Theo The Arabweekly, diễn biến tình hình thực tế đã đặt ra câu hỏi về các mục tiêu chung giữa Iran và Syria.
Có nhiều cuộc tranh luận về ý định được cho là của Nga trong việc quay lưng với nhà lãnh đạo Syria, Tổng thống Syria Bashar Assad. Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.
Cuộc chiến Syria đã trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm một giai đoạn quan trọng vào năm 2012 và một giai đoạn khác vào năm 2015.
Hồi năm 2012, chính quyền Syria đứng trước nguy cơ sụp đổ khi các thành phố lớn từ chối ủng hộ. Cuộc cách mạng bắt đầu với sự nổi dậy ở thành phố Daraa phía tây nam sau khi một nhóm thanh niên địa phương bị giết khi chống đối lực lượng an ninh chính phủ. Tuy nhiên, một phần nhờ công của ông Assad, Daraa luôn ủng hộ chế độ.
Vào năm 2012, Damascus đã có nguy cơ rơi vào cuộc nổi dậy nguy hiểm. Tuy nhiên, dưới sự giúp sức của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, với kinh nghiệm trong việc đàn áp các phong trào ở các thành phố của Iran năm 2009, lực lượng quân đội Syria đã trấn áp tình trạng hỗn loạn.
Lực lượng Quds của IRGC đã cứu chính quyền ông Bashar Assad nhưng từ năm 2015, lực lượng này và ông Assad đã cần đến sự giúp đỡ của Nga. Nga đã nhận lời trợ sức tất nhiên với những điều kiện nhất định.
Tướng Soleimani ngay lập tức bay tới Moscow để gặp các quan chức Nga. Tương tự, Tổng thống Assad cũng vội vã tới Moscow và gặp Tổng thống Vladimir Putin.
Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga đã nhanh chóng thay đổi luật chơi ở Syria. Chính quyền ông Assad đã giành lại thế chủ động về mặt quân sự, giành lại toàn quyền kiểm soát Damascus và các khu vực xung quanh, giành lại Aleppo và Hama, một phần tỉnh Homs.
Phương pháp chiến thuật chiến đấu Nga dùng ở Syria chủ yếu là các cuộc không kích, sử dụng máy bay ném bom Sukhoi hiện đại để tấn công cả các mục tiêu. Còn ở bộ phận mặt đất, chủ yếu là dựa vào lực lượng của quân đội Syria.
Trong khi đó, kể từ mùa hè năm 2013, chính quyền Mỹ dường như đã không mấy chú tâm soi xét đến sự bất tuân của Syria nhằm dung hòa với Iran.
Không thể phủ nhận rằng, trước năm 2015, Syria đã được hưởng lợi rất nhiều từ các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran dưới thời Obama để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Thông qua các cuộc đàm phán này, chính quyền Obama đã không chọc giận Iran, đặc biệt là về vấn đề Syria.
Nga tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã vô hiệu hóa và đạt được sự đồng thuận với Israel. Có điều bây giờ, chưa đầy năm năm sau khi can thiệp trực tiếp để ủng hộ chính phủ Syria, người Nga đang có dấu hiệu cho thấy không còn mấy hứng thú với quốc gia Trung Đông này. Dường như Nga đã nhận ra rằng có những giới hạn nhất định từ phía Iran trong việc tiếp tục hỗ trợ Syria trong bối cảnh khó khăn kinh tế của chính nước họ còn đang tiếp diễn dưới ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như sự sụt giảm giá dầu.
Nga cũng đang đứng trước thách thức về mặt kinh tế khi tham gia vào cuộc chiến giá dầu với Saudi. Các thỏa thuận đã đạt được gần đây giữa hai bên cho thấy dường như chưa có dấu hiệu nào để thấy giá dầu có khả năng phục hồi trong tương lai gần.
Sự can thiệp của Iran vào Syria hẳn còn đối diện trước sự phản đối của người Syria. Đối với Nga, những gì họ có thể đạt được ở Syria cũng có những giới hạn.
Một số yếu tố sẽ thúc đẩy Nga cân nhắc nghiêm túc việc cần phải thay đổi chiến lược ở Syria: Thứ nhất, thực tế là nước này không còn chung mục tiêu với Iran và thứ hai, họ không còn có thể dựa vào một chế độ không có dự án chính trị khả thi như Syria.