Quốc hội thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 10/11/2022 | 08:57
0
Với 443 ý kiến tán thành, chiếm 88,96% tổng số đại biểu Quốc hội, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã chính thức được thông qua.

Sáng 10/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là dự án Luật thứ 2 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV.

Trước khi các ĐBQH bấm nút thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo đó, về việc điều chỉnh việc thực hiện dân chủ ở cơ sở ở tổ chức có sử dụng lao động, do còn có ý kiến khác nhau nên để bảo đảm thận trọng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở do nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh.

Trong đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tập trung quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước.

Tiêu điểm - Quốc hội thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng (Ảnh: Quochoi.vn).

Đối với doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước thì thực hiện theo các quy định chung tại Chương I của Luật này; đồng thời dẫn chiếu thực hiện theo pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (Điều 82).

Phương án tiếp thu như trên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng nhiều mặt và nhận được sự đồng thuận của Chính phủ, đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội (lần thứ hai) cho thấy đa số đại biểu tán thành với quy định như dự thảo Luật.

Về việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân và tên gọi của Ban Thanh tra nhân dân, ông Tùng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng tiếp tục quy định việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước như hiện nay; không quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp và tổ chức khác có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

Do vấn đề đổi tên của chế định này chưa nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội cho giữ tên gọi là “Ban Thanh tra nhân dân” như hiện hành nhưng chức năng, nhiệm vụ của Ban này gồm kiểm tra, giám sát như ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Về bố cục của dự thảo Luật, sau khi tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật có 06 chương, 91 điều, giảm 01 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

Trong đó, Chương IV của dự thảo Luật về việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động được bố cục thành 2 mục. Mục 1 quy định cụ thể về việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước gồm 4 tiểu mục, Mục 2 gồm 1 điều quy định về việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

Tiêu điểm - Quốc hội thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Hình 2).

Các ĐBQH bấm nút thông qua dự án Luật (Ảnh: Quochoi.vn).

Về nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở và quyền thụ hưởng của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu các ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc “việc thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động không được làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức có sử dụng lao động”; bổ sung quyền thụ hưởng kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của công dân.

Đối với ý kiến về hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chủ yếu tập trung vào việc theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật của chủ đầu tư về chỉ giới đất đai và sử dụng đất, quy hoạch mặt bằng chi tiết phương án kiến trúc, xây dựng, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; việc thực hiện công khai thông tin trong quá trình đầu tư,… mà không đi sâu vào các vấn đề có tính chi tiết, kỹ thuật.

Trên cơ sở đó phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống của cộng đồng hay những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, của cộng đồng…

Kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 443 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 88,96%. Như vậy, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã chính thức được thông qua với tỉ lệ tán thành cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trong 5 dự án Luật được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp này, dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là luật mới, lần đầu được xem xét thông qua, là dấu ấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV trong việc kịp thời thể chế hóa đường lối Đại hội Đảng lần thứ XIII và định hướng chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ khóa XV.

Cần đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án gây bức xúc

Thứ 4, 09/11/2022 | 09:04
Liên tiếp xảy ra các thảm án, gần đây nhất là vụ việc 3 cô con gái dùng xăng đốt nhà mẹ đẻ không chỉ gây nhức nhối bức xúc, còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh.

ĐBQH vạch trần “vở kịch” quân xanh, quân đỏ trong đấu thầu  

Thứ 3, 08/11/2022 | 15:55
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy đã chỉ ra 5 "chiêu trò" để thông thầu, thổi giá trong hoạt động đấu thầu thời gian vừa qua.

Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng về kìm chế lạm phát

Thứ 7, 05/11/2022 | 19:55
“Giữ ổn định vĩ mô rất quan trọng, trong đó phải tìm điểm cân bằng giữa tăng trưởng - lạm phát - việc làm”, Thủ tướng trả lời ĐBQH.
Cùng tác giả

Hoá chất Đức Giang báo lãi giảm sâu, có gần 9.500 tỷ đồng gửi ngân hàng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:40
Khoản tiền gửi ngắn hạn gần 9.500 tỷ đồng - chiếm 2/3 tổng tài sản của Hoá chất Đức Giang giúp công ty thu về hơn 165 tỷ đồng doanh thu tài chính trong quý I/2024.

Dầu khí Nhơn Trạch 2 lỗ kỷ lục kể từ khi niêm yết

Thứ 2, 22/04/2024 | 16:13
Quý I/2024, Dầu khí Nhơn Trạch 2 lỗ sau thuế 158 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ kỷ lục của công ty kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Dầu khí Nam Sông Hậu tiếp tục báo lỗ, tiền mặt chỉ hơn 16 tỷ đồng

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:47
Kết quả kinh doanh quý I/2024 của Dầu khí Nam Sông Hậu biến động mạnh khi doanh thu giảm 88%, lỗ sau thuế 29 tỷ đồng - nối dài mạch lỗ quý thứ hai liên tiếp.

Thủ tướng: Thanh tra, xử lý nghiêm trường hợp tiêu cực, thổi giá vàng

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:39
Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế.

Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thứ 7, 20/04/2024 | 16:05
Thủ tướng nhấn mạnh trong năm nay phải củng cố năng lực truyền tải điện, tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.

Thủ tướng: Thanh tra, xử lý nghiêm trường hợp tiêu cực, thổi giá vàng

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:39
Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.