Người trẻ Singapore ngại cưới, ngại sinh con vì lạm phát

Người trẻ Singapore ngại cưới, ngại sinh con vì lạm phát

Thứ 3, 29/11/2022 | 20:00
0
Lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt hàng ngày của người trẻ Singapore mà còn có tác động đến nhiều quyết định quan trọng của họ trong cuộc sống.

Cuối cùng thì các giới hạn liên quan đến Covid-19 ở Singapore cũng đã được dỡ bỏ, Namirah Awang, 26 tuổi và vị hôn phu 27 tuổi của cô nhanh chóng quyết định về chung một nhà sau nhiều ngày chờ đợi. Cô và bạn trai đang lên kế hoạch mời 1.000 người thân và bạn bè đến dự đám cưới của mình vào năm tới.

Thế nhưng, nếu như đám cưới của chị gái cô vào tháng 2/2020 (vài tuần trước khi đại dịch bùng phát ở quy mô toàn cầu) chỉ tiêu tốn khoảng 40.000 đô la Singapore (SGD - khoảng 720 triệu đồng), thì vợ chồng cô sẽ phải bỏ ra gấp đôi số tiền đó khi tổ chức đám cưới với quy mô tương tự vào năm 2023.

Chi phí leo thang

Nhà tổ chức đám cưới Zhang Wen Xin cho biết, giá tiệc cưới trọn gói của khách sạn đã tăng khá nhiều đối với các đặt phòng từ giữa năm 2023 trở đi. Trong những năm trước, mức tăng hàng năm thường là chỉ ở mức 10 SGD trên mỗi khách hàng.

Tại The Joyden Hall, một địa điểm tổ chức sự kiện tầm trung ở trung tâm mua sắm Bugis+, giá cho một bữa tiệc tối cuối tuần đã tăng từ mức ước tính 1.100 SGD (gần 20 triệu VND) cho một bàn 10 khách vào năm 2021 và 2022 lên khoảng 1.700 SGD (hơn 30 triệu đồng) cho các đặt chỗ vào năm 2023 và 2024.

Thế giới - Người trẻ Singapore ngại cưới, ngại sinh con vì lạm phát

Namirah Awang và chồng sắp cưới, Helmy Rahman. Ảnh: Today Online

Ở phân khúc cao cấp hơn, cùng một bàn tiệc 10 người tại khu nghỉ dưỡng Capella Singapore, đảo Sentosa đã tăng giá từ 2.222 (40 triệu đồng) lên 3.390 (60 triệu đồng), 3.184 (57 triệu đồng) và 4.015 đô la Singapore (hơn 72 triệu đồng) trong cùng khoảng thời gian trên.

Mặc dù Namirah và vị hôn phu háo hức làm đám cưới, nhưng có con không phải là ưu tiên hàng đầu của họ.

“Tôi thực sự nghĩ rằng chúng tôi cần ổn định cuộc sống trước khi có con. Cưới xong phải có nhà đã rồi mới tính chuyện con cái”, Namirah cho biết.

Suy nghĩ của Namirah là điều dễ hiểu, vì chi phí nuôi con là một khoản không hề nhỏ đối với nhiều người. Nhiều người ở độ tuổi ngoài 30 đã trì hoãn việc có con ít nhất một năm vì chi phí đắt đỏ khiến họ căng thẳng, theo ông Jeremy Tiang, quản lý cấp cao về dịch vụ tài chính của công ty Advisors’ Clique.

Theo theAsianparent, chi phí nuôi dạy một đứa trẻ ở Singapore ít nhất là 340.000 USD từ khi còn nhỏ đến khi 21 tuổi. Những chi phí này bao gồm mang thai và sinh nở, chăm sóc trẻ sơ sinh, giáo dục, các lớp học ngoại khóa, các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm và quần áo, cũng như chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu như việc nuôi con là gánh nặng khiến Namirah e ngại, thì mua nhà có khi cũng là giấc mơ ngoài tầm với, khi cô phải chật vật tính toán làm sao trả được 72.000 SGD (gần 1,3 tỷ VND) tiền làm đám cưới trong khi ngân sách vợ chồng cô chỉ có 50.000 SGD (gần 900 triệu VND).   

Bên cạnh đó, các khoản vay mua nhà ở Singapore cũng đang vô cùng đắt đỏ, vì lãi suất cho vay mua nhà cố định do đã lên tới 4,5%/năm khi các ngân hàng Singapore tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.

Tương lai ảm đạm

Không chỉ Namirah mà rất nhiều người dân ở Singapore, đặc biệt là người trẻ, đang phải vật lộn với giá cả tăng cao, buộc họ phải cắt giảm chi phí hay tìm việc làm thêm mỗi cuối tuần.

Ngoài các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày, các khoản mua sắm lớn liên quan đến các quyết định quan trọng của cuộc đời như cưới hỏi, nuôi dạy con cái, v.v. đã tăng mạnh ở quốc đảo này trong thời gian qua.

Tỉ lệ lạm phát toàn phần ở Singapore trong tháng 8 và tháng 9 tăng lên tới 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Chỉ số này Singapore giảm xuống còn 6,7% trong tháng 10, nhưng triển vọng kinh tế quốc gia này vẫn còn mờ mịt.

Thế giới - Người trẻ Singapore ngại cưới, ngại sinh con vì lạm phát (Hình 2).

Tỉ lệ lạm phát toàn phần tháng 10 ở Singapore giảm xuống 6,7% từ mức 7,5% trong tháng 9. Ảnh: Straits Times

Hôm 23/11, Cục quản lý tiền tệ Singapore (MAS) và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) cho biết, lạm phát tổng thể dự kiến sẽ ở mức trung bình khoảng 6% trong cả năm, trong khi lạm phát cơ bản ​​sẽ ở mức 4% và tiếp tục tăng trong vài quý tới trước khi chậm lại rõ rệt hơn vào nửa cuối năm 2023 khi tình trạng thị trường lao động được nới lỏng và tình hình lạm phát toàn cầu dịu xuống.

Các dự báo chính thức mới được công bố cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore cho năm 2022 chỉ ở mức 3,5%, thậm chí tốc độ năm 2023 còn thấp hơn, nằm trong khoảng từ 0,5 đến 2,5%.

Để chống lại tình trạng lạm phát dai dẳng, Cục Quản lý Tiền tệ Singapore đã thắt chặt chính sách tiền tệ lần thứ 5 trong vòng 12 tháng hồi tháng 10.

Chính phủ Singapore cũng thông báo sẽ hỗ trợ 500 SGD tiền mặt (khoảng 9 triệu đồng) cho khoảng 2,5 triệu cá nhân ở Singapore như một phần của gói hỗ trợ mới trị giá 1,5 tỷ đô la Singapore.

Bộ Tài chính nước này cho biết, gói hỗ trợ này, ngoài các biện pháp hỗ trợ chi phí sinh hoạt khác trong năm nay, dự kiến sẽ giúp 40% số người có thu nhập thấp nhất “trang trải đầy đủ” chi phí gia tăng do lạm phát gây ra.

Nguyễn Tuyết (Theo Straits Time, Channel News Asia, theAsianparent)

Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore trên nền tảng số

Thứ 7, 26/02/2022 | 12:07
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển xanh.

Singapore tăng tốc trên lộ trình chuyển đổi nền kinh tế xanh

Chủ nhật, 09/01/2022 | 17:38
Singapore đã thiết lập lộ trình đến năm 2030 trở thành một trung tâm khu vực về thương mại cacbon và tài chính xanh.

GDP Singapore tăng trưởng nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua

Thứ 2, 03/01/2022 | 09:54
Thủ tướng Lý Hiển Long nhắc lại dự báo của Bộ Thương mại rằng quốc gia Đông Nam Á này dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 3% đến 5% trong năm 2022.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.