Những hạt giống mang về từ vũ trụ giờ phát triển ra sao?

Những hạt giống mang về từ vũ trụ giờ phát triển ra sao?

Thứ 6, 26/08/2022 | 14:09
0
Vào những năm 1970, người ta đã nảy ra ý tưởng mang các hạt giống lên Mặt Trăng rồi quay lại trồng ở Trái Đất. Vậy những hạt giống này giờ ra sao?

Trong suốt hàng thập kỷ, vẫn luôn có những "thực thể ngoài không gian" đang sinh sống bình yên trên Trái Đất. Đó không phải là người ngoài hành tinh. Thứ chúng ta nói đến là những "cây Mặt Trăng", với hạt giống được lấy về từ vũ trụ.

Theo National Geographic, năm 1971, trong chuyến lên không gian thuộc sứ mệnh Apollo 14, nhiều hạt giống đã được mang về cùng tàu vũ trụ.

Khi đó, Ed Cliff, Giám đốc Cơ quan lâm nghiệp Mỹ lúc bấy giờ, đề nghị Stuart Roosa, một trong ba phi hành gia lên tàu Apollo 14, đã mang theo 500 hạt giống, gồm 5 loại cây khác nhau, chủ yếu là cây gỗ sam, cây thông, cây sung và cây gỗ đỏ.

Theo nhà khoa học Stan Krugman từ Cơ quan lâm nghiệp Mỹ, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu những hạt giống sau khi vào vũ trụ có còn khả năng nảy mầm khi trở về Trái Đất hay không và nếu có, chúng sẽ phát triển thế nào?

Họ đã lựa chọn kỹ lưỡng từng hạt giống tốt nhất và dễ trồng ở nước Mỹ sau đó chia ra làm 2 phần. Một nửa là số hạt đưa vào không gian, còn lại để ở Trái đất để có thể so sánh quá trình phát triển.

Mặc dù những hạt giống không phải có nguồn gốc ở Mặt Trăng, chúng thậm chí chưa từng rời khỏi tàu vũ trụ, nhưng các nhà khoa học vẫn gọi đây là những báu vật quý hiếm. Chúng có tên là "cây Mặt Trăng" sau khi được mang trở lại Trái Đất để trồng.

Gần như ngay lập tức khi trở lại Trái đất, sứ mệnh này đã đối mặt nguy cơ thất bại vì túi hạt giống bị tiếp xúc với chân không, đã vỡ ra trong quá trình khử nhiễm. Không ai biết rằng liệu những "hạt giống Mặt Trăng" có thể sống sót hay không?

Nhà di truyền học Stan Krugman, người phụ trách dự án, đã tách chúng ra bằng tay và gửi đến các phòng thí nghiệm của Cục Lâm nghiệp để ươm mầm. Thật may mắn, nhiều hạt đã nảy mầm thành công và phát triển thành cây con.

Đời sống - Những hạt giống mang về từ vũ trụ giờ phát triển ra sao?

Cây mặt trăng ở Fort Smith, Arkansas. Ảnh: WIKIMEDIA

Tuy nhiên tới nay, khi đã gần 50 năm sau sứ mệnh Apollo 14, các nhà khoa học vẫn không phát hiện được nhiều sự khác biệt rõ ràng giữa các giống cây so với cùng chủng loại trên Trái Đất.

Đời sống - Những hạt giống mang về từ vũ trụ giờ phát triển ra sao? (Hình 2).

"Cây Mặt Trăng" được trồng ở Công viên Washington Square năm 1975. Ảnh: NASA

Chúng đều được ghi chú bằng một tấm bảng, gọi là "cây Mặt Trăng", và được trồng rải rác trên khắp nước Mỹ như Quảng trường Washington ở Philadelphia, trường tiểu học Lowell ở Idaho… từ những năm cuối thập niên 1970.

Một số cây dùng để làm quà ngoại giao của Mỹ với các quốc gia thân cận, trong đó có cây được tặng cho Nhật hoàng Hirohito. Thậm chí có cây còn được trồng trước Nhà Trắng dưới thời của Tổng thống Gerald Ford. Khi đó, Ford gọi những chiếc cây này là "biểu tượng sống của loài người với các thành tựu khoa học".

Minh Hoa (t/h)

Trung Quốc tham vọng chinh phục vũ trụ với 16 vệ tinh mới vừa phóng thành công

Thứ 5, 11/08/2022 | 17:24
Với nhiệm vụ viễn thám thương mại và chụp ảnh khí quyển, hàng loạt vệ tinh Trung Quốc đã đến với quỹ đạo thành công.

Nga tạm thời rút khỏi hoạt động thanh tra về giải trừ vũ khí hạt nhân

Thứ 3, 09/08/2022 | 09:21
Các lệnh trừng phạt của phương Tây ngăn các thanh sát viên Nga làm nhiệm vụ ở Mỹ theo Hiệp ước START. Do đó, Nga cũng ngừng cho phép các thanh sát viên Mỹ làm điều tương tự tại các cơ sở quân sự hạt nhân ở Nga.

Phát hiện vụ nổ cực lớn, bắn vàng, bạch kim và uranium khắp vũ trụ

Thứ 3, 08/03/2022 | 15:34
Đài quan sát tia X Chandra của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một vụ bùng phát năng lượng cực lớn, bắn vàng, bạch kim và uranium đi khắp nơi.

NASA phóng kính viễn vọng James Webb, tìm hiểu bí mật của vũ trụ

Thứ 5, 30/12/2021 | 19:15
Sau hai tuần bay trong không gian, kính viễn vọng James Webb sẽ đến đích trên quỹ đạo mặt trời cách Trái đất gần 1 triệu dặm.
Cùng chuyên mục

Tin tức Đời sống 25/4: Cắt môi hình trái tim, cô gái nhận cái "kết đắng"

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 25/4: Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ; Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng...

Tp.HCM: Nhiều phòng khám bị xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:31
Nhiều phòng khám tại Tp.HCM bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động khám chữa bệnh.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
     
Nổi bật trong ngày

Rau dại mọc từ cây đầy gai nhọn, giá 30 triệu/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:25
Việc thu hoạch loại rau dại này gặp không ít khó khăn vì nếu hái không cẩn thận có thể dễ dàng bị gai đâm chảy máu.

Võ sĩ MMA dùng tay không để bắt cá sấu hung dữ trên đường phố

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:57
Một võ sĩ MMA ở Florida, Mỹ đã dùng tay không để khuất phục một con cá sấu dài khoảng 2,5m đang bò dọc đường phố ở Northside, vào ngày 21/4 vừa qua.

Tin tức Đời sống 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi là kho "thuốc bổ" nhưng nhiều người bỏ qua

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi, là kho DHA nhưng nhiều người bỏ qua; Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng....

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Vừa ăn thịt xiên vừa chơi đùa, bé gái 3 tuổi gặp tai nạn nguy hiểm

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:00
Cháu bé 3 tuổi ở Thái Nguyên bị ngã, không may bị một que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi, liền được gia đình đưa gấp đến bệnh viện cấp cứu.