Nền kinh tế đầu tàu châu Âu bị chao đảo bởi khủng hoảng ngân sách

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu bị chao đảo bởi khủng hoảng ngân sách

Thứ 7, 25/11/2023 | 16:20
0
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết chính phủ đang nhanh chóng xử lý lại ngân sách năm 2024 và tất cả các quyết định cần thiết sẽ được đưa ra trong năm nay.

Cuộc khủng hoảng ngân sách ngày càng gia tăng ở Đức đang tấn công nền kinh tế hàng đầu châu Âu, vào nơi bị tổn thương nặng nề nhất: Danh tiếng của Đức với tư cách là đối tác đáng tin cậy cho ngành công nghiệp.

Một số doanh nghiệp hiện lo ngại rằng Berlin có thể không thực hiện cam kết tài trợ cho các dự án xanh và các dự án khác.

Phán quyết “gây chấn động”

Tòa Hiến pháp Liên bang Đức hôm 15/11 đã ra phán quyết rằng việc Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz tái phân bổ khoản tín dụng thời đại dịch Covid-19 trị giá 60 tỷ Euro chưa sử dụng vào năm 2021 là vi hiến. Do đó, ngân sách hành động về khí hậu của Chính phủ Đức hiện đang thiếu khoản tiền này.

Cùng với việc chỉ ra lỗ hổng tài chính 60 tỷ Euro trong kế hoạch chi tiêu năm 2024 của Chính phủ, phán quyết “gây chấn động” của Tòa Hiến pháp ở Karlsruhe cũng đặt ra những câu hỏi rộng hơn về tài trợ cho các dự án công nghiệp lớn lẽ ra phải được hỗ trợ bằng công quỹ.

Trong số các dự án này có các kế hoạch của Tập đoàn thép đa quốc gia ArcelorMittal, có trụ sở chính ở thành phố Luxembourg, chi 2,5 tỷ Euro để khử cacbon cho các nhà máy thép ở Đức. Giờ đây những phần phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ trở nên không chắc chắn.

“Chúng tôi thất vọng và trên hết là lo ngại vì chúng tôi vẫn thiếu các quyết định tài trợ và do đó thiếu triển vọng cho hoạt động sản xuất công nghiệp của chúng tôi ở Đức”, ông Reiner Blaschek, người đứng đầu chi nhánh ở Đức của ArcelorMittal - Nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, cho biết.

Ông Blaschek gọi việc Chính phủ Đức không thể đưa ra giải pháp nhanh chóng cho tình trạng bế tắc ngân sách là “cực kỳ tắc trách”, nhấn mạnh những hậu quả tiềm ẩn đối với quốc gia Tây Âu đang trong bối cảnh phải vật lộn để giữ vị trí là một địa điểm công nghiệp hàng đầu.

Thế giới - Nền kinh tế đầu tàu châu Âu bị chao đảo bởi khủng hoảng ngân sách

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner buộc phải đình chỉ biện pháp "phanh nợ" sau phán quyết gây chấn động của Tòa Hiến pháp Liên bang về ngân sách. Ông Lindner sẽ trình bày về ngân sách sửa đổi vào ngày 1/12/2023 tới. Ảnh: Bloomberg

Đối thủ của ArcelorMittal là Tập đoàn SHS Stahl-Holding-Saar của Đức cũng chưa nhận được cam kết chính thức từ Berlin về việc hỗ trợ dự án đầu tư 3,5 tỷ Euro nhằm cắt giảm đáng kể lượng khí thải CO2 tại các lò nung của mình.

Ông Stefan Rauber, CEO của SHS Stahl-Holding-Saar, cho biết giải pháp phải được tìm ra trong vòng vài ngày chứ không phải vài tuần và ông cần ra quyết định vào cuối năm để kịp thực hiện dự án.

“Những gì chúng ta đang thấy ở đây đang tàn phá nước Đức với tư cách là một địa điểm kinh doanh trên toàn cầu. Và điều này càng kéo dài thì tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn”, ông Rauber nói.

Ngoài 2 khoản đầu tư tổng trị giá 6 tỷ Euro vào ngành thép, các lĩnh vực khác có khả năng bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa Hiến pháp bao gồm 4 tỷ Euro trong lĩnh vực vi điện tử và 20 tỷ Euro để sản xuất pin, theo một văn bản của Bộ Kinh tế Đức mà Reuters được tiếp cận.

Nó cũng bao gồm thỏa thuận bảo vệ khí hậu nhằm giúp ngành công nghiệp tự bảo vệ mình trước sự biến động giá điện, văn bản cho biết. Những khoản này trước đây được ước tính là 68 tỷ Euro.

Sau phán quyết của tòa án, nghị sĩ Katja Mast thuộc Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả, đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, cho biết kế hoạch ngân sách của chính phủ cho năm 2024 sẽ vẫn đi tiếp.

“Chúng tôi đã chuẩn bị cho mọi tình huống”, bà nói. “Như hiện tại, chúng tôi vẫn sẽ thông qua ngân sách vào ngày 1/12. Quyết định của Tòa Hiến pháp sẽ không ảnh hưởng đến các mục tiêu về khí hậu của liên minh cầm quyền”.

Bà cho biết chính phủ hiện sẽ xem xét cẩn thận phán quyết của tòa và bà sẽ sẵn sàng tranh luận về “phanh nợ” liên bang.

Thủ tướng Scholz trong một tin nhắn video hôm 24/11 cho biết, chính phủ đang nhanh chóng xử lý lại ngân sách năm 2024 và tất cả các quyết định cần thiết sẽ được đưa ra trong năm nay.

Không có khả năng cạnh tranh

Đức từ lâu đã bị chỉ trích vì đầu tư không đủ vào cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng. Đầu năm nay, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lặp lại lời kêu gọi Berlin tạo thêm dư địa tài chính để đầu tư vào tương lai của đất nước.

Các nhà phê bình cho rằng các quy định hạn chế về nợ công – hay còn được biết đến là “phanh nợ” (debt brake), đặt ra những giới hạn rất nghiêm ngặt về số nợ mới có thể gánh – là một công cụ chính trị có phần độc đoán nhằm hạn chế không gian cho những khoản đầu tư đó.

Phán quyết của Tòa Hiến pháp ngăn chặn việc tái sử dụng số tiền chưa sử dụng từ đại dịch để đầu tư xanh đã làm dấy lên nghi ngờ về số phận của các phương tiện tài trợ ngoài ngân sách khác và “phủ bóng đen” lên kế hoạch chi tiêu trong tương lai vào năm 2024 và hơn thế nữa.

Các nhận xét từ ngành phản ánh mối lo ngại rộng rãi rằng nó sẽ hạn chế khả năng của Đức trong việc thực hiện các cam kết tài trợ cho các dự án lớn, bao gồm liên doanh sản xuất chip mới bên ngoài thành phố Dresden giữa nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) và các công ty chip châu Âu là NXP (Hà Lan) và Infineon và Bosch (Đức). Tổng chi phí cho liên doanh này dự kiến là 10 tỷ Euro, với các khoản trợ cấp chiếm khoảng một nửa số tiền đó.

Thế giới - Nền kinh tế đầu tàu châu Âu bị chao đảo bởi khủng hoảng ngân sách (Hình 2).

Liên doanh sản xuất chip mới bên ngoài thành phố Dresden giữa nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) và các công ty chip châu Âu là NXP (Hà Lan) và Infineon và Bosch (Đức), có nguy cơ mất tài trợ sau khi ngân sách của Chính phủ Đức xuất hiện "lỗ hổng" 60 tỷ Euro. Ảnh: Techspot

Tệ hơn, tình trạng bất ổn về ngân sách tạo ra một lớp vấn đề mới khi Đức đang vật lộn để giành được đầu tư tại các địa điểm ở châu Á và Mỹ, đồng thời đối mặt với nguy cơ các công ty công nghiệp lớn chuyển địa điểm ra nước ngoài.

Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ đã cung cấp cho các công ty các khuôn khổ pháp lý rõ ràng, bao gồm cả lĩnh vực hydro còn non trẻ. Trong khi đó, đây vốn là chìa khóa cho những nỗ lực của Đức nhằm làm cho ngành công nghiệp của quốc gia Tây Âu trung hòa carbon.

“Nếu có ấn tượng… rằng không an toàn khi đi theo con đường này với các công ty Đức… thì các nhà sản xuất sẽ tìm đến IRA và các dự án khác ở Mỹ, đơn giản vì ở đó có sự an toàn đầu tư”, ông Bernhard Osburg, CEO của Thyssenkrupp Steel Europe, cho biết.

Trong khi có những lo ngại về ý nghĩa của lỗ hổng ngân sách đối với các dự án trong ngắn hạn, thì ngày càng có nhiều lo ngại rằng nó có thể làm suy yếu khả năng đồng tài trợ của Đức cho quá trình chuyển đổi dài hạn các ngành công nghiệp của nước này.

Một số lo ngại rằng kế hoạch giảm giá điện cho ngành công nghiệp, nỗ lực quan trọng nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của các công ty hóa chất lớn như BASF và Wacker Chemie, cũng có thể bị trật bánh.

“Các ngành công nghiệp quan trọng ở Đức, như sản xuất hóa chất hoặc thép, cần mức giá cạnh tranh đối với năng lượng tiêu thụ”, ông Oliver Blume, CEO của hãng sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu Volkswagen, nói với báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung. “Chúng tôi hiện không có khả năng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu”.

Minh Đức (Theo Reuters, DW)

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu chìm sâu hơn vào suy thoái

Thứ 5, 12/10/2023 | 14:16
Những khó khăn hiện tại của Đức là do hậu quả của cuộc khủng hoảng giá năng lượng, chi phí vay tăng cao và sự suy thoái ở các đối tác thương mại quan trọng.

Thủ tướng Đức đối mặt thách thức khi đầu tàu châu Âu gặp tin không vui

Thứ 4, 09/08/2023 | 14:41
Cả phe đối lập và các thành viên trong chính phủ liên minh cầm quyền đều muốn Thủ tướng Olaf Scholz công khai giải quyết vấn đề mà nền kinh tế Đức đang gặp phải.

[E] Đức: Cường quốc công nghiệp châu Âu và cú sốc đầu thế kỷ

Thứ 2, 30/01/2023 | 09:17
Những người có “thú vui” dự đoán sự suy tàn của nước Đức, với tư cách là một cường quốc công nghiệp, sẽ không được thỏa mãn.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.