Dưới đây là các loại thực phẩm nên dùng để làm tăng cường miễn dịch:
Nấm: Chứa axit béo không bão hòa và một lượng lớn chất có thể chuyển hóa thành vitamin D, giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Việc ăn nấm thường xuyên giúp kháng virus tự nhiên, phòng bệnh do virus gây ra.
Trong nấm còn chứa polysaccharides – một loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Bạn có thể sử dụng nấm hương, nấm maitake, nấm linh chi để tăng sức đề kháng và phòng chống các bệnh viêm đường hô hấp.
Khoai lang: Đây là nguồn cung cấp vitamin A lý tưởng nhất – đáp ứng tới 561% giá trị dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Vitamin A trong khoai lang sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ da và niêm mạc bên trong hệ tiêu hóa/phổi.
Nghệ, gừng: Vì nhiều loại virus chẳng hạn như Corona có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, nên việc ăn nghệ, gừng thường xuyên là biện pháp giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm bệnh.
Thịt bò, thủy hải sản
Trong thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao có lợi cho việc phòng chống một số chứng bệnh do virus gây ra. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua các món ăn từ thịt gà vì nó chứa nhiều chất bổ, vị ngọt, tính ấm, ngăn ngừa tích nước trong người. Các loại thủy hải sản có vỏ như nghêu, cua, sò, hàu, tôm hùm,… rất giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… cũng rất có lợi cho sức khỏe.
Trái cây họ cam, quýt: Thông thường, khi cảm cúm, cảm lạnh, hầu hết người bệnh đều chọn cách bổ sung vitamin C qua các loại trái cây họ cam, quýt. Đây là việc làm đúng đắn vì vitamin C có khả năng tăng cường bạch cầu, cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Đu đủ: Cũng là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C, đu đủ còn có chứa papain – một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và axit folic – những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch.
Súp lơ xanh: Thành phần trong súp lơ xanh chứa nhiều vitamin A, C, E và sulforaphane sẽ giúp kích hoạt các yếu tố bảo vệ chống oxy hóa trong cơ thể.
Mật ong
Một trong những tác dụng phổ biến của mật ong là kháng viêm, giúp giảm nhẹ triệu chứng thường gặp ở vùng họng như viêm họng, đau rát, ngứa họng – những nguyên nhân ban đầu của chứng viêm phổi.
Bạn có thể thêm một chút mật ong vào nước chanh, cam, uống vào mỗi sáng để cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Cũng đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày, bởi khi bị mất nước, cơ thể bạn sẽ không còn khả năng chống bệnh như bình thường.
Bột yến mạch và sữa chua
Cũng như các loại ngũ cốc khác, bột yến mạch chứa vitamin E dồi dào, đồng thời chứa polyphenol – chất chống oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch.
Nếu chưa biết ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể thì thực phẩm lên men, điển hình là sữa chua là một gợi ý lý tưởng. Trong sữa chua có chứa men vi sinh có lợi, thúc đẩy các kháng khuẩn trong cơ thể và canxi, vitamin D, kali, các loại protein tốt cho sức khỏe. Bạn nên chọn sữa chua không đường hoặc tự làm sữa chua tại nhà vừa bổ dưỡng lại an toàn, hợp vệ sinh.
Tỏi
Tỏi đứng đầu trong danh sách thực phẩm đề phòng cảm cúm, kháng khuẩn virus. Các nhà khoa học tin rằng hầu hết lợi ích sức khỏe của nó đến từ các hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh hình thành khi một tép tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát hoặc nhai. Các hợp chất này khi đi vào cơ thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tỏi chứa ít calo nhưng giàu vitamin C, vitamin B6 cùng nhiều nhiều chất dinh dưỡng có ích cho hệ xương như kẽm, mangan. Tỏi sản sinh allicin kích thích các tế bào bạch cầu và các tế bào miễn dịch giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus cảm lạnh và cúm cũng như hỗ trợ giảm viêm.
Thịt gà
Thịt gà có chứa nhiều vitamin nhóm B giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa hệ tiêu hóa. Đặc biệt nguồn vitamin B6 dồi dào ở thịt gà rất quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp đốt cháy mỡ, loại bỏ các chất ứ trong cơ thể.
Ngoài ra, thịt gà khi luộc sẽ giải phóng gelatin, chondroitin và các chất dinh dưỡng khác giúp ích cho đường ruột và hệ miễn dịch của bạn.
Trang Dung (t/h)