểm tháng 3-4 trong năm, vì lúc ấy cây tích lũy nhiều dinh dưỡng và dễ sống.

Khâu tiếp theo là "ký" (cấy) chúng vào đá. Tùy thế và dáng mỗi cây, nghệ nhân tạo hình cho cây ký vào một cục đá thích hợp, lấy mùn từ những lá cây rụng nơi chúng lớn đổ lên hòn đá nơi rễ đã được quấn vào đá khoảng một phần ba. Sau 5 năm, khi rễ cây đã quấn vào đá và ăn xuống đáy hòn đá thì bắt đầu bứng ra và trồng vào chậu để cung ứng ra thị trường.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.