Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng Covid-19

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng Covid-19

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 4, 02/03/2022 14:00

Sau tiêm vắc-xin Covid-19, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bộ Y tế phê duyệt cấp bách vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi

Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký Quyết định số 457/QĐ-BYT sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Văn bản 2908 trước đó được ký ngày 12/6/2021.

Theo Quyết định 457 có hiệu lực từ hôm nay, vắc-xin được phê duyệt có tên Comirnaty (Tên khác: Pfizer BioNTech Covid-19 vắc-xin).

Người từ 12 tuổi trở lên được tiêm mỗi liều 0,3 ml chứa 30 mcg vaccine mRNA Covid-19 (được bọc trong các hạt nano lipid).

Còn vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mỗi liều 0,2 ml chứa 10 mcg.

Những điều cần biết khi trẻ được tiêm vắc xin phòng Covid-19

Đời sống - Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng Covid-19

Trong các thử nghiệm vắc-xin, hầu hết trẻ em bị đau cánh tay tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và ớn lạnh, rất giống với những gì đã thấy ở người lớn. Ảnh minh họa.

Trên thế giới, vắc xin phòng Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm ngừa cho đối tượng trẻ em hiện nay là vắc xin Pfizer-BioNTech.

Trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, bố mẹ nên trò chuyện, giải thích cho trẻ về lợi ích của việc tiêm vắc-xin Covid-19 và những triệu chứng cần theo dõi sau tiêm, để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho trẻ.

Bên cạnh đó, cũng như tất cả các loại vắc xin khác, trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm. Do đó, cần nói với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng phù hợp trong buổi khám sàng lọc.

Trẻ em nên ăn gì và uống gì trước và sau khi tiêm vắc-xin Covid-19

Trước khi tiêm trẻ nên ăn gì?

Hãy cho trẻ ăn như bình thường trước khi chúng được hẹn tiêm vắc-xin bao gồm: Nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và protein nạc.

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là rất quan trọng, nhưng hãy đặc biệt lưu ý đến việc cung cấp đủ nước cho cơ thể vào ngày tiêm phòng. Cung cấp đủ nước giúp chống lại sự mệt mỏi và đau nhức cơ bắp, hai tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêm chủng, TS Neelofar K. Butt cho biết.

Nước có thể là nước lọc, nước trái cây, sinh tố, nước dừa…

Đặc biệt không để bụng đói trước khi tiêm: Nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu trẻ là người sợ kim tiêm.

Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 nên ăn gì?

Đời sống - Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng Covid-19 (Hình 2).

Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tác dụng chống viêm.

Theo Tiến sĩ Butt, thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng sau tiêm chủng. Vì vậy, có thể cho trẻ ăn món "súp" (như súp gà) và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (như rau xanh, hoa quả), thực phẩm được chế biến với nghệ (một gia vị vốn nổi tiếng với đặc tính chống viêm).

Nếu sau tiêm chủng trẻ sốt (trên 38,5 độ C) hoặc/và đau đầu có thể cho dùng acetaminophen hoặc ibuprofen (với điều kiện là trẻ không có tình trạng bệnh lý mà những loại thuốc này sẽ bị chống chỉ định). Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều lượng cho từng độ tuổi. Tuân thủ khoảng cách dùng thuốc từ 4-6 giờ/lần (nếu vẫn còn đau, sốt).

Phụ huynh có thể phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi theo khẩu vị của trẻ. Khẩu phần ăn hàng ngày nên cân đối giữa nguồn chất đạm từ động vật và thực vật như thịt cá, trứng sữa, tôm, cua, hải sản, đậu đỗ... Một chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng như: năng lượng từ tinh bột chỉ nên chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm. Cụ thể:

Bổ sung đủ nước: Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, vitamin A.

Cá: Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu chất béo Omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Gà: Thịt gà có đặc tính chống viêm. Đây là nguồn thực phẩm giàu protein và có thể được tiêu thụ từ 2-3 lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.

Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, gồm các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Rau xanh: Rau xanh giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất và các hợp chất phenolic. Các loại rau như cải xoăn, rau bina và bông cải xanh có thể chống lại kích ứng.

Nghệ: Chất curcumin trong củ nghệ rất tốt cho sức khỏe. Đây là một loại thực phẩm chống căng thẳng.

Tỏi: Tỏi có tác dụng kỳ diệu trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật tuyệt vời trong đường ruột. Tỏi rất giàu probiotics, giúp nuôi dưỡng các sinh vật cực nhỏ trong ruột.

Những việc không nên làm sau khi tiêm vắc-xin

Đời sống - Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng Covid-19 (Hình 3).

Ảnh minh họa.

Không sử dụng thực phẩm chứa cafein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm: Cafein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Không ăn nhiều chất béo bão hòa: Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Không chà xát vào vị trí tiêm.

Hạn chế vận động mạnh sau tiêm.

Trúc Chi (t/h theo Sức khỏe & Đời sống, Tuổi Trẻ, Vnexpress)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.