Sự thật người cụt chân, tay có bằng lái xe ở Bình Định

Sự thật người cụt chân, tay có bằng lái xe ở Bình Định

Thứ 2, 26/08/2013 | 11:36
0
“Kêu người tàn tật dựng cảnh lái xe để quay phim làm phóng sự Người tàn tật vượt khó và hứa hẹn có người giúp đỡ; nhờ một thương binh hạng nhất lái xe để quay cảnh Thương binh tàn mà không phế để làm gương và rồi biến họ thành trò đùa của sự nguy hiểm trong khi họ chẳng làm thế bao giờ”.

Đây là nội dung văn bản của Ban ATGT tỉnh Bình Định phản ứng về một phóng sự phát trên sóng của Đài PT-TH Bình Định, sau đó được VTV1 phát trên chương trình Thời sự buổi sáng ngày 28/6.

Phóng sự có tiêu đề “Ai chắp cánh cho thần chết” được phát trên Đài PT - TH Bình Định ngày 29/1/2013 (13 phút, 45 giây) và phát trích đoạn lại trên Đài THVN vào chương trình Tin tức giao thông sáng ngày 28/6, nói về một người cụt cả hai chân, một người cụt tay nhưng vẫn được cấp bằng lái và lái xe ô tô bình thường. PV tìm về địa bàn Bình Định và xác minh thực hư câu chuyện này.

Xã hội - Sự thật người cụt chân, tay có bằng lái xe ở Bình Định

Ông Nhung chỉ ở nhà phụ vợ chặt đá lạnh, không lái xe chở đá đi bán

“Người cụt lái xe”

Sáng 28/6, Đài THVN phát phóng sự “Ai chắp cánh cho thần chết”. Người xem phóng sự rùng mình khi nhìn thấy cảnh một người cụt hai chân vẫn lái xe khách băng băng qua chặng đường hàng trăm cây số để mưu sinh; ở cảnh kế tiếp, một người cụt cánh tay tận nách vẫn lái xe tải đồ sộ bon bon hàng ngày trên đường để lo miếng ăn gia đình.

Những ngày sau đó, cả hai nhân vật trong phóng sự vô cùng phẫn nộ khi bạn bè, người thân khắp cả nước gọi điện về bảo không được lái xe, gây nguy hiểm cho người đi đường. Hai nhân vật trong đoạn phóng sự gồm: ông Đinh Dương Hải (SN 1962) ngụ tại số 41, Tô Ngọc Vân (P.Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định), thương binh 1/4 (hạng đặc biệt), bị cụt cả hai chân và người còn lại là anh Nguyễn Văn Nhung (SN 1968) cụt 1 cánh tay phải từ nhỏ do máy xát gạo cứa), hiện ngụ tại thôn Phụ Đức, thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn - Bình Định).

Thương binh Đinh Dương Hải bức xúc: “Tui đã cáu giận với bạn bè ở Sài Gòn, Ninh Thuận và cả Hà Nội khi họ gọi điện câu cửa miệng dặn dò mình đủ thứ và khuyên không nên lái xe khách gây nguy hiểm cho hành khách và người đi đường khi các bộ phận thân thể không trọn vẹn. Tôi bị sốc vì điều đó. Nhưng giải thích không ai tin, tui bảo là mình bị cụt hai chân, sao lái xe khách mà xe khách nhà tui cũng bán cách đây 10 năm rồi lấy đâu mà chạy, tui ở nhà và phụ vợ con buôn bán. Và khi họ nói trên truyền hình nói vậy và họ nhận ra tui dù đã bị che mặt” - ông Hải ngậm ngùi.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Nhung, một cánh tay cụt đến tận nách không có khả năng sử dụng nhưng vẫn có thể dùng nó để quay bàn số chiếc xe tải do chính vợ ông điều hành hàng ngày quanh thị trấn Bồng Sơn. Ông Nhung nói: “Trước đây, khi gia đình quá cực mới dựng xưởng đá lạnh để bán, vợ tui đi vắng tui xách xe tập tành quanh nhà và một hôm chạy ra đường thì bị công an huyện bắt ngay. Ngày đó (9/8/2011) tui đã ký vào cam kết không bao giờ lái xe sau khi được Công an huyện Hoài Nhơn giải thích kỹ sự nguy hiểm”.

Nhờ “đóng phim” thành phóng sự

Ông Hải kể, khoảng tháng 6/2012, một phóng viên của Đài PT-TH Bình Định tìm đến nhà qua lời giới thiệu của người hàng xóm, nhờ tui đóng giúp vai một nhân vật lái xe để làm phim cho chương trình Thương binh tàn mà không phế để phát đúng dịp ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 năm ngoái. Tui không đồng ý, vì cho rằng mình bị cụt cả hai chân mà vẫn lái xe để làm gương cho người khác là không hợp lý.

Tuy nhiên, sau đó phóng viên kia lại tìm đến năn nỉ, và chỉ nhờ ngồi lên xe của họ và lái một đoạn đường, không ảnh hưởng gì hết nên tui đồng ý dùng chân giả lắp vào và ngồi lên xe du lịch 7 chỗ của ông phóng viên và lái một đoạn khoảng 1 cây số rồi xuống xe về nhà.

Trao đổi với PV, ông Hải cho biết, gia đình ông từng có một chiếc xe khách chạy tuyến Quy Nhơn - Đà Nẵng cách đây 10 năm, nhưng ông thuê cả người lái lẫn phụ xe và họ có đầy đủ giấy tờ để điều hành xe khách. Bản thân ông cũng có ngồi lên xe một vài lần để lái bằng chân giả vì ông đã biết lái xe từ thời còn đi lính nhưng chưa tham gia điều khiển chở khách bao giờ như phóng sự trên đài đưa tin. Và sau khi bán chiếc xe khách, gia đình ông cặm cụi làm ăn và buôn bán lặt vặt để sống, chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp nhà nước giành cho người thương binh, chứ không kinh doanh xe khách nữa.

“Tui hối hận ghê gớm, vì tin người vô tình một người thương binh như tôi lại làm ảnh hưởng đến gia đình, con cái đang đi học, những bạn bè thời chiến và hơn hết là người dân. Bạn bè tui không hài lòng, muốn tìm đến nhà phóng viên kia hỏi cho ra nhẽ nhưng tui thấy còn pháp luật, còn có các ngành chức năng. Tui tin vào điều đó, và chờ đợi…” - ông Hải chia sẻ.

Có mặt tại xưởng đá lạnh (cũng là nhà ở) của anh Nguyễn Văn Nhung tại thị trấn Bồng Sơn. Anh Nhung tỏ vẻ ái ngại khi tiếp PV, anh than: “Tui cũng vì lời dụ ngọt của người hàng xóm được giới thiệu là người thân của anh nhà báo nên đồng ý ngồi lên xe lái một đoạn để họ quay phim với mong muốn được sự trợ giúp của xã hội. Ai dè, điều đó lại trái ngược với mong muốn, làm ảnh hưởng tới các ngành chức năng”.

Anh Nhung kể lại, khi nghe nhà báo nói nhờ ngồi lên xe nhà lái một đoạn để quay phim, phát cho chương trình Người tàn tật vượt khó, để họ kêu gọi sự trợ giúp của các nhà hảo tâm nên mừng, tưởng thật. “Nghĩ là mình đã khổ, chịu khó bao nhiêu năm chắc cũng có nhiều sự đồng cảm trợ sức để tiếp tục làm ăn nên trốn công an lái một đoạn giúp nhà báo. Sự việc như ngày hôm nay, một phần do chính tôi, tôi cam chịu phận nghèo để giúp vợ làm ăn chứ không trông đợi gì nữa. Lòng tham của tui quay lại hại tui rồi đó” - anh Nhung than vãn.

Qua xác minh của phóng viên, có thể khẳng định cả hai nhân vật trong phóng sự, một người biết lái xe từ thời chiến trường, một người vì mưu sinh nên tự mày mò, tập tành và biết lái nhưng cả hai đều không tham gia điều khiển xe ô tô hàng ngày để mưu sinh như phóng sự đã nói.

Xã hội - Sự thật người cụt chân, tay có bằng lái xe ở Bình Định (Hình 2).

Thương binh Hải không đồng tình với việc làm của nhà báo, gây ảnh hưởng tới gia đình và người thân

Cả hai không có giấy phép lái xe

Đáng chú ý, phóng sự còn cho biết cả hai nhân vật trên đều được cấp giấy phép lái xe. Vì thế, sau khi phóng sự phát, Ban ATGT Bình Định vào cuộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Giám đốc Sở GTVT kiểm tra, báo cáo để xử lý.

Ông Nguyễn Quả - chánh thanh tra Sở  GTVT Bình Định cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi chia thành nhiều nhóm, phối hợp với công an địa phương trực tiếp đi tìm hiểu sự thật”. Ngày 2/7, ông Đinh Dương Hải có đơn gửi Công an TP Quy Nhơn và Thanh tra Sở GTVT Bình Định với nội dung: “Khoảng tháng 6/2012, ông Dũng Chinh, PV Đài PT-TH Bình Định thông qua ông Vương nhờ ông lái xe làm phóng sự nhân ngày 27/7 với chủ đề “Thương binh tàn mà không phế” nhưng tôi không đồng ý với lý do bị cụt hai chân, lại không có giấy phép lái xe. Đến cuối tháng 6/2012, một lần nữa PV Dũng Chinh lại đến năn nỉ và tôi đồng ý ngồi lên xe 7 chỗ lái để ông Chinh quay phim. Tôi không có xe và không điều khiển xe chạy tuyến Quy Nhơn - Gia Lai như lời bình trên phóng sự”.

Theo ông Quả, qua đối chiếu nội dung, chiếu hình ảnh trên phim thì đúng là ông Hải có ngồi lên chiếc xe 7 chỗ và điều khiển xe khách chạy tuyến Quy Nhơn - Gia Lai nhưng bản chất thì không như lời bình của phóng sự. Tương tự, ông Nguyễn Văn Nhung có một chiếc xe tải mang BKS 77H-2156 do một người tên Nguyễn Đình Thi (cháu ruột ông Nhung đứng tên) và giấy phép lái xe mang tên Võ Thị Liên (vợ ông Nhung). Đích thân ông Nhung không có giấy phép lái xe và đã từng bị Công an huyện Hoài Nhơn tuýt còi, lập biên bản và yêu cầu cam kết không lái xe từ ngày 8/9/2011 - trước thời điểm quay phim 1 năm và ông Nhung chấp hành từ đó.

Ông Nguyễn Quả khẳng định, qua hai sự việc trên, cả hai đều không có giấy phép lái xe và đã được cơ quan chức năng địa phương nghiêm cấm, không cho hoạt động từ những năm trước đây. Nhân vật trong phóng sự được tìm hiểu và khẳng định họ được nhà báo nhờ đóng vai quay phim, dựng cảnh và là người thật chứ việc làm không có thực.

Tuy nhiên, khi phát sóng trên truyền hình, đoạn clip được biến tấu thành “phóng sự báo chí”, để ám chỉ việc quản lý đào tạo lái xe hiện nay còn nhiều lỗ hổng, dẫn tới việc người cụt hai chân, cụt tay cũng được cấp giấy phép lái xe và hàng ngày vẫn lái xe chở khách, xe tải để kiếm sống.

Thật bất ngờ, sau đó phóng sự được chính tác giả gửi dự thi và đạt giải C - giải Báo chí chất lượng cao của năm do Hội Nhà báo tỉnh Bình Định tổ chức. Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

"Ngồi trên cabin với bác tài cụt cả hai chân để tác nghiệp mà tim tôi như đánh lô tô. Xe cứ chạy như cuốn lốc, tai tôi cứ ù ù vẫn cố tiếp nhận lời ông thao thao rằng: “Sau khi ra quân ông nghĩ kế mưu sinh bằng cách gom góp tiền mua chiếc xe cũ 24 chỗ rồi tự mày mò học lái ô tô để đưa đón khách từ Quy Nhơn lên Gia Lai và ngược lại”. Tôi hỏi: “Cụt hai chân mà vẫn lái xe ô tô, ông có gặp phiền phức gì không?”, ông ta trả lời:

“Các ông gác đường thông cảm với người khuyết tật, còn mình thì may có thần đường phù trợ nên chưa bị tử thần gõ cửa”.

Trích lời bình trong phóng sự “Ai chắp cánh cho thần chết?”.

Theo Báo Giao thông vận tải

Nữ thương binh bán vé số lấy tiền xây mộ đồng đội

Thứ 2, 06/05/2013 | 16:16
Cách đây gần 50 năm, người nữ du kích đã có lời hứa danh dự với 20 đồng đội là mai này hòa bình nếu ai còn sống sẽ lo "mồ yên, mả đẹp" cho những người hi sinh.

Bảo vệ được hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ

Thứ 3, 26/02/2013 | 09:41
Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu nhân viên bảo vệ bị thương, bị hy sinh thì được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ.

Người thương binh chống nạng truyền lửa

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
"Mỗi bài học mà tôi giảng là cả một câu chuyện về xương máu mà thế hệ chúng tôi đã đánh đổi để giành lại độc lập cho đất nước, nên các cháu rất hăng say tiếp thu".

Gặp người thương binh băng mình vào đường ray cứu người

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Chỉ trong vòng một năm kể từ ngày băng mình vào đường ray cứu người bị nạn, 12 lần anh trinh sát trẻ Phạm Văn Nhuận phải lên bàn mổ với những cơn đau tê dại, tưởng chừng như không chịu đựng nổi, song anh vẫn cố gắng vượt qua và trở lại đơn vị công tác…

Người thương binh bán nhà làm từ thiện

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Đến huyện Củ Chi (TP.HCM), bạn sẽ được nghe câu chuyện cảm động về một nữ thương binh đã bán hết tài sản, nhà đất để gom tiền lập trung tâm từ thiện nuôi dạy trẻ cô nhi, khuyết tật.

Người thương binh và hành trình 32 năm tìm đồng đội

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Đã hơn 32 năm qua, một người thương binh vẫn âm thầm, đều đặn cho cuộc hành trình vượt núi đi tìm hài cốt liệt sĩ, những đồng đội một thời của mình. Hành trang mang theo của ông là những đùm gạo, cuốc chim, lặng lẽ đi tìm những nơi mà đồng đội ngày xưa của ông đã ngã xuống.