Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết "sạn"?

Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết "sạn"?

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 3, 28/02/2023 15:22

Sách giáo khoa vẫn là nguồn học liệu chính để học sinh sử dụng, tuy nhiên lại không khó tìm ra những lỗi sai cơ bản trong cuốn sách này.

Không phải ngẫu nhiên câu chuyện sách giáo khoa (SGK) có lỗi sai liên tục được đề cập trên các hội thảo, diễn đàn. Dù được phản ánh nhiều lần nhưng các bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam vẫn luôn bị vướng phải những lỗi sai gây khó khăn cho người học và người dạy.

Không thống nhất nội dung trong sách

Năm học 2022-2023 khi triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với khối lớp 3,7,10 thì đến hẹn lại lên, hàng loạt “sạn” trong các SGK của những lớp này lại được tìm ra dễ dàng.

Cuối tháng 10/2022 vừa qua, khi giáo viên dạy đến bài 5, chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đã phát hiện phần chú thích các kim loại trong tự nhiên trong sách Hóa học lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo, có sự nhầm lẫn.

Cụ thể, ở hai cuốn SGK như nhau, minh họa giống nhau và cùng của Nhà xuất bản Giáo dục nhưng chú thích không thống nhất. Một cuốn in tại quận 3, Tp.HCM, nộp lưu chiểu tháng 5, cuốn còn lại in ở thành phố Long Xuyên, An Giang, nộp lưu chiểu tháng 7.

Ảnh minh họa ở trang 35 của hai cuốn SGK biểu thị ba khối kim loại gồm đồng (copper), bạc (silver) và vàng (gold) đặt cạnh nhau. Phần chú thích trong ảnh của cuốn in tại Tp.HCM ghi nhầm vàng là copper và đồng là gold.

Cùng với đó, ngoài thời gian in không giống nhau, nhìn bên ngoài, màu sắc của sách cũng khác nhau.

Giáo dục - Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết 'sạn'?

Chú thích ảnh các kim loại đồng (copper) và vàng (gold) trong tự nhiên ở 2 quyển SGK Hóa học 10, bộ Chân trời sáng tạo khác nhau (Ảnh: Lý Hải Đăng).

Chưa dừng lại lỗi sai, trong sách Khoa học tự nhiên 7, bộ Chân trời sáng tạo cũng có "sạn" khi hình minh họa trang 24, 25, 26, bài 4 (Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) không có sự nhất quán về màu và chú thích của nguyên tố H (hydrogen).

Tại trang 24, hình 4.2 (Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học), nguyên tố H được in màu hồng, là nguyên tố phi kim. Tuy nhiên ở hình 4.4 (Các chu kỳ nhỏ trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học) và hình 4.5 (Một số nhòm nguyên tố trong bảng tuần hoàn), nguyên tố H lại có màu xanh lá, là kim loại. Ở đây có  thể thấy rõ, hình 4.4 và 4.5 đã in sai, in đúng phải là H (Hydrogen) màu hồng vì đó là nguyên tố phi kim.

Giáo dục - Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết 'sạn'? (Hình 2).
Giáo dục - Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết 'sạn'? (Hình 3).

Cùng một nguyên tố nhưng ở trang 24 và 25 lại khác nhau.

Chú thích khó hiểu, cung cấp sai kiến thức

Đối với môn Ngữ văn, môn học được cho là mắc phải nhiều lỗi sai nhất, ngoài nội dung, cách trình bày, hiện nay nhiều giáo viên dạy lớp 6, lớp 7 còn bối rối với bộ sách Chân trời sáng tạo.

Một số đoạn văn được giảng dạy hiện nay có một số chú thích về tác phẩm chưa rõ ràng, cụ thể. Hình ảnh, tiểu sử tác giả được đặt ở cuối các bài học nên dễ gây hiểu lầm.

Thông thường, việc trích dẫn câu nói, đoạn văn cần phải chú thích rõ lấy từ nguồn nào, ghi đầy đủ tên tác giả, tác phẩm để thể hiện sự tôn trọng với tri thức người viết cũng như tạo sự thuận lợi cho người dạy và học. Tuy nhiên, một số bài học ở môn Ngữ văn, bộ sách Chân trời sáng tạo có cách chú thích khiến khó hiểu, không rõ ràng.

Giáo dục - Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết 'sạn'? (Hình 4).
Giáo dục - Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết 'sạn'? (Hình 5).

Cùng một bài trong Ngữ văn 7 tập 2, bộ Chân trời sáng tạo cách chú thích tác phẩm hoàn toàn không giống nhau.

Tiếp nối những lỗi sai, ngày 29/5/222, một nhóm giáo viên dạy bậc trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Trị thông tin bài "Trái Đất - cái nôi của sự sống" sách Ngữ văn 6, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống đã có nội dung gây hiểu lầm.

Cụ thể, trong bài có câu: "Trái Đất là một trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời (gồm sao Thủy, sao Kim, sao Mộc, sao Thổ, sao Hỏa, Trái Đất, sao Thiên Vương, sao Hải Vương - tính theo thứ tự từ Mặt Trời ra ngoài).

Nhóm giáo viên cho rằng sách viết như thế này thì giáo viên và học sinh hiểu rằng Trái đất là hành tinh nằm thứ 6 trong hệ mặt trời trong khi theo các nghiên cứu Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên dạy môn Ngữ văn còn thông tin thêm, cuốn sách này biên soạn thiếu tính khoa học, thậm chí sai lệch kiến thức.

Giáo dục - Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết 'sạn'? (Hình 6).
Giáo dục - Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết 'sạn'? (Hình 7).
Giáo dục - Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết 'sạn'? (Hình 8).

Tên tác giả nước ngoài phiên âm không thống nhất trong sách Ngữ văn 6 tập 2 bộ Kết nối tri thức.

Những nội dung kể trên chỉ là một vài ví dụ nhỏ cho những lỗi biên soạn SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, sách của đơn vị này còn liên tục gặp phản ánh liên quan đến việc viết hoa không thống nhất. Hay như nhiều bài học ghi tên tác giả nước ngoài không giống nhau, mỗi từ viết một kiểu trong sách Ngữ văn 6 tập 2 bộ Kết nối tri thức.

Ví dụ, có tác giả thì sách ghi tên phiên âm kèm tên gốc như: Bét-ti Xmít (Betty Smith), nhưng có tác giả chỉ ghi mỗi tên phiên âm là Rơ-nê-gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê, Ét-ga Mô-ranh.

Mặc dù đến nay, SGK không còn là pháp lệnh, nhưng đây vẫn là nguồn kiến thức chuẩn, thống nhất để cho học sinh và giáo viên sử dụng. Việc liên tiếp có những lỗi sai khiến gây ra lãng phí và ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.