Khoai tây còn chứa nhiều dinh dưỡng thực vật, bao gồm carotenoid (một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật, tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn), flavonoid (flavonoid trong tự nhiên có màu vàng, là 1 loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật) và axit caffeic.
Là loại thực phẩm dễ chế biến, dễ ăn nhưng để đảm bảo an toàn, bạn cần biết những lưu ý sau đây để không gây hại cho sức khỏe.
Tác hại của khoai tây với sức khỏe
Kể cả khi được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, khoai tây có thể gây hại với những người bị béo phì hay tiểu đường. Chúng chứa nhiều cacbonhydrat, có thể dẫn đến việc tăng cân nhanh. Chúng sẽ gây bất lợi cho những người muốn giảm cân. Tuy vậy, khoai tây lại là lựa chọn tuyệt vời cho một số vận động viên.
Thêm vào đó, khoai tây còn có chỉ số đường huyết cao, có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin, do đó những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Trong mầm khoai tây có chứa một loại chất glyco-alkaloid (solanine), sau khi ăn mầm khoảng 10 phút đến 1 tiếng sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, vùng bụng trên cũng có cảm giác nóng rát hoặc đau, sau đó xuất hiện các triệu chứng nóng dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy.
Ngoài ra, nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở. Người bệnh hoặc thể trạng yếu còn có nguy cơ thể tử vong vì suy tim nặng, tê liệt trung tâm hô hấp.
Do vậy, khi phát hiện khoai tây mọc mầm, cần bỏ đi cho an toàn. Nếu mầm còn nhỏ, sợ lãng phí, bạn không chỉ gọt bỏ mầm khoai tây, khoét sâu xuống dưới. Đặc biệt cần gọt bỏ phần khoai có màu xanh.
Những điều cần chú ý khi chế biến khoai tây:
1. Không ăn vỏ khoai tây
Trong vỏ khoai tây có chứa một độc tố có tên là solanine, nếu như cơ thể hấp thu một lượng lớn chất này sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính.
Chất độc này chủ yếu tập trung ở vỏ khoai tây, vỏ màu đỏ hoặc màu tím nhiều hơn ở vỏ màu vàng, có ánh nắng chiếu vào sẽ khiến cho vỏ xanh hơn hoặc tím thẫm hơn.
Vì thế khi chế biến phải bỏ vỏ, đặc biệt là phải gọt bỏ sạch phần vỏ đã biến màu xanh, bởi vì ngay cả khoai tây sau khi chín mới bỏ vỏ cũng có thể khiến cho 10% chất solanine có trong vỏ ngấm vào phần thịt củ khoai tây.
2. Không ăn khoai tây đã để lâu
Khoai tây để lâu có chất solanine, nếu như thường xuyên ăn khoai tây có hàm lượng chất solanine cao sẽ dẫn đến trúng độc.
3. Không ăn khoai tây để đông lạnh
Khoai tây nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không được bảo quản khoai tây đông lạnh, cũng như không ăn khoai tây đã để đông lạnh.
4. Khoai tây màu xanh lá
Củ khoai có màu này rất độc hại, bạn nên cẩn thận khi ăn chúng. Khoai tây chuyển sang màu xanh lá sau khi chúng đã tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Nếu củ khoai vẫn còn rắn, bạn có thể cắt bỏ phần màu xanh và ăn phần còn lại. Nếu như nó đã mềm hoặc bị teo, tốt nhất là nên vứt nó vào sọt rác.
Cách tốt nhất để nấu khoai tây:
Nướng một củ khoai tây có lẽ là cách tốt nhất để tiêu thụ loại rau này. Nướng hay bỏ lò khoai tây sẽ có lượng chất dinh dưỡng bị mất đi thấp nhất. Cách tiếp theo bạn nên chế biến khoai tây là hấp, lượng chất dinh dưỡng bị mất đi ít hơn nhiều so với luộc. Luộc khoai tây đã gọt vỏ sẽ khiến cho một lượng chất dinh dưỡng quan trọng bị mất đi, do nhiều loại chất dinh dưỡng có thể dễ dàng tan trong nước.
Trang Dung (t/h)