Quy định cụ thể điều kiện đầu tư kinh doanh hoạt động dịch vụ lưu trữ

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 24/05/2024 | 10:46
0
UBTVQH cho biết, hoạt động dịch vụ lưu trữ là hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, liên quan đến tài liệu lưu trữ là tư liệu lịch sử của quốc gia.

Phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ

Sáng 24/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, có ý kiến đề nghị quy định tài liệu lưu trữ ở cấp xã là nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, ý kiến của đại biểu Quốc hội là xác đáng. Qua khảo sát thực tế tại một số địa phương cho thấy, khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, chủ yếu là tài liệu chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành thuộc lĩnh vực hộ tịch, đất đai và tài liệu hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, bao gồm cả tài liệu lưu trữ vĩnh viễn.

Trong khi đó, nguồn lực về con người và cơ sở vật chất cho công tác lưu trữ tại cấp xã rất hạn chế dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm, tài liệu bị hư hỏng, thất thoát.

Đối thoại - Quy định cụ thể điều kiện đầu tư kinh doanh hoạt động dịch vụ lưu trữ

Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

"Vì vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội quy định tài liệu lưu trữ vĩnh viễn của cấp xã thuộc nguồn nộp vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh. Đồng thời, chỉnh lý quy định tại Điều 18 về cơ quan, tổ chức nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước để bảo đảm tính thống nhất", ông Cường nêu.

Về thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử, một số ý kiến đề nghị rút ngắn thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử, cụ thể: Đối với tài liệu lưu trữ số, thời hạn tối đa là 30 tháng; đối với tài liệu lưu trữ giấy, thời hạn tối đa là 05 năm, tính từ năm kết thúc công việc.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý quy định về thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử tối đa là 05 năm, nhưng tính từ năm tài liệu được nộp vào lưu trữ hiện hành và áp dụng thống nhất cho cả tài liệu giấy và tài liệu số với các lý do:

Việc rút ngắn thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận thông tin của công dân và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ; Hạn chế tình trạng thất thoát tài liệu lưu trữ vĩnh viễn và giúp bảo quản tài liệu lưu trữ tốt hơn;

Đối với các tài liệu cần sử dụng thường xuyên do đặc thù hoạt động của các cơ quan, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tài liệu lưu trữ của ngành quốc phòng, công an, Bộ Ngoại giao do các Bộ trực tiếp quản lý (khoản 3 Điều 10) vàtài liệu lưu trữ vĩnh viễn của một số lĩnh vực chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của luật chuyên ngành có liên quan nhưng phải nộp vào lưu trữ lịch sử trong thời hạn tối đa là 30 năm kể từ năm nộp vào lưu trữ hiện hành (khoản 3 Điều 17);

Tài liệu chứa bí mật nhà nước chỉ được nộp vào lưu trữ lịch sử sau khi đã được giải mật (khoản 6 Điều 17).

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Về hoạt động dịch vụ lưu trữ, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể điều kiện kinh doanh trong Luật. Ý kiến khác đề nghị đánh giá kỹ sự cần thiết, không quy định hoạt động dịch vụ lưu trữ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

UBTVQH cho biết, hoạt động dịch vụ lưu trữ là hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, liên quan đến tài liệu lưu trữ là tư liệu lịch sử của quốc gia, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, do đó cần có sự quản lý chặt chẽ.

Mặc dù Luật Đầu tư hiện hành không quy định hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Điều 36 của Luật Lưu trữ hiện hành đã quy định tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ phải đáp ứng các điều kiện nhất định, thực chất là điều kiện đầu tư kinh doanh.

Đối thoại - Quy định cụ thể điều kiện đầu tư kinh doanh hoạt động dịch vụ lưu trữ (Hình 2).

Quang cảnh phiên họp.

Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định hoạt động dịch vụ lưu trữ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Chính phủ trình; đồng thời, bổ sung vào dự thảo Luật một số quy định cụ thể về điều kiện đầu tư kinh doanh để bảo đảm minh bạch và giao Chính phủ quy định chi tiết một số điều kiện có tính kỹ thuật, chuyên ngành về lưu trữ như thể hiện tại Điều 53 và Điều 54 của dự thảo Luật.

Về bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, có ý kiến đề nghị rà soát tiêu chí xác định tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt để tránh trùng lắp với tiêu chí xác định bảo vật quốc gia; bổ sung quy định cụ thể về tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia bảo đảm thống nhất với Luật Di sản văn hóa.

Về nội dung này, UBTVQH cho biết, trên cơ sở kế thừa một số quy định về tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Luật Lưu trữ hiện hành, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan đã phối hợp rà soát kỹ lưỡng nội hàm của từng tiêu chí xác định tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, bảo đảm tính toàn diện và phù hợp với tính chất của tài liệu lưu trữ.

Theo đó, tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt phải đáp ứng một trong các tiêu chí về nội dung quy định tại khoản 2 và một trong các tiêu chí về hình thức, xuất xứ quy định tại khoản 3 Điều 38 của dự thảo Luật; phân định rành mạch với tiêu chí xác định bảo vật quốc gia (phải đáp ứng đầy đủ 03 tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 41a của Luật Di sản văn hóa.

Đối với ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định cụ thể về tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia, bảo đảm thống nhất với Luật Di sản văn hóa, UBTVQH nhận thấy, tài liệu lưu trữ là đối tượng điều chỉnh của Luật Lưu trữ nên việc thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ.

Trong đó, có hoạt động bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trước hết phải tuân thủ quy định của Luật Lưu trữ; trường hợp tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Luật Lưu trữ, còn phải tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hóa.

Vì vậy, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan rà soát các quy định về quản lý, bảo quản, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt với các quy định tương ứng về bảo vật quốc gia trong Luật Di sản văn hóa hiện hành và dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để chỉnh lý Điều 3 của dự thảo Luật, theo đó bổ sung khoản 2 vào Điều 3 của dự thảo Luật với nội dung “Trường hợp tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc công nhận, ghi danh hình thức khác theo quy định của Luật Di sản văn hóa và luật khác có liên quan thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Luật này, còn phải thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa và luật khác có liên quan. Trường hợp mang tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia ra nước ngoài phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

Đề nghị dành mọi ưu tiên cứu chữa nạn nhân vụ cháy ở Hà Nội

Thứ 6, 24/05/2024 | 08:44
Liên quan đến vụ cháy ở Trung Kính, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các lực lượng nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương.

Nghịch lý thiếu giáo viên nhưng vẫn tinh giản biên chế "theo lộ trình"

Thứ 5, 23/05/2024 | 19:26
ĐBQH nêu, thiếu giáo viên so với định mức được giao ảnh hưởng đến việc phân công giảng dạy tại các trường, một số giáo viên phải giảng dạy trái chuyên môn.

ĐBQH kiến nghị đưa kinh doanh hàng không "quay về bản chất thực"

Thứ 5, 23/05/2024 | 18:56
ĐBQH Huỳnh Thị Phúc đặt câu hỏi về việc tình trạng vé máy bay tăng cao, khan hiếm vé máy bay xảy ra thường xuyên trong khi hãng hàng không quốc gia vẫn báo lỗ?
Cùng tác giả

Xóa tư cách chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi với ông Lê Viết Chữ

Chủ nhật, 16/06/2024 | 15:42
Thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Lê Viết Chữ do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Ban hành danh mục thuốc, nguyên liệu thuốc xác định mã số hàng hóa

Chủ nhật, 16/06/2024 | 15:42
Bộ Y tế ban hành 14 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người và mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa.

Tăng khả năng tiếp cận thuốc chất lượng, giảm giá thành thuốc

Chủ nhật, 16/06/2024 | 11:17
Tăng cường đảm bảo nguồn cung thuốc, giúp cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng, chữa bệnh của người dân.

Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025

Chủ nhật, 16/06/2024 | 09:44
Quốc hội xem xét báo cáo giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.

Bác sĩ nêu cách xử trí khi trẻ bị sốc nhiệt trong xe hơi đóng kín

Chủ nhật, 16/06/2024 | 09:43
Mùa hè nhiệt độ thường rất cao, để trẻ ngồi một mình trong xe ô tô, bỏ quên trẻ trên xe ô tô... là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốc nhiệt.
Cùng chuyên mục

Bế mạc phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ 5, 13/06/2024 | 19:27
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với các cơ quan của Chính phủ tập trung cao độ tiếp thu, chỉnh sửa toàn diện các dự thảo Luật, Nghị quyết.

Đề nghị bổ sung dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn

Thứ 5, 13/06/2024 | 13:46
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào dự thảo Luật nhằm tăng cường công tác quản lý.

Thống nhất trình Quốc hội quyết định giảm 2% thuế VAT đến hết 2024

Thứ 5, 13/06/2024 | 13:45
Theo dự thảo Nghị quyết, giảm 2% thuế suất thuế VAT áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa.

Chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa làm cao tốc Bắc-Nam

Thứ 5, 13/06/2024 | 11:24
UBTVQH thống nhất về mặt nguyên tắc việc điều chỉnh Nghị quyết số 273 về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa.

Những điểm mới của dự thảo Luật Dược sửa đổi, bổ sung

Thứ 4, 12/06/2024 | 14:30
Với những điểm mới tại dự thảo Luật, kỳ vọng giúp cho ngành dược tiếp tục phát triển mạnh mẽ, công tác đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn.