'Ma cà rồng' ở Việt Nam: Trần tình của người trong cuộc

'Ma cà rồng' ở Việt Nam: Trần tình của người trong cuộc

Thứ 7, 21/12/2013 | 11:28
0
Nằm giáp ranh với xã Xuân Sơn, xã Xuân Đài (huyện Tân Sơn- Phú Thọ) cũng được cho là nơi có nhiều “ma cà rồng” xuất hiện, tuy mới chỉ là những lời đồn thổi.

Nhưng mới đây khi có một nhóm làm phim của kênh VTV6 –Đài truyền hình Việt Nam về ở và thực hiện một phóng sự về truyền thuyết “ma cà rồng” tại xóm Dụ xã Xuân Đài đã khiến cả một dòng họ bị mang tiếng là “ma cà rồng” làm cuộc sống của họ có nhiều xáo trộn...

Sống chung với... lời đồn

Nhiều đời nay bà con người Thái, Dao, Mường ở Tân Sơn vẫn luôn ám ảnh bởi “ma cà rồng”, tuy chưa ai có bằng chứng xác thực. Và một trong những lời đồn thổi được xem là “có căn cứ” đó là ở xóm Dụ xã Xuân Đài (Tân Sơn- Phú Thọ) có dòng họ Xa là “ma cà rồng”. Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi đã tìm về Xuân Đài.

Theo một số người dân xã Xuân Đài khi được hỏi chuyện về “xóm ma cà rồng” hay “dòng họ ma cà rồng” họ đều cho biết là được nghe kể hay nghe đồn là có, chứ không được “bắt tận tay day tận mặt”. Họ cho rằng, có 2 loại “ma cà rồng”, loại thứ nhất "truyền thừa" tức là những người là “ma cà rồng “có gene” truyền lại. Loại thứ hai là được gia đình truyền lại, việc này được làm rất kín, thường là họ truyền cho con dâu và dòng họ Xa ở xóm Dụ thuộc vào loại này?!

Khi tiếp xúc với người dân xã Xuân Đài, PV được nghe nhiều câu chuyện huyễn hoặc về “ma cà rồng” tại xóm Dụ, nơi có nhiều người trong dòng họ Xa sinh sống. Thông tin đầu tiên mà chúng tôi thu thập được để minh chứng cho dòng họ Xa là “ma cà rồng” là do dòng họ Xa này sống tập trung chủ yếu ở xóm Dụ. Nơi dòng họ Xa sống nằm dọc theo một dải đồi chạy dài, sau là đồi gò, trước mặt là đồng ruộng, bị một con đường liên xóm cắt ngang. Thứ hai là trong dòng họ Xa có một bà cụ gần trăm tuổi được cho là có dòng máu “ma cà rồng” trong người nên đã “thành tinh”?

Xã hội - 'Ma cà rồng' ở Việt Nam: Trần tình của người trong cuộc

Anh Xa Đức Chính khẳng định dòng họ mình không phải là “ma cà rồng”.

Theo đồn đoán của nhiều người dân ở xã Xuân Đài, ban ngày những người trong dòng họ Xa vẫn là người bình thường, nhưng đêm đến lại hóa thành “ma cà rồng”. Họ thường đi hút máu các loài động vật trong xã và đi uống máu những người mới đẻ, hay đi bắt vía những đứa trẻ mới sinh. Khi không bắt được người họ quay sang ăn các loài cóc nhái khác?

Những lời đồn thổi những tưởng cũng chỉ là câu chuyện giết thời gian, hay những lúc dọa nạt con trẻ của những người dân nơi đây, nên những người trong dòng họ Xa ở đây chẳng để ý, vẫn chí thú làm ăn và thực hiện tốt chủ trường chính sách của địa phương đề ra. Tuy nhiên nửa năm trở lại đây, sau khi có một đoàn làm phim của VTV6 về thực hiện chương trình và xin ngủ lại thì những lời đồn đoán về gia đình và dòng họ “ma cà rồng” lại được thổi bùng lên, khiến những người trong gia đình và dòng họ ai nấy đều bức xúc.

Ai mập mờ về dòng họ “ma cà rồng”?

Theo chân anh Hà Văn Tuyệt, cán bộ văn hóa xã Xuân Đài, chúng tôi tìm về xóm Dụ, nơi có gần 20 nóc nhà đều là người họ Xa. Tiếp chuyện chúng tôi bên căn nhà sàn được xây dựng kiên cố bằng bê tông, anh Xa Đức Chính (SN 1975) tỏ ra bức xúc vì việc gia đình và dòng họ bị người dân nơi đây đồn thổi là “ma cà rồng”.

Minh mẫn không có nghĩa là “thành tinh”

Chia sẻ thông tin về lời đồn thổi của người dân về gia đình, dòng họ mình là “ma cà rồng”, anh Chính cho biết, gia đình anh từ mạn Sơn La về đây lập làng, lập xóm người nọ gọi người kia, sống rải rác trong xã Xuân Đài và các xã lân cận. Bà nội anh năm nay 98 tuổi nhưng do được con cháu phụng dưỡng tốt cộng thêm cuộc sống thanh thản nên cụ vẫn minh mẫn, khỏe mạnh và hoàn toàn bình thường, không đúng như thiên hạ đồn đoán...

Anh Chính cho biết, gia đình và dòng họ là người dân tộc Mường, đã định cư ở đây đến 5-6 đời, sống hòa thuận không gây gổ với ai. Kinh tế gia đình mỗi người một hoàn cảnh, nhưng đều biết vươn lên trong cuộc sống. Anh và mọi người trong dòng họ cũng đã biết dân làng hay dị nghị cho dòng họ Xa là “ma cà rồng”, nhưng mồm miệng thiên hạ làm sao mà bịt được, anh cũng nghe nói ở nhiều nơi của đất Tân Sơn, Thanh Sơn cũng có “ma cà rồng”, nhưng thực tế anh cũng không biết “ma cà rồng” hình thù ra sao.

Anh Chính cho biết, vào khoảng tháng 7/2013, có một đoàn làm phim 5 người đến nhà anh và giới thiệu là của VTV6- Đài Truyền hình Việt Nam muốn tìm hiểu thông tin về “ma cà rồng” và xin ngủ lại qua đêm. “Họ cũng có hỏi tôi rằng gia đình có phải là “ma cà rồng” hay không? Có thế nào thì tôi nói thế, rằng trước đây cũng nghe các cụ đồn là có “ma cà rồng” ở vùng đất Tân Sơn này, nhưng tôi chưa gặp nên chưa tin, còn gia đình và dòng họ tôi thì không phải là “ma cà rồng”. Sau khi làm xong chương trình, họ cảm ơn và xin phép về. Cũng như bao người dân khác, với lòng hiếu khách, khi họ đề nghị xin ngủ lại nhà thì mình có tiếc gì...” - anh Chính trần tình.

Những tưởng câu chuyện cũng chỉ dừng lại ở đó, tuy nhiên khoảng đầu tháng 8, chương trình của VTV6 lên sóng, nhiều người dân trong xã Xuân Đài xem được và đã lan truyền thông tin về “gia đình ma cà rồng” lên ti vi. Bản thân anh Chính cũng chưa được xem chương trình ấy, nhưng anh Tuyệt - cán bộ văn hóa xã có được xem thì cho biết, họ cũng không khẳng định là gia đình anh Chính là “ma cà rồng”, nhưng những người dân nơi đây cứ đồn thổi, thêu dệt thêm chuyện về dòng họ Xa ở xóm Dụ nên ai cũng nghĩ đây là dòng họ “ma cà rồng”.

Cùng ngồi tiếp chuyện với chúng tôi còn có ông Xa Văn Hưng (SN 1969) - chú ruột của anh Chính. Ông Hưng bảo mới đầu nghe lời đồn thì cũng tưởng là họ đùa cợt thế thôi, nhưng sau cứ thấy điều tiếng nhiều. Ông Hưng khẳng định, dòng họ mình không phải dòng họ “ma cà rồng” vì không hại ai bao giờ, người lớn sống cũng được mọi người kính trọng, nhiều người còn tham gia công tác địa phương, con cái lớn lên đều được dựng vợ gả chồng. “Nhà tôi có hai con, con gái Xa Thị Vi Huyền (SN 1990) mới lấy chồng ở xã Cự Đồng- Thanh Sơn (Phú Thọ), con trai Xa Hồng Điến (SN 1994) ở nhà phụ giúp chúng tôi làm mấy sào ruộng. Từ khi bị dân làng đồn thổi dị nghị, gia đình cũng bị ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt”– ông Hưng chia sẻ thêm.

Anh Chính kể bố anh là ông Xa Tiến Lĩnh (SN 1947) là thương binh hạng 2/4 trong kháng chiến chống Mỹ, ông cũng được tặng thưởng nhiều danh hiệu. “Bố tôi là ông Xa Tiến Lĩnh, mẹ là Xa Thị Tưởng (SN 1945), hai cô em gái là Xa Thị Quyền đã lấy chồng trong xã Xuân Đài đã có hai con, còn cô em út Xa Thị Bắc (SN 1980) lấy chồng ở thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. Còn tôi cũng đã lấy vợ và có hai con, một cháu sinh năm 1997, một cháu sinh năm 2000 đang học lớp 8. Bản thân tôi có nghề buôn gia súc, nên kinh tế cũng khá giả. Đại gia đình tôi sống đoàn kết với dân với làng, cũng chẳng có điều tiếng gì...” - anh Chính cho biết thêm.

“Ma cà rồng” là thêu dệt hoang đường

Bà Hà Thị Đoàn - Phó Chủ tịch UBND Xuân Đài (phụ trách văn hóa xã hội) cho biết, những lời đồn thổi về “ma cà rồng” ở địa phương cũng đã xuất hiện từ lâu, nhưng theo bà, đó chỉ là những lời đồn thổi vô căn cứ. 

Theo bà Đoàn, những địa phương khác, bà cũng nghe đồn là có “ma cà rồng”, mỗi nơi thêu dệt một kiểu, nên sinh ra nhiều câu chuyện ly kỳ huyễn hoặc.

Đánh giá về dòng họ Xa ở xóm Dụ, bà Đoàn cho biết, người dân ở đây hiền lành chất phác, chí thú làm ăn. Khi rộ lên thông tin về dòng họ “ma cà rồng”, chính quyền cũng đã cử cán bộ về nắm tình hình cũng như tuyên truyền vận động bà con không nên tin theo những lời đồn đoán vô căn cứ, làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm.

GS. Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết, “ma cà rồng” là truyền thuyết đã có từ rất lâu. Nó không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà ngay cả các nước châu Âu cũng thường xuyên rộ lên tin đồn này. Tuy chỉ là tin đồn nhưng những tin đồn kiểu này dễ gây ảnh hưởng đến cuộc sống bởi tâm lý người dân ở vùng sâu vùng xa do nhận thức kém nên dễ tin những lời đồn về ma quỷ. GS. Thịnh khẳng định ông chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy “con ma” hình thù như thế nào. Theo GS. Thịnh, chính quyền địa phương nên có những lời giải thích, tuyên truyền, từng bước xóa bỏ những lời đồn thổi về “ma cà rồng”.

Quang Sơn

Bí ẩn trong khu rừng 'nuốt' trai tân ở Hà Nam

Thứ 5, 23/05/2013 | 20:30
Khu rừng nguyên sơ rậm rạp nằm sâu trong địa phận xã Liên Sơn (huyện Kim Bảng, Hà Nam) hàng trăm năm nay vẫn khiến con người e dè vì một lời nguyền bí ẩn. Rừng không có tên chính thức, người dân chỉ quen gọi là rừng “nuốt người”.

Kỳ lạ chuyện cởi áo “làm phép” khi heo rừng dính bẫy ở Quảng Nam

Thứ 2, 26/08/2013 | 17:10
Bên cạnh yếu tố tâm linh, săn heo rừng còn giữ tính cộng đồng cao. Chuyện ngày trước về họ, những thợ săn của rừng xanh không phải ai cũng biết.

Sự thật thảm án 'Ma lai' giữa đại ngàn Tây Nguyên

Thứ 7, 27/07/2013 | 08:12
Đồng bào bản địa Tây Nguyên nghìn đời đã tạo dựng, gìn giữ bồi đắp kho tàng văn hóa quý giá, đặc sắc qua Luật tục, Sử thi, Truyện cổ… Thế nhưng bên cạnh những giá trị tích cực, còn đó mảng tối tâm linh đày đọa nhiều phận người bi thảm nhất. Ma lai là một minh chứng.

Chồng vụng trộm, vợ đổ cả xô phân lên đầu tình địch

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Nghe tiếng cười giễu cợt, khiêu khích của đối thủ, chị Hà đã không làm chủ được mình.

Vua nhạc sến: 'Bao giờ nước mình giàu, tôi sẽ viết nhạc sang'

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:30
Sến hay sang còn tùy vào nhiều yếu tố bao gồm nhạc điệu, lời ca và kỹ thuật trình diễn. Ba yếu tố đó có tầm ảnh hưởng lẫn nhau vì không phải cứ điệu bolero hay rumba là bài hát trở thành sến, ca từ không phải cứ mộc mạc là thuộc dòng nhạc sến và người hát nếu chú ý đến phong cách biểu diễn cũng có thể biến một bản nhạc cứ tưởng như thuộc loại sến trở thành một ca khúc được người nghe chấp nhận.

Huyền bí 'Chiêng ché' của người Cơ tu

Thứ 7, 27/07/2013 | 19:41
Ở kỳ trước, tôi đã kể về già làng A lăng Zèng ở bản Aur mù sương, người giữ gìn chiêng ché, cổ vật của bản như giữ mạng sống của mình. Với người Cơ tu, chiêng ché thiêng liêng còn hơn cả tài sản. Nó là linh hồn của núi, bổn mạng của người chết lẫn người sống...

Những thói u mê tàn độc của các hoạn quan xưa

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Hàng loạt trẻ nhỏ đột nhiên biến mất, sau đó bị sát hại thảm khốc chỉ để phục vụ cho món ăn mang tên “của quý” của các tên thái giám đời nhà Minh, Trung Quốc. Những tên thái giám này cho rằng ăn não trẻ con và bộ phận sinh dục nam giới có thể giúp cho chúng phục hồi lại bản năng đàn ông với hi vọng một ngày “vật báu” này sẽ mọc lại.

Bí ẩn trong khu rừng 'nuốt' trai tân ở Hà Nam

Thứ 5, 23/05/2013 | 20:30
Khu rừng nguyên sơ rậm rạp nằm sâu trong địa phận xã Liên Sơn (huyện Kim Bảng, Hà Nam) hàng trăm năm nay vẫn khiến con người e dè vì một lời nguyền bí ẩn. Rừng không có tên chính thức, người dân chỉ quen gọi là rừng “nuốt người”.

Kỳ lạ chuyện cởi áo “làm phép” khi heo rừng dính bẫy ở Quảng Nam

Thứ 2, 26/08/2013 | 17:10
Bên cạnh yếu tố tâm linh, săn heo rừng còn giữ tính cộng đồng cao. Chuyện ngày trước về họ, những thợ săn của rừng xanh không phải ai cũng biết.

Sự thật thảm án 'Ma lai' giữa đại ngàn Tây Nguyên

Thứ 7, 27/07/2013 | 08:12
Đồng bào bản địa Tây Nguyên nghìn đời đã tạo dựng, gìn giữ bồi đắp kho tàng văn hóa quý giá, đặc sắc qua Luật tục, Sử thi, Truyện cổ… Thế nhưng bên cạnh những giá trị tích cực, còn đó mảng tối tâm linh đày đọa nhiều phận người bi thảm nhất. Ma lai là một minh chứng.

Chồng vụng trộm, vợ đổ cả xô phân lên đầu tình địch

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Nghe tiếng cười giễu cợt, khiêu khích của đối thủ, chị Hà đã không làm chủ được mình.

Vua nhạc sến: 'Bao giờ nước mình giàu, tôi sẽ viết nhạc sang'

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:30
Sến hay sang còn tùy vào nhiều yếu tố bao gồm nhạc điệu, lời ca và kỹ thuật trình diễn. Ba yếu tố đó có tầm ảnh hưởng lẫn nhau vì không phải cứ điệu bolero hay rumba là bài hát trở thành sến, ca từ không phải cứ mộc mạc là thuộc dòng nhạc sến và người hát nếu chú ý đến phong cách biểu diễn cũng có thể biến một bản nhạc cứ tưởng như thuộc loại sến trở thành một ca khúc được người nghe chấp nhận.

Huyền bí 'Chiêng ché' của người Cơ tu

Thứ 7, 27/07/2013 | 19:41
Ở kỳ trước, tôi đã kể về già làng A lăng Zèng ở bản Aur mù sương, người giữ gìn chiêng ché, cổ vật của bản như giữ mạng sống của mình. Với người Cơ tu, chiêng ché thiêng liêng còn hơn cả tài sản. Nó là linh hồn của núi, bổn mạng của người chết lẫn người sống...

Những thói u mê tàn độc của các hoạn quan xưa

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Hàng loạt trẻ nhỏ đột nhiên biến mất, sau đó bị sát hại thảm khốc chỉ để phục vụ cho món ăn mang tên “của quý” của các tên thái giám đời nhà Minh, Trung Quốc. Những tên thái giám này cho rằng ăn não trẻ con và bộ phận sinh dục nam giới có thể giúp cho chúng phục hồi lại bản năng đàn ông với hi vọng một ngày “vật báu” này sẽ mọc lại.