Lý do Nga thắng giòn giã ở Trung Đông giữa căng thẳng Mỹ-Iran

Lý do Nga thắng giòn giã ở Trung Đông giữa căng thẳng Mỹ-Iran

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 2, 13/01/2020 19:00

Các cuộc tấn công nhằm vào thiếu tướng Iran Qassem Soleimani và mọi hành động của chính quyền Trump sau đó - nhiều khả năng càng giúp củng cố vị thế của Nga ở Syria nói riêng và toàn khu vực nói chung.

Theo Slate, vài giờ trước khi Iran tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào các mục tiêu của quân đội Mỹ ở Iraq, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thăm Syria để hội đàm với người đồng cấp Bashar al-Assad về về cuộc khủng hoảng đang leo thang giữa Mỹ và Iran.

Nga nhiều lần lên án các cuộc không kích của Mỹ khiến thiếu tướng Iran Qassem Soleimani thiệt mạng. Và thật ra, giới chức ở Moscow đã tìm cách biến căng thẳng ở Trung Đông này thành lợi ích cho mình.

Mối quan hệ giữa Washington và Tehran xấu đi kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Syria và mối quan hệ này ngày càng thêm tồi tệ sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với các cường quốc năm 2015.

Tiêu điểm - Lý do Nga thắng giòn giã ở Trung Đông giữa căng thẳng Mỹ-Iran

Tổng thống Nga Putin 

Trong khi đó, Nga và Iran trở nên thân thiết hơn thông qua hợp tác quân sự ở Syria. Sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Moscow ở Syria cho thấy xung đột giữa Mỹ và Iran có thể sẽ càng làm mạnh thêm vai trò và uy tín của Nga trong khu vực. Ít nhất, Nga cũng có thể "phô bày" Mỹ như một kẻ hiếu chiến thất thường, khiến các chủ thể trong khu vực và các đồng minh quốc tế phải đặt câu hỏi về sự hợp tác của Washington.

Nga đã giúp chính quyền ông Assad kiểm soát ở Syria ngay cả khi Mỹ và các đồng minh NATO đòi ông Assad phải từ bỏ quyền lực. Khi Mỹ rút quân khỏi Syria, chính quyền ông Assad và Moscow tiếp tục nắm quyền lực.

Sự ủng hộ của Nga dành cho ông Assad ban đầu chỉ nhằm làm giảm bớt các lợi ích của Mỹ và mang về cho Nga sự ảnh hưởng ở Trung Đông. Nhưng hơn 4 năm sau đó, ông Putin giành được nhiều chiến thắng trong cuộc xung đột ở Syria, từ việc lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các đồng minh NATO đến xây dựng uy tín của Nga như một nước hỗ trợ bên ngoài đáng tin cậy.

Trong khi đó, Mỹ đã thất bại lớn ở Trung Đông.

Gần đây, các quyết định chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là việc từ bỏ các đối tác người Kurd ở Syria, đã giúp tạo ra khoảng trống quyền lực mà Nga đã nhanh chóng lấp đầy.

Các cuộc tấn công nhằm vào thiếu tướng Iran Qassem Soleimani và mọi hành động của chính quyền Trump sau đó - nhiều khả năng càng giúp củng cố vị thế của Nga ở Syria nói riêng và toàn khu vực nói chung.

Chính phủ Iraq tố Mỹ "xâm phạm chủ quyền" và thậm chí Thủ tướng nước này mô tả vụ tấn công là "vi phạm trắng trợn các điều kiện cho phép lính Mỹ hiện diện". Để đáp trả, Iraq có thể sẽ sớm buộc quân Mỹ phải rời đi. Nếu không còn binh sĩ nào ở Iraq, Mỹ cũng sẽ rất khó duy trì sự hiện diện ở Syria. Khoảng trống này càng giúp Moscow linh hoạt hơn trong khu vực.

Ngoài việc tăng cường vị thế của Nga, vụ tấn công giết chết ông Soleimani còn giúp ích cho Nga trong mục tiêu điều khiển quan hệ giữa Washington và các đối tác, đồng thời thúc đẩy các quan điểm trên toàn cầu rằng Mỹ là một nước hay thay đổi.

Thực tế, Moscow đã thành công trong việc làm suy giảm các mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh Trung Đông mà Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ.

Moscow còn được lợi nếu cuộc tấn công do ông Trump hạ lệnh gây bất hòa giữa Washington và các đồng minh châu Âu.

Washington cũng có thể gây tổn hại cho quan hệ của mình với các đồng minh châu Âu nếu Iran tăng tốc theo đuổi vũ khí hạt nhân. Hôm 5/1, Tehran thông báo sẽ ngừng tuân thủ mọi giới hạn đã cam kết trong thỏa thuận về các hoạt động hạt nhân của nước này.

Căng thẳng Mỹ - Iran tất nhiên cũng mang đến những bất lợi không thể tránh cho Nga. Tuy nhiên, tính trên cục diện Nga đã thắng lớn và ngày một khẳng định vị thế trên mảnh đất Trung Đông.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.