Ngân hàng khí hậu – Chìa khóa cho hành trình “Net Zero” của Việt Nam

Ngân hàng khí hậu – Chìa khóa cho hành trình “Net Zero” của Việt Nam

Nguyễn Thị Tuyết
Thứ 5, 08/12/2022 | 15:38
0
Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi năng lượng vì mục tiêu phát triển bền vững, song quá trình này không dễ dàng vì nguồn kinh phí cần có là 15-30 tỷ USD mỗi năm.

Tuyên bố mang tính bước ngoặt của Chính phủ tại COP26 rằng Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 và loại bỏ dần điện than vào những năm 2040 vừa táo bạo vừa có tầm nhìn, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quỹ đạo phát triển của đất nước, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP nhận định.

Cam kết này đồng nghĩa với việc chính phủ Việt Nam ghi nhận những lợi ích kinh tế hữu hình từ việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, bà Khalidi phát biểu tại hội thảo “Tài chính cho phát triển – Vai trò của các định chế tài chính trong nước” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) đồng tổ chức sáng 8/12 tại Hà Nội.

Thách thức lớn cho tăng trưởng

Một trong những lợi ích to lớn của năng lượng tái tạo (vừa sạch vừa không thể hư hại), là nó được sản xuất tại địa phương, do đó sẽ không phải chịu ảnh hưởng từ những cú sốc địa chính trị hay sự bấp bênh của các nguồn năng lượng nhập khẩu.

Mặc dù vậy, hành trình tiến về mức phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam, cũng như các quốc gia khác, đang đối mặt với vô vàn thách thức, một trong số đó là vấn đề tài chính. Bên cạnh đó, việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sẽ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất điện đến nông nghiệp, xây dựng, sản xuất, và vận tải.

Các ước tính thận trọng cho thấy Việt Nam sẽ cần phải huy động thêm từ 15 tỷ USD đến 30 tỷ USD mỗi năm để đạt được mục tiêu “Net Zero” và duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bà Khalidi chia sẻ.

Môi trường - Ngân hàng khí hậu – Chìa khóa cho hành trình “Net Zero” của Việt Nam

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bộ KH&ĐT

Mặc dù năng lượng gió và năng lượng mặt trời có chi phí vận hành thấp hơn so với các nhà máy nhiệt điện than, nhưng lại đòi hỏi nhiều vốn hơn trong giai đoạn đầu tư ban đầu.

Các mạng lưới điện cần được nâng cấp để chuyển điện năng từ các khu vực dư thừa sang các khu vực thiếu hụt. Các phương pháp sản xuất công - nông nghiệp cần được hiện đại hóa. Ngoài ra, các hệ thống giao thông công cộng, phương tiện điện tử và trạm sạc, cũng như các thành phần khác của hệ sinh thái cũng cần được phát triển.

Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam hiện đang thảo luận với các quốc gia trên thế giới về các cơ chế tài chính khí hậu quốc tế khác nhau trong hỗ trợ chuyển dịch năng lượng, đại diện bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ KH&ĐT) cho biết.

Tuy nhiên, theo bà Yến, con số mà các quốc gia tài trợ cho Việt Nam sẽ chỉ là một phần nhỏ trong chặng đường tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch năng lượng.

“Chúng ta cần củng cố các định chế tài chính trong nước để đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp, đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế xã hội, đầu tư vào các dự án giúp chuyển dịch năng lượng trong trung và dài hạn”, bà Yến khuyến nghị.

Bà Khalidi cũng cho rằng việc nâng cao năng lực huy động vốn dài hạn của các định chế tài chính trong nước là cốt lõi của quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Giải pháp chuyển dịch xanh và công bằng

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu từ Chương trình chung hỗ trợ Việt Nam xây dựng Khung Tài chính tích hợp (INFF), các nhà kinh tế từ UNCTAD và Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (SOAS) thuộc Đại học London; và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về tài chính khí hậu ở các bối cảnh phát triển khác nhau đã chia sẻ các tiền lệ trên toàn cầu và những đóng góp tiềm năng của ngân hàng phát triển cho chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

Các đại biểu cũng đề xuất thành lập Ngân hàng Khí hậu Việt Nam để góp phần tài trợ năng lượng dài hạn thông qua cung cấp bảo lãnh cho các khoản vay ngân hàng thương mại, tổ chức việc thực hiện tài chính có cấu trúc cho các dự án chậm triển khai, và thậm chí là mua cổ phần trong các dự án mang lại lợi ích xã hội quan trọng.

Khuyến nghị này được đưa ra dựa trên những nghiên cứu mà UNDP phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác như Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường hay Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) thực hiện nhằm giúp Việt Nam huy động nguồn lực và sử dụng các khoản đầu tư có hiệu quả, mang lại kết quả phát triển bền vững.

Thực tế cho thấy, Việt Nam đã nỗ lực kêu gọi nguồn vốn tư nhân để thực hiện quá trình chuyển đổi carbon trong thời gian qua. Tuy nhiên, nỗ lực này chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng, vì các tổ chức tài chính tư nhân đơn lẻ không có nguồn tín dụng dài hạn, Giáo sư Ulrich Volz từ trường SOAS, Đại học London chia sẻ.

Môi trường - Ngân hàng khí hậu – Chìa khóa cho hành trình “Net Zero” của Việt Nam (Hình 2).

Giáo sư Ulrich Volz, Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (SOAS), Đại học London. Ảnh: Bộ KH&ĐT

Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập cũng khó tiếp cận được với nguồn vốn vay chi phí thấp. Bên cạnh đó, các tổ chức tư nhân cũng không sẵn sàng tài trợ cho các hoạt động với lợi nhuận không chắc chắn và không phục vụ cho mục đích thương mại.

Do đó, việc thành lập một ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước với mục tiêu hành động vì khí hậu được cho là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu chuyển dịch công bằng sang nền kinh tế carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngân hàng này có thể đóng vai trò là kênh khai thác vốn tư nhân, bao gồm vốn trong nước và các tổ chức tài chính phát triển quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu, qua đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch xanh và công bằng tại Việt Nam.

Cần hơn 380 tỷ USD cho mục tiêu phát thải ròng bằng “0” 

Thứ 5, 01/12/2022 | 15:23
Nguồn tài chính là thách thức lớn nhất để Việt Nam thực hiện các mục tiêu đã cam kết, đặc biệt là mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

UNDP: Việt Nam đạt được tiến bộ về tỉ lệ phụ nữ tham chính

Thứ 4, 19/10/2022 | 22:36
Việt Nam đạt 0,705 điểm trên thang điểm từ 0 đến 1 về chỉ số chênh lệch giới, xếp thứ 83 trong số 146 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2021.

Các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới trì hoãn cam kết Net Zero

Thứ 6, 25/03/2022 | 11:06
30 công ty tài chính giao dịch công khai lớn nhất đều là thành viên trong những hiệp hội “đã liên tục vận động để làm suy yếu các chính sách tài chính bền vững”.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Lập biên bản cơ sở kinh doanh ăn uống xả trực tiếp nước thải ra suối

Thứ 5, 18/04/2024 | 18:01
Lực lượng chức năng vừa phát hiện, lập biên bản đối với một chủ cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về hành vi xả nước thải ra suối.

Đề nghị phạt đến 200 triệu đồng đối với công ty hút cát trái phép để làm kè

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:32
Do tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50m3 trở lên nên chính quyền địa phương đề nghị mức phạt từ 150 đến 200 triệu đồng.

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25ha rừng bị chết úng

Thứ 4, 17/04/2024 | 20:55
Việc tích nước lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum làm hơn 25ha rừng bị chết, 15 cán bộ bị đề nghị xử lý trách nhiệm.

Đồng Nai: Xử lý trường hợp vận chuyển cát trái phép

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Đối tượng điều khiển ghe gỗ chở 15m3 cát, nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số cát này.

Hơn 100.00m3 bùn nạo vét lòng hồ Công viên 29/3 Đà Nẵng sẽ đi đâu?

Thứ 3, 16/04/2024 | 22:28
Sau thời gian nghiên cứu, Sở TN&MT Tp. Đà Nẵng đã chọn ra được nơi đổ hơn 100.000m2 bùn nạo vét lòng hồ Công viên 29/3.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Đề nghị phạt đến 200 triệu đồng đối với công ty hút cát trái phép để làm kè

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:32
Do tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50m3 trở lên nên chính quyền địa phương đề nghị mức phạt từ 150 đến 200 triệu đồng.

Lập biên bản cơ sở kinh doanh ăn uống xả trực tiếp nước thải ra suối

Thứ 5, 18/04/2024 | 18:01
Lực lượng chức năng vừa phát hiện, lập biên bản đối với một chủ cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về hành vi xả nước thải ra suối.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.