Người tố cáo sai sự thật bị xử lý tội Vu khống khi nào?

Người tố cáo sai sự thật bị xử lý tội Vu khống khi nào?

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 3, 06/10/2020 09:35

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được cơ quan chức năng quan tâm, bảo đảm công bằng. Vậy, trường hợp tố cáo sai sự thật có bị xử lý về tội Vu khống không?

Theo Khoản 10 Điều 8 Luật tố cáo 2018 quy định việc cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo.

Trước hết, cần xác định xem nội dung tố cáo đó mức độ không đúng sự thật là bao nhiêu, làm rõ động cơ của người tố cáo để có cơ sở xử lý người tố cáo không đúng sự thật.

Nếu người tố cáo có một phần là sự thật, một phần không chứng minh được là có thật hay không thì chưa có căn cứ để xử lý người tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo hoàn toàn sai sự thật thì chia ra 2 trường hợp.

Trường hợp 1, có động cơ, mục đích vu khống người khác.

Trường hợp 2, không có động cơ, mục đích (chỉ là chưa tìm hiểu xác minh kỹ thông tin).

Nếu người tố cáo biết rõ nội dung tố cáo là hoàn toàn sai sự thật, dựng chuyện không có thật nhưng vẫn cố tình tố cáo bạn tới cơ quan chức năng, nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của bạn thì tùy theo mức độ, hành vi đó sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự về tội Vu khống, quy định tại Điều 156, Bộ luật Hình sự năm 2015. Đối với trường hợp người tố cáo không có mục đích vu khống thì tùy theo mức độ có thể bị nhắc nhở, hoặc xử lý hành chính.

Người bị tố cáo “oan” có quyền đòi bồi thường tổn thất về danh dự, tinh thần do việc tố cáo sai sự thật gây ra với điều kiện phải chứng minh việc bị tố cáo sai sự thật gây tổn thất và thiệt hại.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hoàng Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.