“Pháo đài” bất khả xâm phạm của Nga bị tên lửa TOW của Mỹ “chọc thủng” trên chiến trường Syria?

“Pháo đài” bất khả xâm phạm của Nga bị tên lửa TOW của Mỹ “chọc thủng” trên chiến trường Syria?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 12/04/2020 16:45

Những tổn thất của xe tăng ở Syria cho thấy bất kỳ xe tăng nào dù là T-90, M-1 hay Leopard 2, đều dễ bị tổn thương trên chiến trường khi mà các tên lửa điều khiển chống tăng đã sinh sôi nảy nở.

Theo National Interest, các cuộc xung đột đang diễn ra trên khắp Trung Đông ngày nay có thể dẫn đến một thảm họa kinh hoàng cho toàn cầu. Một trong những tác động của các cuộc xung đột này là làm giảm uy tín của các cỗ xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây mà vốn lâu nay vẫn được mệnh danh là pháo đài bất khả xâm phạm.

Xe tăng M1 Abrams của Iraq không chỉ thất bại trong cuộc chiến ở Mosul năm 2014, mà chúng còn bị trao trả lại cho chủ nhân của chúng. Tại Yemen, nhiều chiếc M1 của Saudi đã bị phiến quân Houthi đánh gục.

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia mất nhiều chiếc M60 Patton và M60T Sabra  vào tay người Kurd và ISIS cuối cùng đã triển khai xe tăng Leopard 2A4 đáng sợ do Đức chế tạo. Nhưng rồi vũ khí này cũng bị ISIS phá hủy tám đến mười chiếc trong vài ngày.

Quân sự - “Pháo đài” bất khả xâm phạm của Nga bị tên lửa TOW của Mỹ “chọc thủng” trên chiến trường Syria?

Mặc dù nhiều xe tăng đã được nâng cấp sau quá trình thực chiến nhưng bài học thực sự được rút ra đó là sự thiếu hụt kỹ thuật và thiếu quá trình đào tạo cho người điều khiển cũng như thiếu chiến thuật hợp lý thậm chí còn quan trọng hơn cả một chiếc xe “bất khả xâm phạm”.

Thực tế cho thấy, ngay cả những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực được bọc thép nặng nhất cũng được bảo vệ kém trong các đòn tấn công từ bên hông, phía sau. Trong khi đó, phiến quân với nhiều năm kinh nghiệm chiến đấu đã học được cách phục kích xe tăng chiến đấu chủ lực, đặc biệt là việc sử dụng tên lửa chống tăng tầm xa.

Một trong những xe  tăng danh tiếng thế giới là xe tăng của Nga T-90A. 550 chiếc xe này đóng vai trò là những cỗ xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu của Nga mãi đến khi dòng T-14 Armatas hoàn toàn đi vào hoạt động.

T-90 được hình thành vào những năm 1990. Sở hữu một cấu hình không quá phức tạp với một nhóm điều khiển gồm ba người, T-90A năm mươi tấn nhẹ hơn đáng kể so với M1A2 và Leopard 2 bảy mươi tấn.

Khi can thiệp vào cuộc nội chiến Syria năm 2015 theo lời mời của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Moscow đã chuyển khoảng ba mươi chiếc T-90A cho quân đội Ả Rập Syria và Moscow cũng như nâng cấp T-62M và T-72.

Tuy nhiên, quân đội Syria đã thiệt hại đáng kể cỗ xe bọc thép này, hơn hai nghìn xe bọc thép đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công, đặc biệt là sau khi phiến quân Syria bắt đầu nhận được tên lửa TOW-2A của Mỹ vào năm 2014. Những chiếc T-90 được phân bổ cho sư đoàn 4 Thiết giáp, lữ đoàn Hawks sa mạc (gồm các cựu chiến binh SAA đã nghỉ hưu ) và Tiger Force, một đơn vị tinh nhuệ của SAA sử dụng.

Vào tháng 2/2016, phiến quân Syria đã quay video một tên lửa TOW tấn công xe tăng T-90 ở phía đông bắc Aleppo. Trong đoạn video trên, có vẻ như tên lửa đã bắn trúng vào tháp pháo xe tăng. Loại T-90 được trang bị Shtora – một loại thiết bị được thiết kế để chặn loại tên lửa dẫn đường như TOW. Tuy nhiên, hệ thống này của xe tăng trong đoạn video đã không ngăn được tên lửa hoặc không được kích hoạt.

Mặc dù T-90A vẫn bị các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây đánh bại, nhưng hệ thống phòng thủ của xe được đánh giá là khá hiệu quả trong việc ngăn các tên lửa chống tăng.

Nếu nhìn vào một chiếc T-90A, bạn có thể nhận thấy những “con mắt” kiêu ngạo ở trên một tháp pháo và đây là cách đáng tin cậy để phân biệt xe với những chiếc T-72 được hiện đại hóa tương tự. Những “con mắt” này là các máy chiếu hồng ngoại được thiết kế để gây nhiễu hệ thống nhắm mục tiêu bằng laser của tên lửa.

Các máy chiếu này chỉ là một thành phần trong hệ thống bảo vệ chủ động nhiều lớp của Shtora-1T-90. Hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng có thể phóng ra đám mây che khuất tầm nhắm bắn của tên lửa và xe tăng có thể tự kích hoạt các biện pháp đối phó khác, thậm chí có thể hướng súng xe tăng về hướng kẻ tấn công.

Dù được thiết kế với khả năng bảo vệ cao độ như vậy nhưng xe tăng dường như vẫn bị hạ gục trong nhiều cuộc tấn công.  

Theo chuyên gia quân sự Janovský, trong số ba mươi xe tăng được chuyển cho quân đội Syria, có năm hoặc sáu chiếc T-90A bị tên lửa TOW-2A phá tan trong trận chiến năm  2016 và 2017.

Phiến quân HTS đã bắt giữ hai chiếc T-90 và một chiếc thứ ba bị IS chiếm giữ vào tháng 11/2017. Vào tháng 6/2016, phiến quân Sham Front đã hạ gục một chiếc T-90 bằng TOW-2. Danh sách những lần thất bại trên chiến trường của T-90 còn rất dài và khả năng sẽ còn tiếp tục.

Thực sự, Nga được cho là đang có kế hoạch nâng cấp T-90As, dòng xe kém tiên tiến hơn T-90MS đang phục vụ cho quân đội Ấn Độ, thành một biến thể của T-90M với các hệ thống bảo vệ mới, với áo giáp nâng cấp và một khẩu pháo chính 2A82 mạnh hơn.

Cuối cùng, những tổn thất của xe tăng ở Syria cho thấy bất kỳ xe tăng nào dù là T-90, M-1 hay Leopard 2, đều dễ bị tổn thương trên chiến trường khi mà các tên lửa điều khiển chống tăng đã sinh sôi nảy nở.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.